Ung thư vú là căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới và cũng là mối quan tâm, lo lắng của rất nhiều chị em. Tuy nhiên còn nhiều chị em vẫn băn khoăn về việc cần làm gì để có thể phòng ngừa được căn bệnh nguy hiểm này. Hiện nay, tầm soát ung thư vú là phương pháp hữu hiệu nhất để phát hiện bệnh sớm. Một trong số các phương pháp đó có có thể nhắc tới chỉ số xét nghiệm ung thư vú CA 15-3. Đây là xét nghiệm có giá trị hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của bệnh ung thư vú.
Menu xem nhanh:
1. Tầm soát ung thư vú là gì?
Ung thư vú là bệnh lý ác tính có tốc độ phát triển và di căn rất nhanh. Do vậy mà việc tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú có vai trò quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ điều trị khỏi bệnh. Không những vậy, tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm thường ít phức tạp hơn so với chẩn đoán bệnh khi ở giai đoạn muộn. Người mắc ung thư vú giai đoạn sớm có nhiều sự lựa chọn hơn về các cách thức điều trị, hạn chế tác dụng phụ đối với sức khỏe hơn như không vét hạch nách, không cần xạ trị…
Tầm soát ung thư vú là quá trình thực hiện các phương pháp thăm khám với mục đích phát hiện bệnh lý liên quan tới ung thư vú ở giai đoạn sớm, ngay cả khi chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào.
Tầm soát ung thư vú đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Tỷ lệ sống sót của người bệnh mắc ung thư sẽ được nâng cao khi phát hiện ở giai đoạn sớm lên tới 80-90%.
Các phương pháp thường được áp dụng trong tầm soát ung thư vú có thể kể đến như: Khám lâm sàng, xét nghiệm máu – dấu ấn ung thư, siêu âm vú, chụp nhũ ảnh vú… Tùy vào từng từng trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sàng lọc phù hợp.
2. Tổng quan về xét nghiệm ung thư vú 15-3
2.1. Xét nghiệm CA 15-3 là gì?
CA 15-3 (Cancer Antigen 15-3 – kháng nguyên ung thư 15-3) là một protein được sản xuất bởi nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào ung thư vú. CA 15-3 thường được sản xuất bởi các tế bào ung thư, trở thành một dấu ấn ung thư và giúp theo dõi sự phát triển của bệnh. Nồng độ CA 15-3 càng cao thì nguy cơ mắc ung thư vú càng lớn. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp ung thư vú đều có chỉ số CA 15-3 tăng cao. Chỉ số CA 15-3 chỉ tăng khoảng 10% khi bạn mắc ung thư vú giai đoạn đầu và có tới 30% bệnh nhân mắc ung thư vú nhưng chỉ số này không thay đổi.
Nó thường có vai trò quan trọng trong việc điều trị và theo dõi sự di căn, tái phát của khối u. Ngoài ra, chỉ số này cũng có thể tăng ở một số trường hợp như ung thư phổi, xơ gan,…
2.2. Ưu – nhược điểm của xét nghiệm ung thư vú CA 15-3
Xét nghiệm CA 15-3 có tác dụng trong việc theo dõi và điều trị ung thư vú. Ở khoảng thời gian điều trị, lượng CA 15-3 thường xuyên được các bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh. Ngoài ra, để điều trị đạt kết quả cao cần kết hợp với một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
Xét nghiệm CA 15-3 có thể kết hợp với xét nghiệm CEA hay CA 27.29 trong việc điều trị và chẩn đoán xác định đặc điểm của ung thư vú. Trong một số nghiên cứu phương pháp này có thể phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm.
Xét nghiệm này chỉ có nhược điểm duy nhất là không thể chỉ định chính xác ung thư vú ở giai đoạn đầu của bệnh. Khi mà các khối u gây bệnh này có kích thước rất nhỏ và chưa có tình trạng di căn thì chỉ số này rất hiếm khi tăng.
2.3. Giá trị của xét nghiệm ung thư vú CA 15-3
Xét nghiệm CA 15-3 có tác dụng giúp chẩn đoán và đánh giá ung thư vú đã di căn hay chưa. Theo một số nghiên cứu mức độ CA 15-3 có thể tăng ở những khối u lớn và ở giai đoạn ung thư cao hơn. Độ nhạy trong chẩn đoán ung thư vú của chỉ số CA 15-3 phụ thuộc vào ngưỡng 15-3 được lựa chọn:
– Ở ngưỡng 28 U/ml, độ nhạy của ung thư vú là 19 – 22% trước khi phẫu thuật.
– Ở ngưỡng 25 U/ml, độ nhạy của ung thư vú chưa có hạch là 16%, đã có hạch là 54%.
– Ở ngưỡng > 40 U/ml, 100% ung thư vú ở giai đoạn phát triển mạnh và cần can thiệp điều trị kịp thời.
3. Đối tượng cần xét nghiệm ung thư vú sớm
Nếu chị em thuộc một trong nhóm các đối tượng nguy cơ sau thì nên chủ động tầm soát ung thư vú sớm:
– Bản thân đã từng mắc ung thư buồng trứng, ung thư phúc mạc hoặc ung thư vú.
– Gia đình có mẹ/chị/em từng mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc ung thư phúc mạc.
– Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc Estrogen thay thế.
– Có kinh nguyệt sớm trước năm 12 tuổi và mãn kinh muộn sau 55 tuổi.
– Có chế độ ăn uống sử dụng nhiều mỡ động vật chất béo, có thói quen uống nhiều rượu bia…
Những chị em thuộc nhóm nguy cơ cao này nên thực hiện tầm soát ung thư vú từ 6 tới 12 tháng/lần. Và nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện tầm soát ung thư vú.
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là một trong những cơ sở uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao, giúp “bắt” đúng bệnh. Ngoài ra, Thu Cúc TCI rất chú trọng vào đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp kết quả thăm khám được chính xác nhất. Tại đây sở hữu đa dạng gói tầm soát ung thư với đầy đủ các danh mục khám thiết yếu phù hợp từng nhu cầu của khách hàng và tiết kiệm tối đa chi phí.
Để phòng ngừa ung thư vú hiệu quả chị em nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để chủ động bảo vệ được sức khỏe của mình nhé!