Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày rất dễ nhận biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh dạ dày không chỉ gặp ở người lớn mà hoàn toàn có thể gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Bố mẹ cần nắm chắc các dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày để có phương pháp xử trí kịp thời bảo vệ sức khỏe con yêu.

Dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh cũng thường gặp ở trẻ em.

1. Thế nào là tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược axit dạ dày là tình trạng dịch dạ dày có thể gồm cả đồ ăn, hơi bị đẩy ngược lên thực quản. Axit dạ dày làm thực quản bị tổn thương, gây cảm giác nóng rát. Chứng trào ngược dạ dày có thể do bệnh lý hoặc sinh lý.

– Với trường hợp sinh lý, cơ vòng thực quản có chức năng mở để tiếp nhận thức ăn xuống dạ dày và đóng lại ngăn. Khi bị trào ngược, cơ vòng mở ra, dịch trào lên gây tổn thương đến các cơ quan thực quản, thanh quản. Dịch này có thể trào ra khỏi miệng và có thể nhận biết rõ vị chua. Trào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ dưới 6 tháng tuổi thường gặp là trạng thái trớ sữa, không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của trẻ.

– Tào ngược bệnh lý thường trên 1 tuổi. Nôn trớ có thể khiến trẻ bị khàn giọng, khó chịu khiến trẻ quấy khóc liên tục. Trường hợp trẻ bị nhiều lần, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tiếp nhận điều trị sớm nhất có thể.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh

– Biểu hiện dễ nhận biết nhất là ợ chua, ợ nóng, đầy bụng khó tiêu. Tuy nhiên, dấu hiệu này trẻ dưới 5 tuổi chưa nhận biết được rõ.
– Trẻ ọc sữa ra miệng, mũi
– Trẻ bị trào ngược nhiều dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn, bỏ bú
– Có cảm giác đau xương ức, đau tức ngực thượng vị
– Trẻ thường có cảm giác buồn nôn do axit dạ dày trào ngược kích thích họng gây cảm giác muốn nôn
– Nếu trào ngược với tần suất nhiều có thể khiến sưng nề thực quản gây cảm giác khó nuốt
– Tiết nhiều nước bọt có vị nhạt, chua
– Trẻ bị thiếu giấc, ngủ ít gây mệt mỏi
– Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị biến chứng lên đường hô hấp: ho, khò khè, có thể có cơn ngừng thở

Triệu chứng khi trẻ bị trào ngược dạ dày

Trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ ra đường mũi, miệng.

3. Nguyên nhân nào gây trào ngược dạ dày ở trẻ em?

Các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày có thể kể đến như:
– Thói quen ăn uống: ăn thực phẩm khó tiêu, tiêu lâu, ăn quá no, ăn nhiều đồ chua, uống nước có gas,…
– Tác dụng phụ của thuốc tây
– Trẻ có các bệnh lý toàn thân: nhiễm trùng thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản,…
– Bệnh lý dạ dày
– Trẻ thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc trào ngược
– Tư thế bú, ăn
– Với trẻ nhỏ, dạng thức ăn lỏng có nguy cơ bị trào ngược cao
– Trẻ được dùng sữa ngoài không phù hợp

Tóm lại, bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em chủ yếu đến từ yếu tố chế độ dinh dưỡng và ăn uống. Bố mẹ nên chú ý xây dựng chế độ ăn lành mạnh và tư thế ăn đúng cho trẻ từ những năm tháng đầu đời.

4. Xử lý khéo léo khi bé bị trào ngược dạ dày

Khi trẻ bị trào ngược, điều đầu tiên bố mẹ cần nhớ rõ là phải bình tĩnh để xử lý tình huống, tránh hoảng loạn vì có thể khiến trẻ hoảng theo bố mẹ. Cách xử trí khi trẻ gặp tình trạng trào ngược có thể chia thành 2 trường hợp với 2 đối tượng trẻ em:
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị trào ngược, nôn trớ: đảm bảo tư thế bú của trẻ đúng khớp để trẻ tránh nuốt phải không khí. Với trẻ bú bình cũng tương tự, cần giữ cho núm vú luôn đầy sữa và quá trình bú của trẻ không nuốt không khí. Chú ý chia nhỏ lượng sữa cho trẻ ăn, chỉ từ 30 -60ml/lần. Kết hợp kỹ thuật vỗ ợ để giúp trẻ đẩy không khí ra ngoài 1 cách an toàn. Bố mẹ cũng nên lưu ý chọn bình có núm vú vừa phải, lỗ không quá to tránh sữa chảy ồ ạt. Nhiều trẻ dùng sữa công thức cũng có thể bị trào ngược, khi này cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để thay đổi sữa cho trẻ.

– Với trẻ đã lớn cũng tương tự. Bố mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho dạ dày của con. Giảm, hạn chế hoặc dừng hẳn các loại đồ ăn cay, nóng, chua vì sẽ làm trẻ trào ngược dữ dội hơn.

Để chăm sóc trẻ em khi bị trào ngược dạ dày, bố mẹ cũng cần chú ý hạn chế các tư thế gây áp lực lên dạ dày trẻ như: nằm sấp, mang tã, quần áo quá chật, các cơn ho. Bố mẹ có thể thực hành các bài tập massage giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên không nên massage cho trẻ ngay sau khi ăn. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể giúp trẻ vận động hoặc đồng hành cùng con trong các bài tập thể dục nhẹ nhàng tới nâng cao giúp nâng cao thể chất cho trẻ. Lưu ý không nên ăn ngay sau khi tập và tập ngay sau khi ăn no.

Bố mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà nhưng nếu trẻ bị trào ngược lâu, tái đi tái lại nhiều lần thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, làm các xét nghiệm liên quan và tiếp nhận điều trị kịp thời.

Điều trị thế nào khi trẻ bị trào ngược dạ dày

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị bệnh kịp thời.

5. Phòng ngừa trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày

Để hạn chế nguy cơ trào ngược, bố mẹ có thể chủ động áp dụng các phương pháp dưới đây:
– Mặc quần áo thoải mái, tránh bó chặt
– Đảm bảo giãn cách thời gian ăn và ngủ hợp lý
– Chia bữa nhỏ với những trẻ có tiền sử trào ngược
– Học cho trẻ thói quen không ngồi, hoạt động mạnh sau khi ăn
– Với các trẻ lớn, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đồ chua, cay nóng
– Sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ dựa trên hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa

Trào ngược dạ dày là bệnh diễn biến âm thầm, kéo dài và có nguy cơ để lại các di chứng khó hồi phục. Bố mẹ đừng chủ quan khi con có các dấu hiệu sớm từ nhỏ, cần cho con gặp bác sĩ để được điều trị dứt điểm từ sớm. Thu Cúc TCI với các bác sĩ khoa Nhi có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm sẽ luôn đồng hành cùng bố mẹ trên chặng đường nuôi con khôn lớn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital