Đau họng và cảm giác nuốt vướng là triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, khi các triệu chứng này xuất hiện liên tục và kéo dài, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến rối loạn nuốt. Nhận biết sớm và chẩn đoán chính xác các rối loạn này là rất quan trọng để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về triệu chứng đau họng nuốt vướng cảnh báo các bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt, và vai trò của đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM – High-Resolution Manometry) trong chẩn đoán.
Menu xem nhanh:
1. Đau họng nuốt vướng cảnh báo bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt
Đau họng nuốt vướng có thể biểu hiện theo nhiều mức độ khác nhau, từ cảm giác nhẹ vướng víu khi nuốt nước bọt đến nghẹn thức ăn, thậm chí nôn trớ. Nuốt vướng kèm đau họng là “tiếng chuông cảnh báo” cho thấy sự bất thường trong hoạt động của thực quản. Đây cũng dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt.
– Co thắt thực quản: Cơ thực quản co thắt bất thường, co thắt không đồng bộ hoặc quá mức gây cản trở sự di chuyển của thức ăn.
– Giãn thực quản: Thực quản bị giãn rộng, thành thực quản yếu đi, mất khả năng co bóp bình thường, khiến thức ăn dễ bị ứ đọng, gây nuốt nghẹn, trào ngược thức ăn.
– Achalasia: Cơ thắt thực quản dưới không giãn ra đúng cách hay không giãn ra khi nuốt, khiến thức ăn khó di chuyển vào dạ dày, ứ đọng trong thực quản.
– Xơ cứng bì: Là một bệnh tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến thực quản, khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn.
– Bệnh lý dạ dày – thực quản: Các bệnh lý dạ dày-thực quản, như trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), có thể gây ra cảm giác đau họng và nuốt vướng.
– Viêm thực quản: Viêm nhiễm niêm mạc thực quản do virus, vi khuẩn, nấm hoặc trào ngược axit dạ dày.
– Ung thư thực quản: Tế bào ung thư phát triển trong thành thực quản, gây cản trở đường nuốt.
2. Chẩn đoán rối loạn nuốt
Chẩn đoán rối loạn nuốt thường bao gồm các xét nghiệm hình ảnh và chức năng để đánh giá cấu trúc và hoạt động của thực quản và cơ vòng thực quản dưới. Một trong những phương pháp tiên tiến và hiệu quả nhất để chẩn đoán rối loạn nuốt là đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM).
3. Ứng dụng đo HRM – High-Resolution Manometry trong chẩn đoán
3.1 High-Resolution Manometry (HRM) là gì?
HRM là một phương pháp đo áp lực thực quản tiên tiến, sử dụng công nghệ cảm biến cao để ghi lại và phân tích áp lực trong lòng thực quản một cách chi tiết và chính xác. Phương pháp này giúp xác định các bất thường về chức năng vận động của thực quản, góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt.
3.2 Quá trình đo HRM trong chẩn đoán rối loạn nuốt liên quan đến tình trạng đau họng nuốt vướng
Quá trình thực hiện đo HRM bao gồm việc đặt một ống nhỏ qua mũi và vào thực quản. Quá trình này có thể gây khó chịu nhẹ nhưng không đau. Sau đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nuốt theo đúng hướng dẫn và đúng số lần theo yêu cầu, trong khi các cảm biến trên ống đo lường áp lực dọc theo thực quản. Kết quả đo HRM sẽ được phân tích để xác định các vấn đề về chức năng thực quản.
3.3 Ứng dụng của HRM trong chẩn đoán và điều trị rối loạn nuốt
3.3.1 Chẩn đoán
HRM có thể giúp chẩn đoán các rối loạn chức năng thực quản như:
– Rối loạn nhu động thực quản: Đây là tình trạng mà các cơ thực quản không co bóp đúng cách, gây khó khăn trong việc di chuyển thức ăn từ họng xuống dạ dày.
– Achalasia: Là một rối loạn mà cơ vòng thực quản dưới không mở ra đúng cách, ngăn cản thức ăn vào dạ dày.
– Trào ngược dạ dày- thực quản: HRM giúp bác sĩ lâm sàng khẳng định các triệu chứng tương tự trào ngược dạ dày thực quản có phải do trào ngược dạ dày thực quản gây ra. HRM có thể giúp xác định sự suy yếu của cơ vòng thực quản dưới, nguyên nhân gây trào ngược acid.
3.3.2 Điều trị
Dựa trên kết quả đo HRM, các phương pháp điều trị thích hợp sẽ được đề xuất dựa trên các bệnh lý liên quan đến rối loạn nuốt phù hợp:
– Thuốc: Các loại thuốc như proton pump inhibitors (PPIs) để giảm trào ngược acid, hoặc các thuốc giãn cơ trơn để cải thiện vận động thực quản.
– Phẫu thuật: Trong các trường hợp nghiêm trọng như achalasia, phẫu thuật có thể là phương án điều trị hiệu quả.
– Liệu pháp hành vi: Các biện pháp như thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện cơ thực quản có thể được áp dụng để cải thiện triệu chứng.
3.4 Các trường hợp được chỉ định thực hiện HRM
Phương pháp này được chỉ định trong nhiều trường hợp liên quan đến các vấn đề nuốt và rối loạn chức năng thực quản như sau:
– Khó nuốt không rõ nguyên nhân: Bệnh nhân có triệu chứng khó nuốt mà không tìm được nguyên nhân rõ ràng sau các xét nghiệm ban đầu như nội soi hoặc X-quang.
– Nuốt đau: Bệnh nhân có cảm giác đau khi nuốt, có thể do các rối loạn chức năng hoặc tổn thương ở thực quản.
– Nghi ngờ hoặc chẩn đoán achalasia
– Chẩn đoán các rối loạn nhu động khác của thực quản như co thắt thực quản, thực quản lan tỏa co thắt, và các rối loạn vận động khác.
– Đánh giá chức năng cơ vòng thực quản dưới: Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng trào ngược nhưng các xét nghiệm khác không đưa ra kết quả rõ ràng, HRM có thể giúp đánh giá chức năng của cơ vòng thực quản dưới.
– Khó nuốt sau điều trị GERD: Đánh giá nguyên nhân khó nuốt sau khi điều trị trào ngược dạ dày-thực quản để xác định các rối loạn chức năng thực quản.
– Đau ngực không do tim: Bệnh nhân có triệu chứng đau ngực nhưng các xét nghiệm tim mạch không phát hiện nguyên nhân. HRM có thể giúp xác định các rối loạn chức năng thực quản có thể gây ra triệu chứng này.
– Ho mạn tính và viêm thanh quản: Đánh giá các nguyên nhân liên quan đến thực quản gây ra ho mãn tính và viêm thanh quản khi các nguyên nhân khác đã được loại trừ.
3.5 Lợi ích của HRM mang lại trong chẩn đoán rối loạn nuốt liên quan đến đau họng nuốt vướng
Đo HRM là một công cụ quan trọng trong chẩn đoán các rối loạn chức năng thực quản gây ra triệu chứng đau họng nuốt vướng. Việc chỉ định thực hiện đo HRM cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả của các xét nghiệm ban đầu. HRM không chỉ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây ra các vấn đề nuốt mà còn hướng dẫn điều trị hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện là một trong số ít cơ sở y tế làm chủ toàn diện kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản HRM với hệ thống máy móc hiện đại của Mỹ. Qua đó sẽ giúp người bệnh được chẩn đoán chính xác nguyên nhân của các triệu chứng nuốt khó, nuốt đau, các rối loạn liên quan đến nuốt, đau ngực không do tim để có biện pháp điều trị trúng đích hiệu quả.