Đậu mùa là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Đậu mùa là bệnh gì, có nguy hiểm không,… là những thắc mắc thường thấy ở những cha mẹ có con nhỏ. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về căn bệnh đậu mùa và cách điều trị

1. Có thể bạn chưa biết bệnh đậu mùa là bệnh gì

1.1. Cha mẹ có biết đậu mùa là bệnh gì?

Đậu mùa là bệnh gây ra bởi con virus variola với biểu hiện là sốt, phát ban. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 7 đến 17 ngày sau khi bị virus tấn công. Khoảng từ 10 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm, trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng như: Sốt cao một cách đột ngột lên đến 40 độ, đau đầu, đau lưng, mệt mỏi nhiều, nôn ói,…

Tiếp theo, những nốt ban đỏ bắt đầu xuất hiện trên mặt, tay chân rồi lan khắp cơ thể. Trong vòng từ 1 đến 2 ngày, các nốt ban có thể chuyển thành những hạt mụn nước. Ban đầu nước mụn sẽ trong và sau đó chuyển thành đục do đã có mủ. Những nốt mụn này mọc khắp nơi, có thể ở trong màng nhầy mũi, miệng. Sau khoảng 8 đến 9 ngày, những mụn nước này sẽ đóng vảy rồi rụng ra, để lại những vết sẹo sâu và tròn.

đậu mùa là bệnh gì

Triệu chứng đặc trưng của đậu mùa là những nốt mụn mủ

Bệnh đậu mùa xuất hiện từ rất lâu trước đây, khoảng từ 10.000 năm trước công nguyên, được phát hiện lần đầu trên những xác ướp Ai Cập cổ đại. Cuối thế kỷ 18, khi nhân loại đã biết đậu mùa là bệnh gì thì nó đã cướp đi hơn 400.000 sinh mạng trong đó hơn 80% là trẻ em. Đến năm 1979, bệnh đậu mùa đã bị đẩy lùi, đánh dấu một thành tựu khoa học vĩ đại của y học hiện đại.

1.2. Phân loại căn bệnh đậu mùa

Theo dịch tễ học lâm sàng, bệnh đậu mùa có thể chia thành 2 thể là thể nhẹ (alastrim) và thể nặng (smallpox). Để xác định chính xác thể nặng hay thể nhẹ không thể chỉ nhìn vào triệu chứng bệnh mà cần những kỹ thuật chẩn đoán phân từ hiện đại mới có thể phân biệt được.

– Bệnh đậu mùa ở thể nặng (smallpox)

Chủng Virus Variola major là thủ phạm chính gây ra bệnh đậu mùa thể nặng. Tỉ lệ tử vong của thể này khá cao. Những người chưa tiêm phòng bệnh này có nguy cơ tử vong khi mắc bệnh này lên đến 40%. Thời gian tử vong thường trong khoảng từ ngày thứ 2 đến tuần thứ 2 sau khi nhiễm bệnh. Trong số những người mắc bệnh, có khoảng 3% người bệnh có những triệu chứng nặng như: chảy máu dưới da, kiệt sức, chảy máu niêm mạc, tử cung… Những phụ nữ mang thai mà mắc đậu mùa có nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế đến những nơi đông người, không đến những vùng đang có dịch đậu mùa và luôn đảm bảo chế độ ăn uống, chăm sóc cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

– Bệnh đậu mùa thể nhẹ (alastrim)

Bệnh đậu mùa thể nhẹ bị gây ra bởi virus Variola Minor còn được gọi là Variola alastrim, một loại virus đậu mùa khác. Virus này tấn công người bệnh và gây ra những nốt ban đỏ ở toàn thân, phổ biến nhất là ở vùng mặt. Tương tự với thể đậu mùa nặng, thể bệnh nhẹ cũng có những triệu chứng như sốt, đau lưng, đau đầu. Bệnh đậu mùa thể nhẹ thường gây ra những tổn thương ở bên ngoài và nhanh lành hơn. Tỉ lệ tử vong của bệnh cũng thấp, khoảng dưới 1%.,

1.3. Triệu chứng bệnh đậu mùa

Có nhiều thể lâm sàng của bệnh đậu mùa như: thể nhẹ, thể ác tính, thể thông thường, thể xuất huyết cùng những triệu chứng và tình trạng nặng nhẹ khác nhau.

– Đậu mùa nhẹ

Trẻ nếu bị đậu mùa thể nhẹ sẽ có những triệu chứng không quá nghiêm trọng, hầu như trẻ sẽ không bị xuất huyết. Thể này thường gặp ở những trẻ đã được tiêm chủng. Trẻ khi nhiễm bệnh sẽ sốt nhưng không bị phát ban. Nếu nhiễm thể bệnh này, khả năng lây lan sang cho người khác không nhiều nhưng vẫn cần được cách ly. Tuy là thể nhẹ nhưng vẫn có những trường hợp bị trở nặng. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải nâng cao cảnh giác, cách ly nghiêm túc và đưa trẻ đi khám khi mắc bệnh để được bác sĩ theo dõi.

đậu mùa là bệnh gì

Bệnh để lại sẹo rất sâu trên da trẻ

– Đậu mùa thể bệnh thông thường

Thời gian ủ bệnh của thể thông thường trong khoảng từ 10 đến 14 ngày. Biểu hiện đặc trưng khi nhiễm bệnh là: Sốt cao đột ngột, đầu đau dữ dội, đau lưng, tiêu chảy, mệt mỏi,… Sau khi làm tổn thương các màng nhầy (khoảng 24 giờ), cơ thể sẽ xuất hiện những ban đỏ ở mặt, sau đó lan dần đến chân tay. Những nốt này sẽ tiến triển thành mụn chứa dịch sau ngày thứ 4 và mụn chứa mủ sau ngày thứ 7. Trong thời gian hình thành mụn chứa mủ, trẻ có thể bị sốt trở lại kèm theo một số triệu chứng như: nhức đầu, mạch nhanh, huyết áp thấp, mê sảng…

– Đậu mùa thể ác tính

Trẻ nếu nhiễm bệnh thể ác tính sẽ có những triệu chứng như: Sốt cao, đau bụng, nôn ói, đau đầu… Các nốt phát ban sẽ lan đến vùng hầu và họng, khiến cho trẻ bị lở loét miệng nghiêm trọng, trẻ không thể ăn uống được nên sức khỏe càng ảnh hưởng. Ở thể bệnh này, các nốt ban cũng phát triển và lan dần từ vùng mặt cho đến thân thể nhưng tổn thương sẽ ăn sâu hơn vào da, niêm mạc. Do đó, khi mụn đóng vảy và rụng đi sẽ để lại sẹo lõm. Khi mắc thể đậu mùa này, nếu trẻ không được can thiệp sớm sẽ có thể khiến bệnh nhân tử vong.

– Đậu mùa thể xuất huyết

Đây là một thể bệnh đậu mùa rất nặng. Da và niêm mạc bị xuất huyết sẽ tổn thương nghiêm trọng, có thể tử vong sau 5 đến 6 ngày phát bệnh. Có trường hợp tử vong chỉ trong 3-4 ngày. Thể bệnh này có những triệu chứng khá nghiêm trọng như: chảy máu, suy tim, tủy xương bị ức chế,… Thêm vào đó, với nền sức khỏe yếu, trẻ bị đậu mùa còn có thể mắc thêm những bệnh nhiễm khuẩn khác. Việc này khiến cho đậu mùa tiến triển nhanh hơn, mang đến nguy cơ tử vong cao hơn.

2. Cách điều trị bệnh đậu mùa được khuyến cáo

Tính đến nay, vẫn chưa có thuốc để đặc trị bệnh đậu mùa nên việc trị bệnh tức là trị các triệu chứng của bệnh. Đồng thời bác sĩ sẽ theo dõi kiểm soát các biến chứng và dùng kháng sinh trong trường hợp cần thiết. Nguyên tắc chung khi điều trị đậu mùa là không được để cho mụn bị vỡ. Người bệnh sẽ được dùng thuốc sát khuẩn nhẹ cho vùng mắt, mũi, họng trong thời kỳ khởi phát và nổi ban.

đậu mùa là bệnh gì

Cần đưa trẻ đi khám để được điều trị bệnh đậu mùa

Ngoài ra, trẻ bị bệnh sẽ được cho dùng thuốc kháng virus đậu mùa đã được FDA cấp phép vào năm 2018 trong 14 ngày. Lưu ý, thuốc này có thể có những tác dụng phụ như: đau đầu, đau bụng, buồn nôn. Liều thuốc được bác sĩ khuyến cáo như sau:

– Trẻ có cân nặng dưới 13kg không được sử dụng

– Trẻ có cân nặng từ 13 đến 25kg: liều dùng 200mg mỗi lần, ngày 2 lần

– Trẻ từ 25 đến 40kg: liều dùng 400mg, 2 lần mỗi ngày

– Trẻ trên 40kg: liều dùng 600mg mỗi lần, ngày 2 lần

Bên cạnh đó, trẻ cũng được dùng thuốc điều trị nhiễm trùng đậu mùa có tên Brincidofovir. Thuốc cũng có tác dụng điều trị biến chứng bệnh. Khi dùng thuốc, trẻ có thể cảm thấy tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, đau bụng. Liều dùng của thuốc:

– Trẻ có cân nặng dưới 10kg: Mỗi tuần uống 1 lần, liều lượng 6mg/kg

– Trẻ có cân nặng từ 10kg đến dưới 48 kg: Mỗi tuần uống 2 liều, mỗi liều 4mg/kg

– Trẻ có cân nặng từ 48kg trở lên: 1 lần dùng 200mg/tuần

Trong thời gian điều trị, cha mẹ cần cách ly trẻ trong phòng riêng, thoáng mát, nhiều không khí và ánh nắng mặt trời. Không cho trẻ tiếp xúc với nhiều người cho đến khi các mụn nước khô và hoàn toàn đóng vảy. Cho trẻ mặc những bộ quần áo rộng, mỏng, thấm mồ hôi. Không cho trẻ dùng chung đồ cá nhân với bất kỳ ai để tránh bệnh không lây lan.

Khi mắc bệnh, trẻ sẽ cảm thấy đau đớn và mệt mỏi. Những trẻ bị lở loét miệng sẽ cảm thấy khó khăn khi nhai nuốt nên sẽ có xu hướng bỏ ăn. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ để cung cấp các dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe, hệ miễn dịch, đề kháng. Cho trẻ ăn những loại thực phẩm mềm lỏng, dễ nuốt, tăng cường uống nước trái cây, nước lọc,…để cung cấp đầy đủ vitamin, dưỡng chất giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh đậu mùa ở trẻ em. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc con bị bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital