Có 2 phương pháp điều trị viêm Amidan: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Trong nhiều trường hợp, ngoại khoa là phương pháp điều trị phù hợp duy nhất chuyên gia có thể chỉ định cho bệnh nhân. Tuy nhiên, có phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để thực hiện phương pháp này; cụ thể thì trẻ 3 tuổi có nên cắt Amidan? Đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết thông tin chi tiết, bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Viêm Amidan: Những điều bố mẹ phải biết
1.1. Khái niệm
Nằm tại hầu họng, Amidan bao gồm các mô mềm có chức năng tương tự các hạch bạch huyết (lympho) và được bao phủ bởi một lớp niêm mạc màu hồng với các hố crypts chạy qua. Chúng ta, không loại trừ người trưởng thành hay trẻ nhỏ, nam giới hay nữ giới, đều có tất cả 4 loại Amidan: Amidan khẩu cái, Amidan lưỡi, Amidan vòm và Amidan vòi. 4 loại Amidan này sắp xếp thành một vòng quanh hầu họng, gọi là vòng Waldeyer. Chức năng của vòng Waldeyer hay của 4 loại Amidan là ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhận tiêu cực từ môi trường vào cơ thể chúng ta, thông qua hầu họng.
Trong hầu hết các trường hợp, Amidan có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của chúng. Tuy nhiên, nếu các tác nhân tiêu cực tấn công cơ thể với một số lượng lớn quá mức, Amidan vô phương chống đỡ, tại chúng có thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm này được gọi là bệnh lý viêm Amidan.
1.2. Nguyên nhân
Các tác nhân tiêu cực từ môi trường là nguyên nhân gây viêm Amidan. Vậy, các tác nhân ấy cụ thể là gì? Theo chuyên gia, chúng chủ yếu là virus và vi khuẩn. Cụ thể, những virus, vi khuẩn được xác định là nguyên nhân khởi phát của phần lớn các ca viêm Amidan là: Adenovirus, Enterovirus, Herpes Simplex,… (virus) và Streptococcal,… (vi khuẩn).
1.3. Phân loại
Về bản chất, mọi trường hợp viêm Amidan đều giống nhau, tức đều phát sinh do một số lượng quá lớn virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể thông qua hầu họng. Tuy nhiên, xét về khả năng tồn tại, viêm Amidan vẫn có thể được phân loại thành 2 nhóm: Nhóm cấp tính và nhóm mãn tính. Trong đó, viêm Amidan cấp tính thường xảy ra ở Amidan khẩu cái và kéo dài không quá 10 ngày. Còn viêm Amidan mãn tính có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng và tái phát ít nhất 3 lần một năm.
1.4. Triệu chứng
Viêm Amidan là một bệnh lý rất dễ dàng để phỏng đoán sự tồn tại. Theo đó, dù là cấp tính hay mãn tính, viêm Amidan đều khiến bệnh nhân: Sốt, đau đầu, đau tai, đau họng, chảy nước miếng, khàn tiếng, khó nuốt, khó thở, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, hơi thở có mùi hôi, sưng hạch bạch huyết cổ, nôn mửa, đau bụng,…
1.5. Biến chứng
Mặc dù lành tính, viêm Amidan nếu không được điều trị tích cực, vẫn có thể khiến bệnh nhân phải đối diện với nhiều biến chứng phiền phức. Một số biến chứng phổ biến của viêm Amidan chúng ta có là: Áp xe peritonsillar (hiện tượng một túi mủ hình thành bên cạnh Amidan, do tình trạng viêm nhiễm quá mức tại đây; túi mủ này phải được dẫn lưu khẩn cấp); bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính (có nguy cơ xảy ra nếu viêm Amidan là do virus Epstein-Barr và biểu hiện bằng tình trạng sốt, đau họng, phát ban, mệt mỏi ở trẻ); viêm khớp cấp (biến chứng này làm các khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp đầu gối, khớp ngón chân trẻ… sưng, nóng, đỏ, đau,…); viêm thận cấp, viêm cầu thận cấp (trẻ bị biến chứng viêm thận cấp, viêm cầu thận cấp sẽ phù mặt, phù chân,…)
1.6. Điều trị
Hiện nay, viêm Amidan có thể được điều trị bằng 1 trong 2 phương pháp sau: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Để được chỉ định chính xác phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân phải thăm khám lâm sàng và nội soi tai mũi họng với chuyên gia. Thông thường, điều trị nội khoa là phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân viêm Amidan cấp tính. Hầu hết bệnh nhân viêm Amidan cấp tính đều đáp ứng tốt phương pháp này. Số ít không đáp ứng hoặc đáp ứng kém, có thể tiếp tục được chỉ định điều trị ngoại khoa. Điều trị ngoại khoa cũng là phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân viêm Amidan mãn tính.
1.6.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa viêm Amidan là điều trị bằng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không thể tùy tiện, loại và lượng thuốc bệnh nhân dùng phải tuân thủ chính xác 100% hướng dẫn của chuyên gia. Đây là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện nếu bệnh nhân muốn tình trạng viêm Amidan được kiểm soát, nguy cơ lan tỏa viêm từ Amidan sang các bộ phận khác của cơ thể được ngăn chặn.
1.6.2. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa hay phẫu thuật cắt Amidan có nhiều phương pháp. Tuy nhiên, phương pháp được đông đảo bệnh nhân lựa chọn nhất ở thời điểm hiện tại vẫn là phẫu thuật cắt Amidan công nghệ Plasma Plus.
Được biết, so với những phương pháp khác, phẫu thuật cắt Amidan công nghệ Plasma Plus sở hữu các ưu điểm vượt trội là: Thời gian phẫu thuật ngắn (phần lớn không vượt quá 45 phút), ít đau, ít chảy máu, ít thương tổn mô mềm xung quanh tổ chức viêm, ít biến chứng,… Có những ưu điểm đó là do công nghệ này sử dụng dao Plasma – dao phẫu thuật có khả năng đông điện và giải phóng năng lượng không lớn.
2. Giải đáp thắc mắc: Trẻ 3 tuổi có nên cắt amidan
Mặc dù các phương pháp phẫu thuật cắt Amidan được áp dụng phổ biến hiện nay, điển hình là phẫu thuật cắt Amidan công nghệ Plasma Plus, an toàn đến 99,99%, vẫn có những đối tượng không phù hợp để phẫu thuật. Theo đó, những đối tượng này là toàn bộ trẻ dưới 4 tuổi. Như vậy, với câu hỏi trẻ 3 tuổi có nên cắt Amidan không, câu trả lời là: Không, trẻ 3 tuổi không nên và cũng không thể cắt Amidan. Để điều trị viêm Amidan cho trẻ 3 tuổi, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ sử dụng thuốc kháng sinh.
Phía trên là lời giải đáp cho thắc mắc của bố mẹ về vấn đề trẻ 3 tuổi có cắt Amidan được không. Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!