Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ

Bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính ở trẻ khác nhau như thế nào? Thời gian điều trị bệnh bao lâu mới khỏi? Cách điều trị bệnh cho trẻ viêm phế quản cấp tính và mãn tính thế nào? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này

1. Phân biệt bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính ở trẻ

bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính ở trẻ em-1

Viêm phế quản ở trẻ là tình trạng lớp niêm mạc, tiểu phế quản của bé bị nhiễm trùng gây viêm

Viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng lớp niêm mạc, tiểu phế quản của bé bị nhiễm trùng. Tình trạng này khiến phế quản của bé bị thu hẹp, tăng tiết dịch nhầy gây tắc nghẽn đường thở.

Nguyên nhân chủ yếu là do virus gây nên như: virus hợp bào hô hấp (RSV), virus rhino, virus parainfluenza, virus mycoplasma pneumoniae… Ngoài ra, trẻ còn có thể bị nhiễm viêm phế quản do vi khuẩn, nấm…

Bệnh viêm phế quản ở trẻ thường xảy ra vào các thời điểm giao mùa, sang mùa Đông bệnh còn có nguy cơ bùng phát thành dịch. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em được chia thành 2 loại:

Viêm phế quản cấp tính: là bệnh viêm phế quản ở mức thông thường, trẻ có thể dễ dàng khỏi hẳn bệnh khi được điều trị đúng cách với phác đồ phù hợp.

– Viêm phế quản mãn tính: đây là tình trạng viêm phế quản cấp tính không được điều trị dứt điểm khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần và dẫn tới mãn tính. Trẻ viêm phế quản mãn tính thường có triệu chứng nặng hơn, do dai dẳng kéo dài, thời gian điều trị lâu hơn nhiều viêm phế quản cấp tính.

2. Thời gian điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính và mãn tính bao lâu khỏi?

Điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ

Trẻ viêm phế quản cấp tính được điều trị sớm, đúng cách sẽ khỏi bệnh chỉ sau 7 – 10 ngày

Trẻ viêm phế quản cấp tính thường có thể khỏi bệnh chỉ sau 7 – 10 ngày nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số trẻ do hệ miễn dịch yếu hay sức khỏe không tốt, bệnh diễn tiến nhanh có thể xảy ra bội nhiễm, kéo dài thời gian điều trị hơn.

Còn đối với viêm phế quản mãn tính, thời gian điều trị khỏi bệnh triệt để có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Điều này còn tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh của trẻ và cách điều trị bệnh được phụ huynh lựa chọn áp dụng cho bé.

Nhiều phụ huynh có thói quen tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ, hơn thế còn lạm dụng kháng sinh nhằm mục đích giúp bệnh của con nhanh khỏi hơn. Đây là một thói quen vô cùng tai hại, bởi việc lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ làm giảm tác dụng của kháng sinh ở các lần điều trị bệnh sau. Ngoài ra, việc phụ huynh tự ý mua thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính cho trẻ cũng khiến bệnh của trẻ lâu khỏi.

Như vậy, để rút ngắn thời gian điều trị viêm phế quản cho trẻ, phụ huynh hãy cho bé đi khám tại cơ ở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và cách chăm sóc đúng. Sau thăm khám, phụ huynh cần phối hợp tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh của bé nhanh khỏi nhất có thể.

3. Cách điều bệnh trị viêm phế quản mãn tính và cấp tính cho trẻ

Điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em-3

Nhiều trẻ viêm phế quản cấp tính có nguy cơ trở nặng phải nhập viện để điều trị dứt điểm bệnh

Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính và mãn tính tốt nhất, phụ huynh cần tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, đồng thời phối hợp chăm sóc bé thật tốt.

3.1. Phác đồ điều trị cho trẻ viêm phế quản cấp tính

Phác đồ điều trị bệnh cho trẻ viêm phế quản cấp tính thường hướng tới làm giảm nhẹ và dần kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Trẻ cần được xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản, nếu là do virus thì không sử dụng khác sinh để điều trị bệnh. Chỉ trường hợp trẻ viêm phế quản do virus nhưng xảy ra nhiễm trùng thì mới dùng thêm kháng sinh.

Dưới đây là gợi ý phác đồ điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính cho trẻ thường được áp dụng:

– Sử dụng thuốc hạ sốt (paracetamol hay ibuprofen) khi trẻ viêm phế quản có triệu chứng sốt cao; thuốc giảm đau khi trẻ viêm phế quản có triệu chứng đau đầu, đau nhức cơ nhiều;

– Sử dụng thuốc giảm ho khi trẻ viêm phế quản ho khan nhiều, trường hợp trẻ viêm phế quản ho có đờm thì cho uống thêm thuốc long đờm;

– Ngoài ra, trẻ viêm phế quản bị khò khè, khó thở nhiều, có tiểu sử mắc hen suyễn hay có nguy cơ viêm phế quản mãn tình còn được dùng thêm thuốc giúp lưu thông đường thở.

3.2. Phác đồ điều trị cho trẻ viêm phế quản mãn tính

Phác đồ điều trị cho trẻ viêm phế quản mãn tính cũng hướng đến khắc phục và kiểm soát các triệu chứng trẻ mắc phải. Bên cạnh đó, trẻ còn được dùng thêm các thuốc để làm giảm và ngăn ngừa các tổn thương mà bệnh viêm phế quản mãn tính có thể gây ra. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm phế quản mãn tính cho trẻ gồm:

– Thuốc giảm đau và giãn phế quản để mở rộng đường thở, giúp bé dễ thở hơn;

– Thuốc Corticosteroid đường uống giúp kiểm soát các đợt cấp của bệnh;

– Thuốc Corticosteroid đường hít kết hợp với thuốc giãn phế quản giúp kiểm soát chứng ho dai dẳng;

– Thuốc kháng sinh giúp kiểm soát tình trạng nhiễm trùng của trẻ.

3.3. Chế độ chăm sóc để trẻ viêm phế quản nhanh hồi phục

Bên cạnh việc cho trẻ điều trị đúng phác đồ, phụ huynh cũng cần chú ý chăm sóc tốt, đúng cách để giúp bé nhanh hồi phục hơn. Dưới đây là gợi ý cách chăm sóc trẻ mắc viêm tiểu phế quản:

– Chú ý cho trẻ uống đủ nước. Việc cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp bé làm giảm tắc nghẽn ở phế quản và đàm được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.

– Tạo cho bé môi trường nghỉ ngơi thoải mái, thông thoáng, hợp vệ sinh, có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Bố mẹ có thể cho bé gối một chiếc gối có độ cao vừa phải để bé dễ thở hơn.

– Cho trẻ ăn uống đủ bữa, dinh dưỡng cân bằng. Đối với trẻ còn bú mẹ, hãy tăng tần suất và cữ bú lên để bé được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

– Hướng dẫn và luyện cho  trẻ thói quen súc miệng và vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể dục thường xuyên và tránh xa khỏi khu vực ô nhiễm và nhiều khói bụi.

– Đảm bảo khu vực sống và vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ và thoáng đãng.

Trong điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính hay cấp tính tại nhà, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường: môi khô do mất nước, mũi, miệng và móng tay có màu xám, bé lừ đừ, mệt mỏi quá mức, sốt cao (>39 độ C) không đáp ứng thuốc hạ sốt… Trường hợp này, bố mẹ hãy đưa bé tới ngay Thu Cúc TCI hoặc tới cơ sở y tế uy tín ở gần để con được bác sĩ hỗ trợ kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital