Đi khám khi bị sỏi đường tiết niệu: Quy trình, chi phí, địa chỉ uy tín

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu là một trong những bệnh lý phổ biến và có không ít người khi bị sỏi đường tiết niệu thường có tâm lý chủ quan hoặc chần chừ trong việc đi khám, do chưa hiểu rõ về quy trình thăm khám, lo lắng mổ mở, chi phí điều trị cũng như chưa tìm được địa chỉ y tế uy tín. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ về quy trình khám bệnh khi bị sỏi đường tiết niệu, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị và gợi ý địa chỉ y tế uy tín để người bệnh yên tâm lựa chọn.

1. Khi nào nên đi khám nếu bị sỏi đường tiết niệu?

1.1 Dấu hiệu cảnh báo cần khám sớm

Người bị sỏi đường tiết niệu thường gặp phải nhiều biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, kích thước của viên sỏi và mức độ tổn thương của hệ tiết niệu. Một số triệu chứng điển hình bao gồm: đau quặn từng cơn vùng thắt lưng hoặc hông, cảm giác đau lan xuống bụng dưới hoặc bộ phận sinh dục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu hoặc nước tiểu đục. Đặc biệt, khi sỏi gây bít tắc dòng nước tiểu, người bệnh có thể xuất hiện cơn đau dữ dội kèm theo sốt, buồn nôn và nôn – đây là những dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng, cần đi khám ngay lập tức.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, sỏi có thể âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt. Những viên sỏi nhỏ nằm ở đài thận hoặc niệu quản có thể chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc chụp X-quang khi khám sức khỏe định kỳ. Vì vậy, với những người có yếu tố nguy cơ cao như tiền sử mắc sỏi, uống ít nước, chế độ ăn uống nhiều oxalat, đạm động vật hoặc từng có người thân trong gia đình bị sỏi, việc tầm soát định kỳ là điều nên làm.

Khi nào nên đi khám nếu bị sỏi đường tiết niệu?

Khi có triệu chứng đau vùng hông lưng, đau quặn thận… người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám

1.2 Vì sao không nên chủ quan khi bị sỏi đường tiết niệu?

Nhiều người có tâm lý đợi “sỏi tự ra” hoặc chỉ sử dụng thuốc dân gian để điều trị tại nhà mà không đi khám, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Sỏi tiết niệu nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách có thể gây ra hàng loạt biến chứng như nhiễm trùng tiết niệu, ứ nước bể thận, suy thận cấp hoặc mạn tính, thậm chí đe dọa đến tính mạng trong một số trường hợp nhiễm trùng lan rộng.

Việc đi khám giúp xác định chính xác kích thước, vị trí, số lượng sỏi cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chức năng thận. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, có thể là điều trị nội khoa với thuốc hỗ trợ đào thải sỏi hoặc can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết. Đặc biệt, nhiều cơ sở y tế hiện nay đã trang bị các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và tán sỏi hiện đại, giúp giảm đau, hạn chế biến chứng và rút ngắn thời gian hồi phục cho người bệnh.

2. Quy trình khám và điều trị sỏi tiết niệu hiện nay

2.1 Các bước khám bệnh khi bị sỏi đường tiết niệu

Quy trình khám bệnh khi bị sỏi đường tiết niệu thường được thực hiện bài bản, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác và an toàn cho người bệnh. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được tiếp nhận thông tin và hướng dẫn khám theo từng bước. Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, hỏi về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng hiện tại và yếu tố nguy cơ. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như:

– Siêu âm hệ tiết niệu: Phát hiện sỏi, đánh giá tình trạng giãn đài bể thận, ứ nước, niệu quản bị giãn hay không.

– Chụp X-quang hoặc CT scanner: Giúp xác định rõ vị trí và kích thước sỏi, đặc biệt hiệu quả trong việc phát hiện các loại sỏi không cản quang.

Các bước khám bệnh khi bị sỏi đường tiết niệu

Hình ảnh kết quả chụp CT hệ tiết niệu của bệnh nhân tại TCI

Xét nghiệm nước tiểu và máu: Đánh giá chức năng thận, phát hiện nhiễm trùng hoặc rối loạn chuyển hóa liên quan đến sỏi.

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp: theo dõi, dùng thuốc, tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), tán sỏi qua da hoặc tán sỏi nội soi qua đường tiểu tự nhiên lấy sỏi tùy theo trường hợp cụ thể.

2.2 Các phương pháp điều trị phổ biến

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Đối với sỏi nhỏ, dưới 5mm, không gây tắc nghẽn hoặc biến chứng, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc giãn cơ trơn, thuốc lợi tiểu kết hợp với việc uống nhiều nước để hỗ trợ bài tiết sỏi qua đường tiểu.

Trường hợp sỏi lớn hơn hoặc gây đau dữ dội, tắc nghẽn niệu quản, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL), tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi nội soi ống mềm hoặc tán sỏi qua da đường hầm nhỏ. Những công nghệ này giúp loại bỏ sỏi nhanh chóng, ít xâm lấn, người bệnh ít đau, thời gian nằm viện ngắn và phục hồi nhanh hơn nhiều so với phẫu thuật truyền thống.

3. Chi phí điều trị và địa chỉ khám sỏi tiết niệu uy tín

3.1 Chi phí khám và điều trị bị sỏi đường tiết niệu

Chi phí điều trị khi bị sỏi đường tiết niệu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng cụ thể của bệnh nhân, loại xét nghiệm được thực hiện, phương pháp điều trị được áp dụng, thời gian nằm viện (nếu có) và cơ sở y tế nơi thực hiện. Với những trường hợp khám ban đầu và siêu âm, chi phí có thể dao động khoảng vài trăm nghìn. Nếu cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu như CT scanner, chụp UIV hay thực hiện tán sỏi, tổng chi phí điều trị có thể lên tới vài triệu đến hơn chục triệu đồng tùy phương pháp.

Tuy nhiên, nhiều bệnh viện hiện nay có chính sách thanh toán bảo hiểm y tế, giúp giảm đáng kể gánh nặng tài chính cho người bệnh. Do đó, người bệnh nên chủ động hỏi trước về các gói khám, chính sách BHYT và các chương trình hỗ trợ nếu có.

Chi phí điều trị và địa chỉ khám sỏi tiết niệu uy tín

Với BHYT người bệnh được giảm một phần chi phí đáng kể

3.2 Địa chỉ khám sỏi tiết niệu đáng tin cậy

Khi lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh sỏi tiết niệu, người bệnh nên ưu tiên các cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu giàu kinh nghiệm, hệ thống thiết bị chẩn đoán – điều trị hiện đại, quy trình khám bệnh nhanh gọn và chính sách minh bạch về chi phí.

Tại Hà Nội, Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi bị sỏi đường tiết niệu. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trong đó có Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên với 40 năm kinh nghiệm đã thành công điều trị rất nhiều ca bệnh sỏi từ đơn giản đến phức tạp, cùng với hệ thống máy tán sỏi công nghệ cao, TCI mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, an toàn và ít xâm lấn. Bên cạnh đó, TCI còn nổi bật với dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng, giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người bệnh.

Việc chủ động đi khám khi bị sỏi đường tiết niệu là điều hết sức cần thiết để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Bài viết hy vọng đã cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về quy trình thăm khám, các phương pháp điều trị hiệu quả, chi phí cần chuẩn bị cũng như gợi ý địa chỉ y tế uy tín để bạn có thể an tâm lựa chọn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital