Viêm tuyến Bartholin không phải là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ. Nếu mắc phải căn bệnh này, chị em sẽ gặp phải rất nhiều điều bất tiện trong sinh hoạt tình dục và sức khỏe sinh sản cũng bị ảnh hưởng. Một trong những thủ thuật tốt nhất để điều trị căn bệnh này là chích áp xe – bóc nang tuyến Bartholin. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp điều trị căn bệnh này với bài viết bên dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Đôi nét về bệnh viêm tuyến Bartholin
Bartholin là một tên gọi khoa học dùng để chỉ hai tuyến nhỏ với kích cỡ chỉ bằng hạt đậu nằm ở trong và ngoài môi bé có lỗ thông ra hai bên cửa âm đạo. Tuyến này mặc dù nhỏ nhưng lại “có võ” vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tiết chất nhờn vào trong bề mặt môi bé giúp âm đạo luôn giữ được độ ẩm nhất định và bôi trơn khi quan hệ tình dục để tạo cảm giác hưng phấn hơn.
Vị trí của tuyến Bartholin dễ bị các loại vi khuẩn gây hại tấn công dẫn tới tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm ống thông. Điều này khiến tuyến Bartholin dễ bị ứ đọng dịch và nhiễm trùng mưng mủ, gây ra viêm nhiễm. Thông thường, bệnh áp xe tuyến Bartholin chỉ xuất hiện ở 1 bên âm đạo và gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tuyến Bartholin
Khi tuyến Bartholin bị viêm sẽ gây ra cảm giác đau đớn, chất nhờn không thể tiết ra lúc giao hợp, âm hộ bị khô, sưng tấy đi kèm với những triệu chứng của bệnh phụ khoa khác. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn tới áp xe tuyến Bartholin với những biểu hiện cơ bản như:
– Khi sờ vào hai bên âm hộ thấy cục cứng là do tuyến Bartholin sưng to đi kèm cảm giác đau đớn, nóng và chảy mủ.
– Khi đi bộ, vận động hoặc quan hệ tình dục sẽ bị đau rát.
– Dễ bị mắc chứng rối loạn tiểu tiện gây ra tiểu rắt, tiểu buốt.
– Cơ thể luôn mệt mỏi và dễ phát sốt.
Áp xe tuyến Bartholin là giai đoạn nặng hơn của tình trạng viêm nhiễm nên bên cạnh cảm giác khó chịu, căn bệnh còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vì vậy, chị em cần phải cảnh giác trước những triệu chứng bất thường ở âm đạo và nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị sớm.
3. Nguyên nhân gây ra gây ra bệnh viêm tuyến Bartholin
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh áp xe tuyến Bartholin. Sự viêm nhiễm dẫn đến ứ tắc dịch nhầy và hình thành ổ áp xe có thể xuất phát từ một trong những nguyên do sau đây:
3.1. Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là con đường trực tiếp và nhanh nhất gây ra bệnh áp xe tuyến Bartholin. Quan hệ tình dục không an toàn sẽ góp phần lây lan tụ cầu và lậu cầu, Chlamydia – những nguyên nhân chính gây ra bệnh áp xe tuyến Bartholin.
Bên cạnh đó, việc dùng bao cao su không không mang lại sự an toàn tuyệt đối nếu “bạn tình” của chị em mang mầm bệnh viêm tuyến Bartholin.
3.2. Nhiễm khuẩn vùng kín
Những căn bệnh viêm nhiễm phổ biến như viêm âm đạo, viêm âm hộ nếu không điều trị sớm cũng sẽ gây ra bệnh viêm tuyến Bartholin. Theo đó, những tác nhân gây ra bệnh sẽ tấn công và xâm nhập vào bên trong tuyến Bartholin, gây viêm tắc và ứ đọng dịch nhầy.
3.3. Do chấn thương
Chấn thương vùng sinh dục ngoài cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm tuyến Bartholin.
4. Bệnh viêm nang tuyến Bartholin có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, sự nguy hiểm của viêm tuyến Bartholin sẽ tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Tuy nhiên, khi mắc phải căn bệnh này thì chị em không được chủ quan vì:
– Bệnh viêm tuyến nang Bartholin gây sưng và đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục.
– Viêm tuyến Bartholin sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý khác, gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai và sinh sản về sau.
– Những mẹ bầu mắc bệnh viêm tuyến Bartholin có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng (trong trường hợp sinh thường), trẻ chậm phát triển hoặc nhẹ cân. Nếu nang tuyến Bartholin bị vỡ sẽ dễ dẫn tới tình trạng thai chết lưu.
– Trong trường hợp xấu nhất, bệnh viêm, áp xe tuyến Bartholin có thể tiến triển thành ung thư.
5. Phương pháp điều trị viêm tuyến Bartholin đạt hiệu quả cao nhất
5.1. Chích áp xe tuyến Bartholin
Chích áp xe tuyến Bartholin là thủ thuật ngoại khoa đơn giản và dễ thực hiện, nhưng không phải chị em nào mắc bệnh này cũng có thể thực hiện. Bởi lẽ thủ thuật này chỉ được áp dụng cho những người bị áp xe tuyến Bartholin có rò hoặc không và nang tuyến Bartholin đã hình thành. Còn những chị em đang ở giai đoạn viêm (sưng đỏ, đau nóng) thì sẽ bị chống chỉ định với thủ thuật này.
Thủ thuật chích áp xe tuyến Bartholin được tiến hành như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị sẵn sàng
Lúc này, y tá sẽ chuẩn bị đầy đủ thuốc và dụng cụ y khoa cần thiết, còn bác sĩ bắt đầu tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí viêm tuyến Bartholin.
– Bước 2: Thực hiện rạch da
Để thực hiện việc chích mủ, bác sĩ sẽ phải rạch da để đặt ống thông hút dịch ra bên ngoài. Tùy theo mức độ áp xe và kinh nghiệm mà bác sĩ phẫu thuật có thể rạch da ở giữa môi bé và môi lớn, rạch dọc theo chiều dài vị trí sưng hoặc rạch ở ngoài môi lớn.
– Bước 3: Chích dịch áp xe nang tuyến Bartholin
Ngay sau khi rạch da, bác sĩ sẽ đặt một ống thông để dịch mủ ứ tắc được chảy ra ngoài. Vì ống thông được làm bằng chất liệu đặc biệt nên sẽ không gây dị ứng hay nguy hiểm cho người bệnh.
Thời gian đặt ống thông có thể kéo dài vài tuần cho đến khi dịch mủ chảy hết. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh quay lại tái khám để lấy ống thông ra bên ngoài.
– Bước 4: Khâu lại vết rạch
Đây là bước không thể bỏ qua khi thực hiện thủ thuật chích áp xe Bartholin. Khâu lại vết rạch là cách bảo vệ vết thương an toàn và tránh tình trạng nhiễm trùng.
– Bước 5: Kê đơn thuốc, dặn dò và tái khám
Vì áp xe nang tuyến Bartholin là hiện tượng viêm nhiễm nên sau khi thực hiện thủ thuật chích áp xe Bartholin, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh giúp vết thương mau lành hơn. Sau khi kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ hẹn người bệnh quay lại tái khám và tư vấn những điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày cũng như chế độ nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp.
Lưu ý: Mặc dù thủ thuật chích áp xe tuyến Bartholin cho tỷ lệ thành công cao nhưng một số trường hợp vẫn có thể bị tái phát. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành mở thông nang. Nếu thực hiện thủ thuật chích áp xe và mở thông nang tuyến Bartholin vẫn không cho kết quả tốt, người bệnh sẽ phải làm phẫu thuật để loại bỏ tuyến Bartholin. Tuy nhiên, tình trạng xấu như vậy rất ít khi xảy ra nên người bệnh không cần phải quá lo lắng. Đây chỉ là phương án cuối cùng để cứu cánh nếu như tình trạng áp xe tuyến Bartholin vượt khỏi tầm kiểm soát.
5.2. Bóc nang tuyến Bartholin
Thủ thuật bóc nang tuyến Bartholin được thực hiện như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị sẵn sàng.
– Bước 2: Rạch da.
– Bước 3: Bóc tách tuyến Bartholin: Bờ trên ngoài của nang tuyến Bartholin thường bị dính nên khó bóc tách hơn mặt trong ở bên dưới niêm mạc. Lúc này, bác sĩ sẽ cẩn thận bóc tách tuyến Bartholin nhằm tránh vỡ khối viêm để dịch mủ chảy ra bên ngoài.
– Bước 4: Cầm máu.
– Bước 5: Khâu lại vết rạch.
Sau khi thực hiện thủ thuật bóc nang tuyến Bartholin, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh ít nhất là 5 ngày, vệ sinh tầng sinh môn bằng dung dịch Betadine hoặc những dung dịch sát trùng khác. Đồng thời, bác sĩ sẽ theo dõi nguy cơ tụ máu và nhiễm khuẩn của người bệnh sau khi làm thủ thuật.
6. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI – địa chỉ chích áp xe & bóc nang tuyến Bartholin an toàn
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI là địa chỉ chích áp xe – bóc nang tuyến Bartholin an toàn và uy tín với nhiều ưu điểm vượt trội như:
– Quy tụ đội ngũ bác sĩ Sản Phụ Khoa đầu ngành giỏi, giàu kinh nghiệm và tay nghề thủ thuật chính xác.
– Tất cả các chi phí khám, chích áp xe – bóc nang tuyến Bartholin đều được công khai minh bạch.
– Không gian bệnh viện rộng rãi, thoáng mát, theo mô hình Khách sạn – Bệnh viện.
– Hệ thống lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng luôn được bảo mật chặt chẽ.
– Áp dụng bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh theo quy định.
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực y khoa, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI đã chích áp xe và bóc nang tuyến Bartholin thành công cho rất nhiều người bệnh. Nếu các bạn có nhu cầu thực hiện phương pháp này, hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline: 1900558892 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch sớm nhất.