Chụp cộng hưởng từ có phát hiện ung thư tử cung không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp hiện đại để chẩn đoán bệnh, đặc biệt là các căn bệnh ung thư. Vậy chụp cộng hưởng từ có phát hiện ung thư tử cung hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu nhé!

1. Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?

Chụp cộng hưởng từ MRI (Magnetic Resonance Imaging) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn sử dụng từ trường và sóng radio. Từ trường này sẽ kích thích tín hiệu từ của các hạt nhân nguyên tử hydrogen trong cơ thể. Những tín hiệu này được máy thu thập và xử lý điện toán, tạo ra hình ảnh khung cấu trúc tử cung chi tiết và các bộ phận khác trong cơ thể.

Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất, liệu chụp cộng hưởng từ có phát hiện ung thư tử cung không?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán các căn bệnh ung thư

2. Chụp cộng hưởng từ MRI tử cung được thực hiện như thế nào?

Chụp cộng hưởng từ tử cung là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh vùng chậu và tiểu khung. Kỹ thuật này sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

– Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn chụp MRI, có thể được bơm gel vào âm đạo để tăng độ chính xác.

– Sau đó, kỹ thuật viên sử dụng nẹp và dây đai để cố định phần cơ thể của người bệnh trên bàn chụp.

– Anten được đặt xung quanh vùng chậu của người bệnh. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ đưa bệnh nhân vào nam châm của thiết bị cộng hưởng từ

– Có thể sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch ở cẳng tay hoặc cánh tay của người bệnh nếu có chỉ định tiêm thuốc đối quang từ. Thuốc sẽ được tiêm vào đường truyền tĩnh mạch sau khi thực hiện các xung chụp quét ban đầu và các chuỗi xung tiếp theo sẽ chụp trong hoặc sau khi tiêm.

– Sau khi kết thúc, đường truyền tĩnh mạch sẽ được tháo ra.

– Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh lý, thời gian thực hiện chụp cộng hưởng từ tử cung có thể kéo dài từ 30 đến 50 phút

3. Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán được những bệnh lý nào của tử cung?

Chụp MRI vùng bụng – chậu giúp phát hiện các bệnh lý u tử cung. Đặc biệt, chụp cộng hưởng từ giúp đánh giá chính xác giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,…

3.1. Ung thư cổ tử cung

Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung thường thường mất một khoảng thời gian dài mới phát hiện được. Nếu chỉ khám lâm sàng thông thường, thì ở giai đoạn đầu rất khó có thể chẩn đoán được bệnh. Chính vì vậy, các bác sĩ sẽ thường khuyến nghị thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI). Chụp MRI sẽ giúp đánh giá tổn thương ngoài cổ tử cung như di căn gan, phổi xương, hạch… Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ còn có thể phát hiện các tổn thương tại parametre hai bên và các dây chằng tử cung để chẩn đoán giai đoạn bệnh và từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. Do đó, kỹ thuật chụp MRI tử cung là phương pháp được sử dụng để đánh giá giai đoạn bệnh, phục vụ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

3.2. Ung thư nội mạc tử cung

Đây là căn bệnh ung thư phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Khi sử dụng phương pháp chụp MRI tử cung và các phương pháp tầm soát khác như phết tế bào ung thư, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác tình trạng bệnh và mức độ phát triển di căn của khối u.

Hình ảnh ung thư lớp nội mạc ở đoạn cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung đoạn gần ống dẫn trứng

Hình ảnh ung thư lớp nội mạc ở đoạn cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung đoạn gần ống dẫn trứng

3.3. Các u xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh lý hình thành khi những khối u lành tính xuất hiện ở cơ trơn tử cung, tuy đây là bệnh lý không hiếm gặp nhưng nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh như u ung thư tử cung.Phương pháp chụp cộng hưởng từ tử cung có thể đánh giá đặc tính khối u, giúp cho các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho người bệnh.

3.4. Lạc nội mạc trong cơ tử cung

Lạc nội mạc trong cơ tử cung là căn bệnh khi mô tuyến nội mạc tử cung phát triển gây ra tình trạng đau bụng khi diễn ra kỳ kinh nguyệt. Về lâu dài, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vì vậy chụp MRI tử cung sẽ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh sớm, từ đó, việc điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn.

3.5. Lạc nội mạc tử cung vùng chậu.

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh có thể gây biến chứng vô sinh nữ. Việc chẩn đoán bệnh gồm việc miêu tả triệu chứng, chụp MRI tử cung để thăm khám và điều trị bệnh lý.

4. Chụp cộng hưởng từ có phát hiện ung thư tử cung không?

Vậy chụp cộng hưởng từ có phát hiện ung thư tử cung không? Câu trả lời chắc chắn là có. Để sớm phát hiện và sàng lọc ung thư hiệu quả, việc tầm soát ung thư là điều vô cùng cần thiết. Trong đó, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI là trợ thủ đắc lực trong việc phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của ung thư tử cung. So với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, chụp cộng hưởng từ MRI có những ưu điểm vượt trội như sau:

– An toàn với tất cả mọi người, kể cả phụ nữ đang mang bầu.

– Kết quả chẩn đoán chất lượng cao với hình ảnh 3D của cơ thể, chi tiết các mạch máu mà không cần can thiệp chất tương phản. Ngoài ra, kỹ thuật này có thể giúp phát hiện chính xác tổn thương trong cơ thể, kể cả các khối u nhỏ hơn 3mm.

– Thao tác chụp nhanh, đơn giản, tiết kiệm thời gian.

– Kết quả chụp có độ chính xác cao, hỗ trợ lớn trong việc chẩn đoán cuối cùng.

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì đây là kỹ thuật yêu cầu cao về thiết bị và chuyên môn của bác sĩ, do vậy cần lựa chọn những cơ sở khám bệnh uy tín, chất lượng. Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI là cơ sở khám bệnh uy tín mà chị em có thể tham khảo. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm thăm khám với hệ thống máy chụp cộng hưởng từ MRI hiện đại nhất. Hơn nữa, chị em nên lựa chọn tầm soát ung thư theo gói sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều so với thực hiện dịch vụ đơn lẻ.

Lựa chọn cơ sở khám uy tín giúp đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh chính xác

Lựa chọn cơ sở khám uy tín giúp đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh chính xác

5. Lưu ý khi chụp cộng hưởng từ MRI tử cung

– Không cần nhịn ăn trước khi chụp cộng hưởng từ MRI. Trước khi đến khám, người khám có thể ăn nhẹ.

– Người khám cần cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử các bệnh lý.

– Không thực hiện chụp cộng hưởng từ với những bệnh nhân mắc suy thận với mức lọc cầu thận dưới 30 mL/phút.

– Trước khi chụp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu loại bỏ tất cả các vật dụng kim loại có từ tính ra khỏi cơ thể.

– Bên cạnh đó, khi chụp, người khám cũng được thay trang phục chuyên dùng để chụp MRI bởi vì quần áo thông thường có thể có khóa, ốc vít, nút, thắt lưng bằng kim loại ảnh hưởng đến quá trình chụp.

– Đặc biệt chú ý, những bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp tim, dùng máy trợ thính, dùng van tim nhân tạo hay có mảnh đạn trong người, dùng răng giả… cần phải thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện chụp MRI.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital