Chị em đẻ mổ có phải thông tiểu không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Những bước chuẩn bị khi đẻ mổ luôn là vấn đề khiến chị em tò mò. Bên cạnh các bước kiểm tra sức khỏe, các chỉ số sinh tồn, gây tê tủy sống,… chị em đẻ mổ có phải thông tiểu không? Dưới đây sẽ là thông tin giải đáp cho câu hỏi này.

1. Thai phụ đẻ mổ có phải thông tiểu không? Quy trình đặt ống thông tiểu như thế nào?

Nhiều chị em đã biết rõ về quy trình diễn ra một ca đẻ mổ. Tuy nhiên, với những mẹ chưa từng sinh mổ, việc thắc mắc có phải thông tiểu trong quá trình đẻ mổ không là điều rất dễ hiểu. Nắm rõ về bước này trong quy trình mổ đẻ, chị em có thể yên tâm hơn, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

1.1. Thai phụ đẻ mổ có phải thông tiểu không?

Thai phụ đẻ mổ cần đặt ống thông tiểu. Đó là bởi khi tiến hành gây tê tủy sống, dây thần kinh từ nửa thân dưới sẽ bị ức chế, không còn cảm giác. Bởi vậy, phản xạ khi bàng quang chứa đầy nước tiểu cũng không còn diễn ra.

Thai phụ đẻ mổ được gây tê ngoài màng cứng, từ đó hoạt động của bàng quang bị ức chế

Thai phụ đẻ mổ được gây tê ngoài màng cứng, từ đó hoạt động của bàng quang bị ức chế

Lúc này, bác sĩ gây tê tủy sống sẽ thực hiện lắp ống thông tiểu cho mẹ. Ống thông tiểu sẽ giúp nước tiểu dễ dàng được đẩy ra ngoài. Sau sinh, dưới tác động của thuốc tê và những tổn thương, sản phụ chưa thể đi tiểu tự nhiên. Ống thông tiểu vẫn được duy trì trong khoảng từ 3 đến 4 ngày. Khi sản phụ đã có thể tiểu tiện bình thường, bác sĩ sẽ hỗ trợ mẹ rút ống thông tiểu ra.

1.2. Mẹ đẻ mổ có phải thông tiểu không? Quy trình ra sao?

Nếu như các mẹ đang thắc mắc về việc ống thông tiểu được đặt ra sao trong quá trình đẻ mổ, những thông tin chi tiết dưới đây sẽ giúp mẹ hình dung rõ hơn.

Đầu tiên, chị em cần hiểu rõ về ống thông tiểu, tránh tâm lý hoang mang. Đây là một loại ống mềm được bác sĩ sử dụng trong phẫu thuật bệnh lý, phẫu thuật sản khoa. Ống này được đưa vào bàng quang thông qua ống thông niệu đạo (hay dễ hiểu hơn là ống thông nước tiểu) hoặc qua ống dẫn lưu bàng quang đặt tại bụng dưới. Mục đích của việc đặt ống thông tiểu là để làm rỗng bàng quang, dẫn nước tiểu vào một túi chứa chuyên biệt.

Quá trình đặt ống thông tiểu, người bệnh có thể cảm thấy không được thoải mái, tuy nhiên cũng không quá đau đớn do các bác sĩ đã thực hiện gây tê tủy sống, thuốc tê bắt đầu có tác dụng ức chế cảm giác. Ở phái nữ, đặt ống thông tiểu sẽ diễn ra với quy trình khác với ở phái nam.

Đẻ mổ có phải thông tiểu không? Trong và sau quá trình sinh, các mẹ vẫn cần được đặt ống thông tiểu

Đẻ mổ có phải thông tiểu không? Trong và sau quá trình sinh, các mẹ vẫn cần được đặt ống thông tiểu

Quy trình thực hiện thông tiểu khi đẻ mổ như sau:

– Điều dưỡng thuộc ekip Sản sẽ thực hiện sát khuẩn bộ phận sinh dục với dung dịch thuốc đỏ.

– Bác sĩ tiến hành bước gây tê tủy sống.

– Đầu ống thông được bôi dầu nhờn, tránh ma sát, gây đau cho thai phụ.

– Cầm ống thông và đưa từ từ vào bàng quang qua một lỗ nhỏ ở bụng. Ống thông vào khoảng 5cm, nước tiểu sẽ được dẫn chảy ra túi chứa.

– Tiến hành các bước tiếp theo phục vụ ca đẻ mổ.

Ống thông tiểu chỉ nên được đặt trong khoảng 2 đến 3 ngày sau đẻ mổ. Nếu để quá lâu, việc này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, làm cho sức khỏe của sản phụ gặp vấn đề.

2. Những nguy cơ có thể xảy ra khi đặt ống thông tiểu sau đẻ mổ quá lâu

Việc đặt ống thông tiểu dẫn lưu bàng quang sau sinh mổ có thể khiến sản phụ đối diện với nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Phổ biến nhất với những trường hợp này là tình trạng nhiễm trùng hệ tiết niệu, nhiễm trùng niệu đạo, nhiễm trùng tại phần chân ống thông tiểu. Ngoài ra, chị em còn có thể bị viêm bàng quang, áp xe thận, viêm đài bể thận.

Nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản khi đặt ống thông tiểu quá 7 ngày rơi vào khoảng 10 đến 30%. Tỷ lệ này còn tăng cao hơn nếu thời gian đặt ống thông tiểu kéo dài quá 28 ngày. Trường hợp này, hệ tiết niệu trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển trong hệ tiết niệu.

Các mẹ có đặt ống thông tiểu khi đẻ mổ, do vi khuẩn di chuyển ngược dòng, từ niệu đạo cho đến bàng quang, tới niệu quản và tấn công đài bể thận nên dễ bị nhiễm khuẩn hệ tiết  niệu. Nặng nề hơn, một số trường hợp còn xuất huyết tại âm đạo hay lỗ nhỏ cắm ống thông tiểu và thậm chí là sốc nhiễm trùng. Những trường hợp này diễn ra khi tính mạng của sản phụ đang bị đe dọa.

Đặt ống thông niệu đạo trong thời gian dài mà không đúng kỹ thuật có thể tạo áp lực lên niêm mạc niệu đạo, dẫn đến thiếu máu và nguy cơ hẹp niệu đạo về sau.

Ngoài ra, các mẹ còn có thể bị sỏi bàng quang, tiểu rắt, viêm teo bàng quang, tắc ống thông tiểu,… Sỏi bàng quang dễ gây lắng đọng các chất cặn bã, đặc biệt có khả năng dẫn tới viêm nhiễm phần niêm mạc của bàng quang. Tình trạng viêm kéo dài, tái phát sẽ dẫn tới viêm teo bàng quang, tắc ống dẫn lưu, bí tiểu,…

Bên cạnh đó, quá trình thay ống dẫn lưu nếu không tiến hành cẩn thận có thể dẫn tới bàng quang, niệu đạo bị tổn thương.

Việc đặt ống thông tiểu dẫn lưu bàng quang sau sinh mổ có thể khiến sản phụ đối diện với nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Việc đặt ống thông tiểu dẫn lưu bàng quang sau sinh mổ có thể khiến sản phụ đối diện với nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Để đảm bảo tính an toàn trong thời gian cắm ống thông tiểu sau đẻ mổ, các mẹ cần chú ý tới một số điều sau:

– Tất cả các thao tác trong quá trình thực hiện thông tiểu trước sinh cần phải tuân thủ nguyên tắc khử khuẩn, vô trùng.

– Túi đựng nước tiểu phải có van, vạch định lượng và cần được thay mới.

– Các mẹ nên chọn vị trí thấp để đặt túi đựng nước tiểu, hạn chế trào ngược nước tiểu vào bàng quang và tới niệu quản.

– Ống thông tiểu phải được cố định ở mặt trong của đùi, tránh gây áp lực lớn lên lỗ niệu đạo.

– Uống thật nhiều nước, lượng nước tiểu cần đạt khoảng 2l/ ngày.

– Cần nhờ người hỗ trợ thay khi phát hiện ống thông bị tắc.

– Chú ý vấn đề vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cho sản phụ, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

– Trong thời gian đặt ống thông tiểu sau đẻ mổ, các mẹ nên theo dõi để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường, kịp thời tới bác sĩ để được xử lý.

Các mẹ cần chú ý tới một số điều trong quá trình đẻ mổ

Các mẹ cần chú ý tới một số điều trong quá trình đẻ mổ

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI đã và đang làm rất tốt công tác hỗ trợ sinh nở cho các mẹ bầu hiện đại. Với những ca đẻ thường, thai phụ đều được thăm khám cẩn thận trước khi vào phòng sinh và được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể từng bước chuẩn bị. Ekip phẫu thuật đều là những bác sĩ, điều dưỡng đã có nhiều kinh nghiệm, chu đáo, tỉ mỉ. Bởi vậy, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sinh con tại Thu Cúc TCI.

Quy trình thực hiện các bước chuẩn bị cho một ca đẻ mổ gồm nhiều bước, đặt ống thông tiểu là một trong số đó. Chị em khi đi sinh cần chú ý nắm bắt từng bước chuẩn bị cần thực hiện khi đẻ mổ, từ đó có thể chủ động hơn trong việc trao đổi các vấn đề với bác sĩ và được tư vấn, hỗ trợ sao cho phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital