Đau răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đau răng khi mang thai gây ra nhiều phiền toái cho những mẹ bầu. Vì sao mẹ bầu lại dễ đau răng khi mang thai? Làm thế nào để giảm đau răng khi mang thai một cách an toàn? Các mẹ hãy tìm hiểu những thông tin đó trong bài viết sau nhé.

1. Vì sao có hiện tượng đau răng khi mang thai?

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau răng khi mang thai lại là do hormone.  Khi mang thai, cơ thể sản sinh nhiều hormone estrogen và progesterone làm cho nướu răng dễ bị sưng tấy, xung huyết và mềm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, có một số chị em bị nhạy cảm quá mức với mùi kem đánh răng khiến mẹ lười vệ sinh răng miệng mà đánh qua loa làm tăng khả năng nhức răng khi mang thai.

Hơn nữa, từ tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi cần nhiều canxi hơn mà nếu mẹ không bổ sung đầy đủ thì lượng canxi dự trữ trong cơ thể bao gồm cả vùng răng phải được huy động để bù dắp cho thai nhi. Do đó khiến răng của sản phụ bị yếu đi, gây đau và thậm chí là sâu răng.

Một nguyên nhân khác gây ra đau răng khi mang thai có thể là do thói quen ăn uống của mẹ có sự thay đổi: thèm ăn các đồ ngọt và chua, ăn nhiều trong thời gian mang thai khiến thức ăn dính nhiều hơn trên răng tạo ra các mảng bảm. Mà chính những mảng bám lại tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có khại cho hàm răng sinh sôi.

Đau răng khi mang thai

Đau răng khôn khi mang thai

2. Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm?

Bản thân hiện tượng chảy máu chân răng không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe, nó chỉ gây mất vệ sinh và thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, chảy máu chân răng có thể biến chuyển thành nha chu, sâu răng.

Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh chảy máu chân răng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi, nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng, có mối liên hệ giữa viêm nướu và nguy cơ sinh non, thai nhi nhẹ cân cùng một số biến chứng thai kỳ khác.

Do đó, nếu mẹ bị chảy máu chân răng khi mang thai thì nên đi khám ngay để nha sĩ có thể đưa ra lời khuyên chính xác cho mẹ.

Đau răng khi mang thai tháng cuối

Đau răng khi mang thai tháng cuối Bà bầu nổi mẩn ngứa

3. Cách phòng ngừa đau răng khi mang thai

Mẹ bầu có thể tự phòng ngừa đau răng khi mang thai chỉ bằng những thói quen đơn giản hàng ngày

3.1. Đánh răng 2 lần mỗi ngày

Đây là biện pháp cơ bản và cần thiết nhân để đề phòng đau răng khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ cũng phải biết cách đánh răng đúng nhé. Chỉ sử dụng lượng kem đánh răng bằng hạt đậu, trực tiếp chải lên răng mà không nhúng qua nước. Khi chải, mẹ nhớ chải theo chiều từ trên xuống giúp răng sạch tốt hơn. Mẹ nên đánh răng vào lúc khi thức dậy và trước khi đi ngủ buổi tối nhé.

Mẹ nên đánh răng 2 lần mỗi ngày

Mẹ nên đánh răng 2 lần mỗi ngày

3.2. Sử dụng nước muối

Mẹ có thể dùng nước ấm để ngậm và súc miệng mỗi ngày. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ giúp giảm tình trạng viêm lợi, đau răng.

3.3. Dùng chỉ nha khoa

Thay vì dùng tăm xỉa răng dễ gãy và có kích thước lớn không làm sạch được các kẽ răng, mẹ nên chuyển sang dùng chỉ nha khoa. Những sợi chỉ nhỏ được làm từ chất liệu đặc biệt có thể chen vào các kẽ răng nhỏ, giúp lấy sạch thức ăn còn sót lại, giúp giảm mảng bám và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

bà bầu nên vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa

Mẹ nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng

3.4. Thay đổi bàn chải

Đây là việc làm rất nhỏ nhưng mẹ cũng nên lưu ý kiểm tra loại bản chải mình đang dùng có cứng quá hay không hoặc nếu đã lâu ngày chưa thay, mẹ cần thay đổi ngay. Nên lựa chọn những loại bàn chải có lông nhỏ, mềm để tránh làm tổn thương răng và nướu.

Nếu đau răng khi mang thai kéo dài mẹ nên đi khám để nha sĩ có phương án xử trí phù hợp cho mẹ bầu. Mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ nhé.

Trên đây là những thong tin lien quan đến đau răng khi mang thai mà các mẹ bầu nên biết. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui long lien hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Xem thêm

>> Thiếu máu khi mang thai – Mẹ phải làm sao?

> Khắc phục tình trạng đau hông khi mang thai

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital