Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi những đợt viêm phế quản cấp tính không được điều trị dứt điểm. Chữa viêm phế quản mạn tính thường lâu và khó khăn hơn điều trị viêm phế quản cấp tính.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, viêm phế quản mạn tính là tình trạng ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và kéo dài 2 năm liên tục, (trừ các trường hợp do mắc các bệnh lý khác như lao, apxe, giãn phế quản…
Viêm phế quản mạn tính có 3 loại chính: ở thể đờm thuần ho khạc đờm nhầy, ở thể đờm mủ rất dễ mắc lại ; và thể khó thở.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mạn tính chủ yếu là do vi khuẩn và sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể gây nên. Những người có sức đề kháng tốt khi mắc viêm phế quản cấp có thể tự khỏi, tuy nhiên ở những người suy giảm hoặc có sức đề kháng yếu, bệnh không thể tự khỏi, đồng thời bệnh kéo dài và chuyển thành mạn tính.
Ngoài ra, những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: khói thuốc lá và không khí ô nhiễm, khí bụi, khí độc hóa chất.
2. Triệu chứng bệnh viêm phế quản mạn tính
Tùy từng giai đoạn mà bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau:
Giai đoạn khởi phát, bệnh thường bắt đầu với triệu chứng ho và khạc đờm, ho xảy ra nhiều trong năm, và tăng nặng hơn khi thời tiết lạnh hoặc những khi thay đổi thời tiết, kèm theo triệu chứng ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi triệu chứng ho kéo dài, đờm sẽ đặc hơn và có màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml.
Bệnh viêm phế quản mạn tính có thể gây biến chứng khác như chứng giãn phế quản hoặc apxe hoá, lượng đờm nhiều. Các đợt ho có đờm thường xảy ra lặp đi lặp lại.
Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác tuy không thường xuyên như khó thở, gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh…
3. Chữa viêm phế quản mạn tính
Về nguyên tắc chữa viêm phế quản mạn tính gồm 3 nội dung chính bao gồm: chống nhiễm khuẩn mới; phục hồi lưu thông khí và chống nguy cơ suy hô hấp.
Tương ứng, việc phòng chữa viêm phế quản mạn tính cũng nhằm dự phòng 3 cấp: dự phòng căn nguyên loại trừ các yếu tố gây bệnh (dự phòng cơ bản); dự phòng “chậm trễ”: phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc và dự phòng “tàn phế”: tích cực điều trị dù đã muộn, hạn chế tàn phế, đẩy lùi nguy cơ tử vong.
Bỏ thuốc lá, cách ly hoàn toàn với khói thuốc lá, khí bụi ô nhiễm trong gia đình cũng như môi trường làm việc.
Chữa trị dứt điểm các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng.
Giảm uống rượu, bia và những đồ uống có gas khác.