Tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm máu là phương pháp thiết yếu trong quá trình sàng lọc, phát hiện khối u sớm. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện xét nghiệm máu thôi thì kết quả có đảm bảo chính xác không? Bạn cần thực hiện thêm những phương pháp sàng lọc ung thư vú nào nữa?
Menu xem nhanh:
1. Tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm máu đã đủ để sàng lọc?
1.1. CA 15.3 – Dấu ấn ung thư vú đặc trưng
Để phát hiện bạn có nguy cơ cao mắc ung thư vú hay không, trong xét nghiệm máu bác sĩ sẽ dựa vào kết quả nồng độ của chỉ số CA 15.3. Đây là chỉ số xét nghiệm đặc trưng trong sàng lọc ung thư vú ở nữ giới.
Nồng độ CA 15.3 < 30 U/ml là giá trị ở người bình thường. Nếu kết quả nồng độ vượt mức 30 U/ml sẽ cho thấy nguy cơ xuất hiện của ung thư vú. Và kết quả tăng cao rõ rệt sẽ là sự cảnh báo của ung thư vú đang tiến vào giai đoạn di căn.
Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều xét nghiệm để sàng lọc và hỗ trợ trong tầm soát ung thư vú như Her2 NEW, CEA, CA19-9….Bạn có thể hỏi bác sĩ trước để biết được trong gói sàng lọc ung thư vú của mình được thực hiện loại xét nghiệm nào. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn cũng nên hỏi ngay để được giải đáp chi tiết ngay từ đầu.
1.2. Kết quả xét nghiệm máu có chính xác không
Kết quả xét nghiệm máu trong sàng lọc ung thư vú trong nhiều trường hợp không hoàn toàn chính xác 100%. Việc tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm máu không thể chắc chắn nếu chỉ thực hiện duy nhất danh mục này.
Ở một số trường hợp, kết quả nồng độ CA 15.3 > 30 U/ml nhưng chẩn đoán cho thấy không mắc ung thư vú. Có rất nhiều nguyên do có thể làm tăng nồng độ của chỉ số này, bao gồm cả bệnh lành tính và ác tính, trong đó có ung thư vú.
Nồng độ CA 15.3 tăng có thể là cảnh báo một số bệnh lý thông thường là:
– Viêm gan mạn.
– Xơ gan.
– Bệnh vú lành tính.
– Viêm nội mạc tử cung.
– Lupus ban đỏ hệ thống…
Không chỉ ung thư vú, các dạng ung thư khác cũng có thể dựa vào kết quả nồng độ của chỉ số này để chẩn đoán:
– Ung thư nội mạc tử cung.
– Ung thư tử cung.
– Ung thư dạ dày, tụy.
2. Kết hợp các phương pháp khác để tăng hiệu quả sàng lọc ung thư vú
Để tăng hiệu quả chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ chỉ định bạn cần thực hiện rất nhiều phương pháp sàng lọc chuyên sâu khác nhau. Bên cạnh xét nghiệm máu để tìm chỉ số chỉ điểm khối u, bạn cần thực hiện thêm các phương pháp sau:
2.1. Khám vú
Bước khám này được thực hiện đầu tiên trong cả quy trình tầm soát ung thư vú. Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý bản thân, gia đình và các triệu chứng bất thường gần đây. Sau đó, bác sĩ tiến hành khám vú trực tiếp để đánh giá và có chỉ định các bước khám tiếp theo phù hợp.
2.2. Chụp X-quang vú 2 bên
Vì tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm máu là chưa đủ nên bạn sẽ thực hiện thêm phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp. Tiêu biểu là chụp X-quang vú 2 bên. Phương pháp này giúp phát hiện tổn thương nghi ngờ dạng khối u. Nếu nhìn thấy sự bất thường trên phim, bạn tiếp tục tiến hành sinh thiết vú để xác định cơ thể có mắc ung thư vú hay không.
Thời gian chụp X-quang vú diễn ra khá nhanh. Bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Thực hiện đúng theo hướng dẫn của kỹ thuật viên về tư thế, cách giữ yên trong lúc chụp.
– Không chỉ định thực hiện với phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai.
– Không bôi kem hay sử dụng phấn phủ ở khu vực vùng ngực trước khi chụp X-quang.
2.3. Siêu âm vú
Bên cạnh chụp X-quang vú, siêu âm vú sẽ hỗ trợ tăng tính chính xác của việc sàng lọc. Hình ảnh siêu âm thu lại được sẽ cho thấy các bất thường ở trong vú, giúp phân biệt các nang vú lành tính và ung thư.
Bên cạnh đó, siêu âm còn khảo sát được hệ thống hạch xung quanh. Nếu phát hiện những hạch bất thường thì có thể nghi ngờ là do tế bào ung thư gây nên.
Kết quả của quá trình tầm soát ung thư vú có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Do đó, hãy lựa chọn địa chỉ uy tín, có chất lượng tốt. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI với gói sàng lọc ung thư vú sớm có mức chi phí cực “mềm”. Hơn thế, bạn còn được trải nghiệm loạt máy móc công nghệ cao và trực tiếp thăm khám bởi nhiều bác sĩ chuyên môn giỏi. Hứa hẹn sẽ mang tới cho bạn 1 trải nghiệm hài lòng nhất khi thăm khám tại đây.
Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề “Tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm máu thôi có được không?”. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về các phương pháp cần thiết cũng như quy trình sàng lọc ung thư vú cơ bản là như nào rồi nhé.