Đau sỏi bàng quang có thể gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Sỏi bàng quang và biểu hiện của bệnh
Bàng quang hay bọng đái là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thể, dòng nước tiểu sẽ di chuyển từ niệu quản, đến bàng quang và thoát ra qua niệu đạo.
Sỏi bàng quang là sỏi được gây ra bởi các tích tụ khoáng chất và tinh thể cứng trong nước tiểu liên kết tạo thành sỏi hoặc sỏi từ thận rơi xuống bàng quang. Ngoài ra, sỏi bàng quang cũng có thể hình thành do bàng quang có cấu tạo bất thường(hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chít hẹp cổ bàng quang…) hoặc do túi thừa bàng quang hoặc sau phẫu thuật đường tiết niệu(mổ lấy sỏi).
Sỏi bàng quang giai đoạn đầu đa phần không có nhiều biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, để nhận biết sỏi bàng quang, người bệnh có thể theo dõi một số dấu hiệu sau:
– Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, đặc biệt là ban ngày khi vận động nhiều
– Khó đi tiểu và bị ngắt quãng dòng nước tiểu
– Tiểu ra máu nhạt
– Nước tiểu có màu đậm, mùi hôi khó chịu
– Khó chịu, đau ở dương vật
– Sốt
2. Nguyên nhân gây đau khi bị sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang chủ yếu xảy ra ở nam giới và ở những người có độ tuổi từ 50 trở lên. Những cơn đau đối với từng bệnh nhân cũng có tính chất khác nhau, tùy thuộc vào độ cứng, vị trí và kích thước của viên sỏi. Tuy nhiên, đa phần khi sỏi bàng quang đã tích tụ nhiều khoáng chất và có một kích thước nhất định sẽ gây ra những đau đớn, bởi:
2.1 Sỏi gây tắc đường nước tiểu
Viên sỏi bị kẹt lại trong bàng quang khiến nước tiểu ứ đọng, không thoát được ra ngoài. Đồng thời, các tinh thể và khoáng chất tích tụ cũng liên kết lại tạo sỏi, tích tụ càng lâu, kích thước của viên sỏi càng lớn; ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh càng nhiều. Khi sỏi chèn ép lên các mô trong bàng quang sẽ truyền tín hiệu đến cơ thể bằng những cơn đau. Bên cạnh đó, người bệnh không thoát được nước tiểu ra ngoài, khó tiểu tắc nghẽn tiểu lâu dài cũng gây ra nhiều khó chịu, đau đớn.
Khi viên sỏi bàng quang nhỏ, người bệnh có thể chỉ cảm thấy căng tức nhẹ vùng hông và thắt lưng. Nhưng khi viên sỏi lớn, ngoài việc căng tức, người bệnh thường xuyên có cảm giác đau nhói ở hông và dương vật khi đi tiểu, làm việc nặng hoặc đổi tư thế đột ngột.
2.2 Sỏi cọ xát vào niêm mạc bàng quang
Khi viên sỏi ở trong bàng quang, cơ thể con người vận động khiến sỏi có thể di động theo một mức nhất định, tùy vào tính chất của sỏi mà sỏi có thể đứng yên hoặc di động. Bất kể trạng thái nào, sỏi cũng sẽ cọ xát vào thành niêm mạc bàng quang gây ra những tổn thương, dẫn đến đau đớn cho người bệnh.
2.3 Sỏi gây viêm bàng quang
Viên sỏi kẹt ở bàng quang có thể giải phóng ra vi khuẩn, kết hợp môi trường nước tiểu tắc nghẽn có thể khiến cho người bệnh nhiễm khuẩn bàng quang gây viêm, từ đó dẫn đến đau đớn. Trường hợp bệnh nhân bị sốt là dấu hiệu điển hình cho việc viêm đường niệu.
3. Cách khắc phục cơn đau do sỏi bàng quang gây ra
2.1 Uống nước ấm hoặc nước ép cần tây giảm đau sỏi bàng quang
Khi cảm giác đau đớn do sỏi bàng quang, người bệnh có thể uống một cốc nước ấm hoặc một cốc nước ép cần tây để làm dịu cơn đau. Nước giúp thúc đẩy quá trình đào thải sỏi ra bên ngoài cơ thể, tránh nước tiểu cô đặc kết tinh sỏi lớn hơn. Nước ép cần tây có công dụng giảm co thắt cơ trơn đường niệu, nhờ đó làm giảm đau do sỏi bàng quang.
2.2 Nằm nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh
Sỏi sẽ di chuyển và cọ xát gây đau hơn nên người bệnh nên nằm nghỉ ngơi thư giãn, hạn chế vận động mạnh tác động đến viên sỏi gây làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
2.3 Mát xa nhẹ nhàng giảm đau sỏi bàng quang
Mát xa giúp cải thiện lưu thông máu, giãn cơ khiến cơ thể thoải mái hơn, giảm những cơn đau. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên mát xa nhẹ nhàng, không nên mát xa nhiều và liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.4 Chườm ấm
Nhiệt độ cao sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, khiến các cơ được thư giãn nên không chỉ có công dụng giảm đau sỏi bàng quang mà còn giảm đi những cơn nhức mỏi trên cơ thể.
2.5 Thuốc giảm đau
Trường hợp những biện pháp nhẹ không làm bệnh nhân bớt đi những cơn đau quặn, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau để ngăn chặn bớt ảnh hưởng của sỏi bàng quang. Tuy nhiên, thuốc giảm đau cần được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự động mua thuốc giảm đau uống liên tục để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.6 Điều trị loại bỏ sạch sỏi bàng quang
Các phương pháp giảm đau trên đều là những phương pháp mang tính chất tạm thời, để loại bỏ cơn đau do sỏi bàng quang gây ra, người bệnh cần đưa sỏi ra khỏi cơ thể. Tùy vào kích thước viên sỏi trong bàng quang mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị:
– Với sỏi nhỏ, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc. Các thuốc có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm: thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau…
– Sỏi có kích thước nhỏ hơn 10mm nhưng không thể tự trôi ra ngoài theo đường nước tiểu, hoặc sỏi lớn hơn 10mm, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp tán sỏi công nghệ cao – Tán sỏi nội soi lội ngược dòng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi từ niệu đạo lên đến bàng quang, tiếp cận viên sỏi và tán vỡ bằng laser; mảnh vụn sỏi lớn sẽ được gắp ra ngoài, mảnh nhỏ sẽ tự đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu khi bệnh nhân đi tiểu. Phương pháp này không can thiệp phẫu thuật nên không đau đớn, không để lại sẹo, chỉ sau khoảng 1 ngày theo dõi, bệnh nhân có thể xuất viện về nhà và sinh hoạt như bình thường. Đây được coi là phương pháp hoàn hảo thay thế mổ mở truyền thống.
– Khi sỏi có kích thước quá lớn và kết cấu phức tạp mà không thể sử dụng hai phương pháp trên, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mổ mở để lấy sỏi.
Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp đến người đọc những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh sỏi bàng quang và những cơn đau mà bệnh gây ra. Nhờ đó, người bệnh có thể có được lựa chọn điều trị hiệu quả nhất khi mắc phải căn bệnh này.