Thực quản và dạ dày là những bộ phận thiết yếu hình thành nên ống tiêu hóa cùng với đại tràng. Ung thư dạ dày, ung thư thực quản là 2 bệnh lý ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Đa số hay gặp người bệnh bị một trong hai loại là ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản, ít gặp người bệnh ung thư cả dạ dày và thực quản, nhưng vẫn có trường hợp xảy ra. Nhận biết các dấu hiệu ung thư dạ dày thực quản, sẽ giúp bạn phòng ngừa, phát hiện sớm và có cách điều trị hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào ở dạ dày trở nên bất thường, đột biến và tăng sinh một cách nhanh chóng, không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần bên trong dạ dày (xâm lấn cục bộ) hoặc ở xa (di căn).
2. Ung thư thực quản là gì?
Ung thư thực quản cũng là sự tăng sinh của tế bào bất thường, đột biến ở thực quản – ống tiêu hóa chứa thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Ung thư thực quản gồm hai dạng là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến. Ung thư biểu mô vảy thường xuất phát ở phần trên và giữa của thực quản, do tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản. Ung thư biểu mô tuyến xuất phát từ tổ chức tuyến ở phần dưới thực quản.
3. Dấu hiệu ung thư dạ dày thực quản
Các dấu hiệu ung thư dạ dày thực quản căn cứ vào từng loại ung thư (ung thư dạ dày hay ung thư thực quản) và mức độ của bệnh (các giai đoạn của ung thư). Thông thường ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản không biểu hiện rõ triệu chứng. Các dấu hiệu về tiêu hóa còn khá mơ hồ, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên thường chủ quan, bỏ qua. Càng ở các giai đoạn sau, thì các dấu hiệu ung thư càng được biểu hiện rõ.
3.1 Dấu hiệu ung thư dạ dày
– Rối loạn tiêu hóa
– Đau âm ỉ vùng thượng vị
– Ăn uống khó tiêu
– Buồn nôn và nôn
– Giảm cân
– Đi ngoài phân đen
– Sờ thấy khối u ở bụng
3.2 Dấu hiệu ung thư thực quản
– Khó nuốt
– Giảm cân
– Đau lưng, đau quanh vùng ngực
– Nôn ra máu, ho nhiều, ho ra máu
– Khó tiêu
– Khàn tiếng
– Xuất hiện khối u ở vùng cổ và bụng
– Có thể tràn dịch màng phổi, nổi hạch cổ, gan to.
3.3 Dấu hiệu ung thư dạ dày thực quản
Thường hay gặp người bệnh ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản, ít gặp người bệnh cùng lúc ung thư cả dạ dày và thực quản. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trường hợp người bệnh ung thư cả dạ dày và thực quản. Dựa trên các trường hợp thực tế, các bác sĩ chỉ ra một số dấu hiệu ung thư dạ dày thực quản như sau:
– Đau vùng thượng vị âm ỉ
– Ăn không tiêu
– Buồn nôn
– Sút cân không rõ nguyên nhân
Với các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa trị và tiên lượng rất tốt. Càng về sau khả năng chữa trị ngày càng khó, tốn kém chi phí và mất rất nhiều thời gian mà tiên lượng sồng cũng không cao.
Bệnh ung thư đường tiêu hóa như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu nếu trên người bệnh cần đi thăm khám ngay với bác sĩ. Bạn cũng nên chủ động đi thăm khám sức khỏe định kỳ, nội soi thực quản – dạ dày – đại tràng để kiểm tra hệ tiêu hóa, có biện pháp phòng ngừa và điều trị càng sớm càng tốt, đặc biệt là những người có các yếu tố sau:
– Có tiền sử viêm loét dạ dày, viêm thực quản
– Trào ngược dạ dày thực quản
– Hút thuốc lá, thuốc lào; uống nhiều bia rượu; béo phì
– Gia đình có tiền sử bị ung thư thực quản, ung thư dạ dày
4. Điều trị ung thư dạ dày thực quản bằng cách nào?
Thăm khám với bác sĩ khoa ung bướu, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể về phác đồ điều trị ung thư dạ dày thực quản.
Có thể thực hiện phẫu thuật hoặc kết hợp hóa trị, xạ trị trong trường hợp cần thiết. Tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, các giai đoạn tiến triển của ung thư thì bác sĩ mới có thể cân nhắc đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh. Vì vậy, bạn nên đi thăm khám sớm với bác sĩ ung bướu để được kiểm tra, tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp.