Thoái hóa khớp gối luôn gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Đáng nói, nếu họ không chọn đúng phương pháp điều trị sẽ chỉ cải thiện được triệu chứng và ngừa biến chứng bệnh. Vậy đâu là phác đồ chữa thoái hóa khớp gối đúng đắn?
Menu xem nhanh:
1. Vai trò của việc điều trị thoái hóa khớp đúng lúc, đúng cách
Khớp bị thoái hóa là tình trạng quá trình cơ học và sinh học làm mấy cân bằng tổng hợp, hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. Trong đó, khớp gối là vị trí dễ mắc phải. Bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa và trầm trọng hơn khiến chúng ta cần quan tâm tới cách phòng, chữa nó.
1.1. Thoái hóa khớp gối có phải bệnh lý nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu, khớp gối thoái hóa khi biến chứng có khả năng gây tàn phế đứng thứ 02 trên thế giới. Tỷ lệ tàn tật lên tới 25%. Các biến chứng bao gồm:
– Đau nhức kéo dài
– Biến dạng khớp
– Hạn chế chức năng vận động
– Teo cơ, liệt cơ
1.2. Chữa thoái hóa khớp gối sớm, bệnh nhân được gì?
Để tránh nguy cơ biến chứng, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh nên phát hiện và điều trị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn sớm. Chỉ tính riêng việc giảm đau đớn, hồi phục khớp gối nhanh chóng giúp người bệnh mau quay trở lại cuộc sống thường nhật đã là điểm cộng rất lớn.
Điều trị sớm, bệnh nhân được chỉ định những phương pháp chữa đơn giản hơn, không quá phức tạp hay tốn kém. Thời gian và tiền bạc của họ được tiết kiệm đáng kể. Hơn hết, nguy cơ khớp bị ảnh hưởng khi về già cũng sẽ giảm thiểu đi rất nhiều.
2. Chuyên gia chẩn đoán khớp gối thoái hóa như thế nào?
Khởi đầu việc chẩn đoán thoái hóa khớp, bệnh nhân sẽ được thăm khám sức khỏe tổng thể. Bác sĩ sẽ khai thác thêm tiền sử bệnh lý của bản thân và người thân của đương đơn. Người bệnh cũng cần cung cấp đầy đủ các bất thường sức khỏe của mình. Nhờ đó bác sĩ sẽ bước đầu xác định được vấn đề họ gặp phải.
Sau khi có những phán đoán ban đầu, chuyên gia có thể chỉ định các phương pháp sàng lọc như xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh. Mục đích của bước này nhằm giúp bác sĩ quan sát cụ thể hơn về tình trạng khớp của bệnh nhân.
Chụp X-quang
Hình ảnh tái hiện bằng tia X cho phép bác sĩ nhìn nhận mức độ tổn thương xương, sụn, gai xương xuất hiện ở rìa khớp.
Chụp cộng hưởng từ MRI
Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát rõ ràng hình ảnh khớp theo 3 chiều. Qua đó, những tổn thương tại sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch được phát hiện.
Siêu âm khớp
Biện pháp này nhằm mục đích đánh giá hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp,… đồng thời kiểm tra các mảnh sụn thoái hóa bị bong vào ổ khớp.
Nội soi khớp
Tác dụng của nội soi là phản ánh rõ ràng những tổn thương thoái hóa của sụn khớp. Qua đó bác sĩ không chỉ chẩn đoán được giai đoạn bệnh mà còn sàng lọc được các bệnh lý về khớp khác.
Xét nghiệm
Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm máu và sinh hóa để kiểm tra tốc độ lắng máu, xét nghiệm kiểm tra số lượng tế bào dịch khớp
Sinh thiết màng hoạt dịch
Sinh thiết thường được kết hợp với nội soi để tầm soát các bệnh lý về khớp.
3. Phác đồ chữa thoái hóa khớp gối đúng chuẩn
Việc điều trị khớp gối thoái hóa không thể tự phát mà cần tuân thủ theo một phác đồ tiêu chuẩn, phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Phác đồ này phải được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra cho người bệnh.
3.1. Nguyên tắc trong điều trị
Quy trình chữa thoái hóa khớp phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:
– Giảm đau, hỗ trợ phục hồi chức năng cho khớp
– Hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra bởi thuốc điều trị
– Cân nhắc về phản ứng uống trước khi kết hợp
– Hạn chế, phòng ngừa biến dạng khớp
– Ưu tiên điều trị bảo tồn
– Kết hợp giữa điều trị, dinh dưỡng, sinh hoạt
– Chỉ áp dụng thay khớp nhân tạo khi thực sự cần thiết
3.2. Phương pháp chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả
Một phác đồ điều trị bệnh chuẩn sẽ gồm những danh mục sau.
Điều trị nội khoa
Trong bước này, bệnh nhân được chỉ định vật lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc giảm triệu chứng, cấy ghép tế bào.
Phương pháp trị liệu bằng nhiệt như siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, bùn, suối khoáng giúp giảm áp lực khớp hay co cứng khớp.
Đối với các loại thuốc khắc phục triệu chứng sẽ chia làm nhiều loại. Thuốc tác dụng nhanh chỉ được dùng khi bệnh nhân đau khớp gồm:
– Giảm đau: Paracetamol 1 – 2g/ ngày hoặc Paracetamol + Tramadol 1 – 2g/ngày
– NSAIDs (Thuốc chống viêm không Steroid): Etoricoxia 30 – 60mg/ngày, Celecoxib 200mg/ngày, Meloxicam 7,5 – 15mg/ngày; Hoặc Diclofenac 50 – 100mg/ngày, Piroxicam 20mg/ngày,…
– Thuốc bôi ngoài: Dùng bôi tại khớp gối đau 2-3 lần/ ngày, bao gồm các loại gel Voltaren Emugel..
– Corticosteroid
– Tiêm khớp: Hydrocortison acetat tiêm mỗi đợt 2-3 mũi, cách nhau 5 – 7 ngày nhưng không quá 4 mũi tiêm mỗi đợt
– Chế phẩm chậm: Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate tiêm cách nhau 6 – 8 tuần mỗi mũi, không quá 3 đợt/năm; Acid hyaluronic (AH) 1 ống/1 tuần, trong 5 tuần
Với thuốc xử lý triệu chứng tác dụng chậm (DMARDs) cần được chỉ định sớm, lâu dài, kết hợp với các thuốc trị triệu chứng tác dụng nhanh.
– Glucosamine sulfate: 1,5g/ngày
– Acid hyaluronic và Chondroitin sulfate: 30ml/ngày
– Thuốc ức chế Interleukin 1: Diacerein 50mg – 2 viên/ngày
Trong phương pháp cấy ghép tế bào gốc, bác sĩ có thể lấy từ các nguồn như:
– Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
– Mô mỡ (Adipose Derived Stemcell-ADSCs)
– Nguồn gốc tủy xương tự thân
Điều trị ngoại khoa
Khi bệnh nhân dùng thuốc không đảm bảo hiệu quả, các phương pháp trị ngoại khoa sẽ được cân nhắc áp dụng. Trong đó phổ biến là điều trị dưới nội soi khớp gồm:
– Cắt lọc, bào, rửa khớp
– Khoan kích thích tạo xương
– Cấy ghép tế bào sụn
Đặc biệt thoái hóa nặng nề, phẫu thuật thay khớp gối là biện pháp được chỉ định.
Cuối cùng, sau khi đã chia sẻ đầy đủ kiến thức trong điều trị thoái hóa khớp gối, bài viết hy vọng mọi người chủ động kiểm tra, phát hiện và chặn đứng các hệ quả xấu ngay khi bệnh ở giai đoạn đầu.