Khám thai và siêu âm thai là một quá trình dài, cần phải thực hiện thường xuyên và đều đặn theo lịch trình của bác sĩ. Trong mỗi lần khám thai mẹ sẽ cần chi trả một khoản tiền khác nhau bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì thế mà vấn đề chi phí khám thai giá bao nhiêu được rất nhiều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Các mẹ bầu hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Khám thai bao gồm những gì?
Trong tổng thể một lần khám thai, để theo dõi và nắm bắt được toàn bộ những chỉ số phát triển của em bé thì người mẹ sẽ cần phải đi qua nhiều bước khác nhau như là khám ban đầu, khám phụ khoa, siêu âm, xét nghiệm,… Mỗi tuần thai mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các bước cần thiết. Cũng chính bởi điều này mà chi phí khám thai giá bao nhiêu cũng sẽ có sự chệnh lệch.
1.1 Thăm khám ban đầu
Đây là dấu mốc đầu tiên mẹ gặp bác sĩ và cũng là bước khởi đầu cho một thai kỳ hạnh phúc.Trong lần thăm khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ hỏi mẹ những thông tin cần thiết nhất để nắm được sức khỏe tổng quát của người mẹ cũng như có phương hướng theo dõi thai kỳ sau này.
Những câu hỏi mẹ cần phải trao đổi với bác sĩ lần đầu như là: những thông tin cá nhân, tình trạng thai nghén, mang thai lần thứ bao nhiêu, đã từng đẻ thường hay đẻ mổ, những loại thuốc mẹ đang sử dụng, có tiền sử bệnh lý như thế nào, người thân trong gia đình có ai bị mắc phải dị tật hay không,…
1.2 Thực hiện những xét nghiệm quan trọng
Sẽ có khá nhiều xét nghiệm mà mẹ cần phải thực hiện trong suốt thai kỳ bao gôm như là: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Tùy vào từng tuần thai bác sĩ sẽ có chỉ định thực hiện khác nhau.
– Xét nghiệm nước tiểu: Với xét nghiệm này sẽ giúp cho bác sĩ kiểm tra được sức khỏe hiện tại của người mẹ, có bị mắc phải tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu hay không. Thông qua phương pháp xét nghiệm đo lượng protein có trong nước tiểu, Albumin và Nitrite mà sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm những triệu chứng bất thường. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu mẹ cần thực hiện trong mỗi lần khám thai.
– Xét nghiệm máu: Mặc dù đây không phải là một dạng xét nghiệm cần thực hiện liên tục vào mỗi lần khám thai nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nguy cơ tiềm ẩn như thiếu máu, thiếu sắt có làm ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Các xét nghiệm máu cơ bản mẹ cần thực hiện đó là nhóm máu (ABO, Rh), các bệnh truyền nhiễm (VGb, HIV, giang mai ), sinh hóa máu (gan, thận, mỡ máu), đông máu, sắt, canxi,…
– Xét nghiệm double test: Đây là một xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh vô cùng quan trọng và cần phải thực hiện từ tuần 11-13 của thai kỳ. Mục đích của xét nghiệm này đó là nhằm xác định nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi như là : Hội chứng Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13). Chi phí khám thai giá bao nhiêu cũng sẽ chênh lệch nếu như trường hợp của mẹ sau khi làm Double test và thấy có nguy cơ mắc dị tật cao sẽ phải làm thêm chọc ối.
– Xét nghiệm Triple test: Đây là một dạng xét nghiệm sinh hóa, được thực hiện nhằm đánh giá thai nhi có nguy cơ cao hay thấp mắc phải các dị tật bẩm sinh thường gặp. Xét nghiệm này thường được chỉ định thực hiện từ tuần 15-18 của thai kỳ, nhưng để mang lại kết quả chính xác nhất thì mẹ bầu nên làm vào tuần thứ 16.
– Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B: Thông thường vào tuần thứ 35-37 của thai kỳ thì người mẹ sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm để tìm ra loại vi khuẩn này. Đây là một dạng vi khuẩn cư trú bên trong ruột, âm đạo hoặc dịch họng, chúng có khả năng gây ra các biến chứng khó lường cho phụ nữ mang thai và gây bệnh cho trẻ em.
– Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (nghiệm pháp dung nạp đường huyết): để tránh hậu quả nguy hiểm mà tiểu đường thai kỳ gây ra mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ.
– Xét nghiệm tầm soát tai biến thai sản (tiền sản giật, mỡ máu…) thông qua các chỉ số Albumin, protein, acid uric, cholesterol, triglycerid: đây là những bệnh lý mẹ có khả năng gặp phải trong thai kỳ và để lại hậu quả nặng nề tới sức khỏe của cả 2 mẹ con nếu không được phát hiện sớm.
1.3 Siêu âm
Siêu âm trong quá trình mang thai chiếm giữ vai trò vô cùng quan trọng, nó như là một “cánh cửa” giúp bác sĩ theo dõi được những vấn đề sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ. Trong quá trình siêu âm thai, bác sĩ sẽ xác định được các vấn đề như sau:
– Xác định xem thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung, xác định số lượng thai và tính chất bánh nhau nếu là đa thai.
– Theo dõi được chỉ số hoạt động của tim thai, chỉ số sinh trắc thai, ngôi thai, vị trí và độ trưởng thành của bánh nhau, đánh giá tình trạng nước ối, đánh giá bất thường hình thái thai nhi, các bất thường của cá 2 mẹ con nếu có.
Trong suốt thai kỳ hầu hết mẹ sẽ được thực hiện siêu âm thai 2D, nhưng tại những mốc thai quan trọng mẹ cần thực hiện siêu âm 5D để phát hiện sớm các bất thường.
2. Tổng mức chi phí khám thai giá bao nhiêu?
Thông thường, trong suốt một thai kỳ thì mẹ sẽ cần phải khám thai định kỳ từ 9-10 lần. Tuy nhiên, nếu như mẹ có những dấu hiệu bất thường và cần phải theo dõi thường xuyên thì số lần khám thai cũng sẽ tăng lên và mỗi lần như vậy mẹ cần phải chi trả một khoản phí nhất định.
Chi phí khám thai giá bao nhiêu sẽ cần phải phụ thuộc vào lần khám thai đó bác sĩ chỉ định mẹ thực hiện những gì. Tuy nhiên, mẹ có thể tham khảo mức giá cho từng mục khám thai tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI như sau:
– Chi phí khám thai ban đầu: 200,000 đồng
– Tổng phân tích nước tiểu (11 thông số): 84,000 đồng
– Tổng phân tích tế bài máu ngoại vi (18TS): 156,000 đồng
– Chi phí xét nghiệm Double test:1,210,000 đồng
– Chi phí xét nghiệm Triple test: 1,210,000 đồng
– Siêu âm thai nhi 2D (3 tháng đầu): 264,000 đồng
– Siêu âm thai nhi 5D (3 tháng đầu – thai đơn): 550,000 đồng.
3. Khi khám thai có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?
Theo quy định đã được nêu tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 thì việc khám thai định kỳ là một trong những khoản được phép chi trả của BHYT. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ chỉ được chi trả trong điều kiện tham gia khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn chuẩn của bệnh viện và theo quy trình khám tiêu chuẩn.
Mẹ bầu sẽ không được BHYT chi trả chi phí khám thai nếu thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán không nhằm mục đích điều trị, không có chỉ định của bác sĩ. Để chắc chắn hơn về quyền lợi của mình, mẹ bầu hãy trao đổi về vấn đề chi trả của BHYT với nhân viên tại bệnh viện thăm khám.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này của chúng tôi đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc chi phí khám thai giá bao nhiêu để phần nào chủ động hơn trong hành trình mang thai của mình. Nếu mẹ muốn không phải lo lắng về chi phí mỗi lần khám thai hoặc cần thực hiện những xét nghiệm, siêu âm gì trong suốt thai kỳ thì hãy đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Với dịch vụ thai sản trọn gói mẹ sẽ được xây dựng một lộ trình thăm khám đầy đủ và nhắc lịch từng mốc khám cho mẹ. Mẹ sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí so với thực hiện khám lẻ thông thường. Đặc biệt tại Thu Cúc có áp dụng bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh theo đúng quy định giúp mẹ tiết kiệm chi phí hơn.