Trong cuộc sống hàng ngày, chế độ ăn uống khoa học là một vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là trong việc điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng về bệnh tật trong đó có bệnh đại tràng co thắt. Nhiều người vẫn còn thắc mắc nguyên nhân dẫn đến đại tràng co thắt là gì? Biểu hiện và cách điều trị bệnh lý này hiệu quả là gì? Và khi bị đại tràng co thắt uống thuốc gì?
Menu xem nhanh:
1. Đại tràng co thắt là gì?
Đại tràng co thắt ruột hay còn gọi là hội chứng kích thích ruột. Đây là một loại bệnh về rối loạn chức năng của đại tràng. Dẫn đến một số biểu hiện khác như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi,…
Đại tràng là một căn bệnh mãn tính xảy ra tại ruột già. Đây là một căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến nhất ở cơ thể. Bị đại tràng là do các tế bào bạch cầu trong cơ thể chủ động tấn công các tế bào ở ruột già. Khiến đại tràng bị sưng, viêm và nặng có thể tạo thành vết loét trên lớp niêm mạc đại tràng.
Bên cạnh đó, đại tràng co thắt là một trong những bệnh có thể điều trị triệt để. Vì nếu bạn được chẩn đoán kịp thời và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Nguyên nhân dẫn đến đại tràng co thắt
Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến đại tràng co thắt vẫn chưa có đáp án chính xác. Tuy nhiên, nếu lối sống không hợp lý hoặc căng thẳng, rối loạn nhu động ruột cũng là những nguyên nhân dẫn đến đại tràng co thắt.
2.1 Ăn uống không đúng khoa học
Trong ăn uống các bạn nên ăn chậm và nhai kỹ giúp đường tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng. Không nên ăn quá nhanh hoặc bỏ bữa vì nó ảnh hưởng tới hoạt động của đường ruột. Ngoài ra, không nên sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống không tốt cho sức khỏe. Ví dụ rượu, bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước có ga, chất kích thích,….Vì chúng có thể là yếu tố khiến tình trang bệnh diễn biến xấu đi.
2.2 Rối loạn nhu động ruột
Nhu động ruột có vai trò giúp chức năng co bóp nhịp nhàng, vận chuyển thức ăn của đường tiêu hóa. Nhưng nhu động ruột sẽ thay đổi khi người đó mắc bệnh đại tràng co thắt. Bên cạnh đó, xuất hiện những cơn đau kéo dài và liên tục dẫn đến chướng bụng, đầy hơi. Nhưng khi các cơ cơ thắt yếu cũng ảnh hưởng tới đường ruột. Lúc đó, quá trình vận chuyển thức ăn chậm làm cho phân trở nên cứng, khô dẫn đến táo bón.
2.3 Yếu tố về tâm lý
Một số bệnh về tâm lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến các dây thần kinh ở đường tiêu hóa. Lúc đó, làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn khi bụng căng tức. Ngoài ra, căng thẳng và lo lắng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng co thắt. Đồng thời, những mệt mỏi và mất ngủ do áp lực của công việc cũng khiến cho bệnh ngày càng nguy hiểm hơn.
2.4 Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đại tràng co thắt. Theo một vài nguồn tin, số người mắc bệnh viêm tràng co thắt là phụ nữ.
3. Một số dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt
Đại tràng co thắt là một loại bệnh rất khó chẩn đoán. Ngoài ra, bệnh đại tràng co thắt rất giống với các bệnh về tiêu hóa khác khiến nhiều người nhầm lẫn. Nhưng bệnh có một số dấu hiệu sau :
3.1 Bụng đau quặn thắt
Đó là những cơn đau bụng kéo dài và âm ỉ, đau quặn thắt kèm theo đầy hơi, ợ chua, ợ nóng. Những cơn đau bụng không cố định, không điển hình và xuất hiện khi bạn căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra, cơn đau bụng có thể xuất hiện sau khi ăn hoặc ăn những đồ cay, đồ chua. Đôi khi trong bữa ăn người bệnh phải dừng lại và đi vệ sinh nhưng tình trạng bệnh có thể giảm dần khi bạn đi vệ sinh hoặc xì hơi.
3.2 Đại tiện bị rối loạn
Rối loạn đại tiện chính là khi người bệnh đi ngoài nhiều trong ngày hoặc bị táo bón 2 đến 3 ngày mới đi. Tuy nhiên, người bệnh gặp tình trạng đại tràng co thắt cũng có thể bị đi ngoài ra máu. Nhưng khi trong phân có máu đó là một dấu hiệu cho thấy ống tiêu hóa bị tổn thương và cần phải xem xét để tìm ra nguyên nhân.
Không những vậy, sau khi đi ngoài xong họ vẫn còn cảm giác đau bụng và muốn đi tiếp. Bên cạnh đó, phân thường có đầu rắn và đuôi nát lẫn chất nhầy cùng với mùi hôi khó chịu. Vì vậy bệnh nhân có thể tự cảm nhận được sự thay đổi thói quen trong thời gian gần nhất.
3.3 Yếu tố về thần kinh
Đại tràng co thắt có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người bệnh do các yếu tố về thần kinh. Một số yếu tố thần kinh như lo lắng, căng thẳng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn,… Ngoài ra còn ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và các mối quan hệ xã hội.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đại tràng co thắt khác như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh,…
4. Đại tràng co thắt uống thuốc gì để điều trị hiệu quả?
Hiện nay, số người mắc đại tràng co thắt ngày càng tăng vì vậy trên thị trường có rất nhiều loại thuốc khác nhau. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
4.1 Đại tràng co thắt uống thuốc gì nhanh khỏi? – Thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị đại tràng co thắt là một phương pháp tối ưu. Có rất nhiều loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn phải kể đến như:
– Thuốc Tradin Extra là loại thuốc được chỉ định để điều trị đại tràng ở thể cấp tính và mãn tính. Nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,… Nên sử dụng thuốc trong thời gian từ 2 – 3 tháng để đạt được hiệu quả tối đa.
– Thuốc Anvida có công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau quặn bụng và điều hòa nhu động ruột. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm giảm các cơn đau của đại tràng co thắt, giảm đi ngoài, chướng bụng, đầy hơi,…
– Thuốc Colmin là một dạng thực phẩm chức năng có tác dụng làm giảm tiêu viêm, kháng hỗ,.. Nên sử dụng thuốc từ 2 – 3 tháng để có kết quả tốt nhất.
– Thuốc chống co thắt đại tràng là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm co thắt bụng dựa vào cơ chế thư giãn các cơ trong ruột.
– Thuốc nhuận tràng có tác dụng điều hòa nhu động ruột làm giảm táo bón.
– Thuốc cầm tiêu chảy giúp làm giảm sự co bóp của các cơ trong ruột.
– Thuốc chống trầm cảm ba vòng thường giúp làm giảm các cơn đau bụng do căng thẳng, lo âu.
Lưu ý: Các thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, để điều trị bệnh hiệu quả bạn cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt.
4.2 Điều trị đại tràng co thắt bằng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm những bài thuốc dân gian dưới đây để đạt được kết quả tốt nhất:
– Giềng: thái nhỏ cho nước sôi hãm trong 20 phút. Uống nước này 3 lần/ ngày để có hiệu quả.
– Trứng gà lá mơ: Thái nhỏ lá mơ sau đó trộn đều với trứng gà. Đổ hỗn hợp vào áp chảo, đợi chín là lấy ra dùng.
– Rau diếp cá sấy khô rồi dùng để pha nước uống.
– Lá vối vò nát rồi đun lấy nước uống hàng ngày.
Lưu ý: Những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ cho việc điều trị chính chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng bệnh đại tràng co thắt. Mong bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng. Cùng với đó là một số cách điều trị và một số loại thuốc điều trị bệnh đại tràng co thắt. Qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa tình trạng bệnh đại tràng co thắt hiệu quả nhất.