Loét dạ dày là bệnh lý khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Dấu hiệu của loét dạ dày ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Bệnh loét dạ dày có thể dễ dàng chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Ngược lại nếu loét dạ dày để lâu ngày có thể tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy việc biết rõ các dấu hiệu của bệnh vô cùng quan trọng.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm loét dạ dày
Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị sưng viêm, tổn thương, dần dần tạo thành các vết loét. Những ổ loét nhỏ trong giai đoạn đầu có thể tự lành mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên với các vết loét đã lan rộng và gây ra nhiều triệu chứng thì bạn cần tới bệnh viện và gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
Loét dạ dày được chia thành hai giai đoạn:
1.1 Loét dạ dày cấp tính
Điểm đặc trưng của giai đoạn này là các triệu chứng sẽ diễn ra đột ngột, biểu hiện rõ nét trong thời gian ngắn. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh trong giai đoạn cấp tính có thể dễ dàng chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên phần lớn các người bệnh thường bỏ qua triệu chứng ban đầu vì nghĩ chỉ là đau bụng thông thường mà không đi khám.
1.2 Loét dạ dày mãn tính
Loét dạ dày cấp tính nếu không được điều trị sớm có thể sẽ tiến triển sang dạng mạn tính. Ở giai đoạn này các tổn thương đã lan rộng rất khó điều trị. Một số bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm: Hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày, ung thư,…
2. Các nguyên nhân gây bệnh
Loét dạ dày là bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân khách quan và đôi khi có những nguyên nhân từ chính thói quen xấu của người bệnh gây ra.
2.1 Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn Helicobacter. pylori (vi khuẩn HP)
Vi khuẩn H.pylori là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh về dạ dày. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào dạ dày sẽ sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây ức chế quá trình sản xuất ra yếu tố bảo vệ niêm mạc. Khi lớp nhầy trong dạ dày bị hao hụt sẽ khiến acid dễ dàng tiếp xúc với niêm mạc gây ra viêm loét.
2.2 Sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian kéo dài
Các loại thuốc giảm đau, chống viêm có thể gây tác dụng phụ. Thuốc làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc khiến dạ dày dễ bị viêm loét.
2.3 Thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học
Việc ăn gì, uống gì sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày. Những người thường xuyên ăn đồ chua cay, chiên rán, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn,…sẽ có nguy cơ bị loét dạ dày cao hơn.
Thói quen ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, ăn nhanh, ăn khuya,…cũng ảnh hưởng không nhỏ tới niêm mạc dạ dày.
2.4 Căng thẳng
Có thể bạn chưa biết nhưng stress kéo dài cũng có thể gây ra loét dạ dày. Nguyên nhân là do khi căng thẳng dịch vị dạ dày sẽ tăng tiết acid HCl gây ra các tổn thương cho niêm mạc.
3. Dấu hiệu của loét dạ dày điển hình
Biểu hiện khi bị loét dạ dày ở mỗi người thường khác nhau. Có những người triệu chứng rõ rệt hoặc có những trường hợp bệnh không có dấu hiệu rõ ràng. Một số dấu hiệu dưới đây cảnh bảo cho bạn dạ dày đang gặp vấn đề.
3.1 Dấu hiệu của loét dạ dày là đau vùng thượng vị
Xuất hiện cơn đau ở vùng thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Tùy theo tình trạng bệnh mà mức độ đau ở mỗi người khác nhau. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ khi nào, thậm chí khi đang ngủ. Mỗi lần xuất hiện cơn đau có thể kéo dài vài phút tới vài giờ.
3.2 Buồn nôn, nôn là dấu hiệu của loét dạ dày
Vết loét tại dạ dày gây ra đau đớn kích thích dạ dày co bóp mạnh. Điều này khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn do chức năng dạ dày suy yếu.
3.3 Ăn không ngon miệng, chán ăn
Viêm loét dạ dày làm cho bệnh nhân thấy mệt mỏi, giảm vị giác, đắng miệng gây ra chán ăn. Đây là dấu hiệu của loét dạ dày mà nhiều bệnh nhân gặp phải.
3.4 Dấu hiệu của loét dạ dày là rối loạn tiêu hóa
Khi dạ dày gặp vấn đề dẫn tới các chức năng bị suy yếu. Bệnh nhân sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa với các dấu hiệu táo bón, tiêu chảy xen kẽ.
3.5 Mất ngủ, giảm cân đột ngột
Các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa thường khiến bệnh nhân giảm cân nhanh bởi chúng cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Người bệnh cũng thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ do các cơn đau gây ra.
Nếu thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trong các dấu hiệu kể trên bạn cần theo dõi và trao đổi với bác sĩ. Các dấu hiệu của loét dạ dày ban đầu có thể nhẹ nhưng khi không được điều trị sớm có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
4. Các biến chứng của viêm dạ dày
Bệnh loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính không đáng lo ngại và có thể dễ dàng chữa khỏi. Tuy nhiên nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị vô cùng khó khăn và có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.
4.1 Xuất huyết hệ tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của loét dạ dày. Người bệnh có thể bị nôn ra máu hoặc đi ngoài phân màu đen có lẫn máu. Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời có thể gây mất nhiều máu, nguy hiểm tới tính mạng.
4.2 Thủng dạ dày
Các vết loét lâu ngày có nguy cơ bào mòn niêm mạc dạ dày gây ra vết thủng. Người bệnh sẽ bị đau bụng đột ngột, dữ dội như bị dao đâm, bụng cứng đờ,…
4.3 Hẹp môn vị
Môn vị là bộ phận nằm ở cuối dạ dày, nới tiếp nối với tá tràng. Viêm loét dạ dày làm hình thành các mô viêm xơ làm ngăn cản quá trình vận chuyển thức ăn. Triệu chứng khi bị hẹp môn vị là luôn thấy đầy bụng do còn thức ăn cũ chưa tiêu hóa hết, nôn ói, sụt cân nhanh,…
4.4 Ung thư dạ dày
Biến chứng nguy hiểm nhất của loét dạ dày là ung thư. Các vết viêm loét lâu ngày có nguy cơ hình thành các khối u ác tính ở dạ dày.
5. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày hiệu quả
Bệnh loét dạ dày hiện nay có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.
5.1 Điều trị bằng thuốc
Phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là điều trị nội khoa. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc ức chế proton, thuốc trung hòa acid, thuốc tạo màng bọc.
5.2 Phẫu thuật
Trong một số trường hợp như: Điều trị bằng thuốc không hiệu quả, các biến chứng nguy hiểm,…bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật để điều trị. Đây là phương pháp xâm lấn có thể gây rủi ro cao nên chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết.
5.3 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Song song với việc điều trị bằng thuốc thì việc lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp hỗ trợ bệnh mau phục hồi.
5.3.1 Người bệnh nên ăn gì?
– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Ngũ cốc, rau xanh,…
– Thực phẩm giàu đạm dễ tiêu, ít chất béo: Ức gà, cá,…
– Bổ sung các loại vitamin A, B12, D, K, canxi, sắt,…
5.3.2 Thực phẩm nên hạn chế
– Không nên ăn nhiều các đồ hộp chế biến sẵn, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,…
– Hạn chế ăn thức ăn chua, cay, mặn
– Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích,thuốc lá, đồ uống có cồn,…
Mong rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về các dấu hiệu của loét dạ dày. Việc phát hiện loét dạ dày sớm sẽ giúp điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.