Chế độ chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Chúng ta cần tìm hiểu và lưu ý tới chế độ chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung, để có thể biết những loại thực phẩm nào nên bổ sung cũng như những loại thực phẩm nào cần tránh. Điều này giúp cho quá trình hồi phục cơ thể sau phẫu thuật cũng như tăng cường sức khỏe được diễn ra trơn tru và nhanh chóng hơn.

1. Tình trạng mang thai bên ngoài tử cung là như thế nào?

Hiện tượng mang thai ở bên ngoài buồng tử cung ở phụ nữ là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Lúc này phôi thai thay vì bám vào niêm mạc của tử cung thì lại bám ở bên ngoài. Một số triệu chứng có thể dễ nhận thấy khi chị em phụ nữ bị thai ngoài tử cung đó là: đau bụng từ âm ỉ cho tới dữ dội, chảy máu âm đạo kéo dài, mệt mỏi, tim đập nhanh, ngất xỉu,…Tùy vào từng trường hợp bệnh mà mỗi người sẽ có những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê, có khoảng trên 50% phụ nữ sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng kể trên.

chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung cần làm gì

Hiện tượng mang thai ở bên ngoài buồng tử cung ở phụ nữ là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm

Bệnh lý thai ngoài tử cung không nên xem thường bởi chúng có khả năng gây ra những biến chứng cũng như ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân có thể dẫn tới khả năng bị thai ngoài tử cung, đó là:

– Phụ nữ mắc các loại bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, bệnh viêm nhiễm có liên quan tới vùng chậu: chlamydia, lậu, giang mai, sùi mào gà,…

– Phụ nữ bị u nang, u xơ tử cung, nang lạc nội mạc tử cung,…cũng có nguy cơ gây ra hiện tượng chửa ngoài.

– Những người đã từng có tiền sử phẫu thuật có liên quan tới tử cung, vòi trứng, ống dẫn trứng trước đó.

– Những phụ nữ có thai khi đã lớn tuổi cũng có thể có nguy cơ chửa ngoài tử cung cao hơn những người khác.

– Mẹ mang thai bằng cách sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) cũng có tỉ lệ bị thai ngoài lớn hơn các mẹ mang thai bằng cách tự nhiên.

– Ngoài ra, một số lý do khác đó là: sử dụng thuốc lá, chất kích thích thường xuyên, có tiền sử chửa ngoài tử cung trước đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh,…

2. Những điều cần lưu ý sau khi điều trị bệnh lý chửa ngoài tử cung?

2.1. Nên bổ sung thực phẩm gì vào chế độ chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung?

Sau bất cứ hình thức điều trị bệnh lý chửa ngoài tử cung nào, cơ thể người phụ nữ cũng sẽ bị yếu đi so với bình thường. Do đó, chúng ta cần phải chú ý tăng cường bổ sung các loại thực phẩm, thức uống giúp bồi bổ sức khỏe. Một số loại thực phẩm dưới đây được các bác sĩ chuyên khoa khuyên sử dụng đối với những trường hợp mới điều trị chửa ngoài tử cung.

2.1.1. Bổ sung thêm cá tươi vào khẩu phần ăn

Cá là thực phẩm có chứa nhiều các chất dinh dưỡng cũng như cung cấp đầy đủ các axit béo, sắt, cũng như omega – 3,…Cá đóng vai trò bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo máu, bổ sung máu cho cơ thể, nhất là đối với những trường hợp sử dụng phương pháp phẫu thuật điều trị chửa ngoài tử cung.

Sau điều trị chửa ngoài tử cung, chị em nên ưu tiên sử dụng các loại cá thu, cá hồi, cá ngừ,…trong khẩu phần ăn hàng ngày.

2.1.2. Bổ sung thịt lợn

Thịt lợn cũng là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều protein, chất béo và giàu vitamin, axit amin. Thịt lợn đóng vai trò bổ sung các chất cho cơ thể, thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe, giúp vết thương chóng lành.

2.1.3. Nên bổ sung thêm thịt gà

Thịt gà cũng là một loại thực phẩm được các bác sĩ khuyên nên bổ sung nhiều sau khi điều trị chửa ngoài tử cung. Trong thịt gà có chứa lượng lớn axit amin có tên là tryptophan có tác dụng giúp trấn an hệ thần kinh, giúp bệnh nhân thoải mái tinh thần, ngủ ngon và dễ ngủ hơn. Ngoài ra, trong thịt gà còn chứa vitamin B6 giúp tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, những người phẫu thuật mổ điều trị chửa ngoài thì nên bỏ phần da gà khi ăn.

chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung bổ sung thịt gà

Thịt gà cũng là một loại thực phẩm được các bác sĩ khuyên nên bổ sung nhiều sau khi điều trị chửa ngoài tử cung

2.1.4. Tăng cường ăn lòng đỏ trứng gà

Trong trứng gà có chứa nhiều hàm lượng lecithin, có tác dụng giúp cơ thể cân bằng lại lượng cholesterol, đồng thời ngăn ngừa khả năng tích tụ cholesterol trong máu huyết. Ngoài ra, trứng gà còn giúp thúc đẩy quá trình đào thải cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong trứng gà cũng có chứa nhiều các loại vitamin cần thiết cho quá trình hồi phục của cơ thể.

2.1.5. Tăng cường bổ sung sữa

Sữa cung cấp nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: protein, vitamin, kali, vitamin B1, B2, vitamin A,…Do đó, sau khi điều trị bệnh lý chửa ngoài tử cung, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên bổ sung thêm sữa cũng như các chế phẩm từ sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

2.1.6. Bổ sung nhiều rau củ quả và các loại trái cây nhiều chất xơ

Rau củ quả và trái cây là một trong những thành phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, đặc biệt là đối với những người vừa trải qua đợt điều trị chửa ngoài tử cung. Bên cạnh việc bổ sung chất cho cơ thể, rau củ và trái cây còn giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương, cải thiện thiếu máu, tốt cho hệ tiêu hóa.

2.2. Không nên bổ sung thực phẩm gì vào chế độ chăm sóc bệnh nhân thai ngoài tử cung?

Bên cạnh việc lưu ý tăng cường một số loại thực phẩm vào khẩu phần ăn sau điều trị chửa ngoài tử cung, chị em cũng cần lưu ý không nên sử dụng một số loại thực phẩm sau, tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ cũng như sức khỏe sau phẫu thuật.

2.2.1. Các loại thực phẩm dễ gây sẹo, mưng mủ cho vết thương

Một số thực phẩm chị em sau khi điều trị chửa ngoài tử cung bằng phương pháp phẫu thuật không nên sử dụng đó là: rau muống, đồ nếp, lòng trắng trứng, da gà, tôm. Những loại thực phẩm này sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hồi phục vết thương, cũng như khiến vết thương tạo sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.

chăm sóc bệnh nhân chửa ngoài tử cung không uống rượu bia

Không nên sử dụng một số loại thực phẩm sau, tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ cũng như sức khỏe sau phẫu thuật

2.2.2. Không ăn các loại thực phẩm có chứa tính hàn

Những thực phẩm như: ba ba, cua, ốc, thịt trâu,…sẽ khiến cơ thể nhiễm hàn, làm ảnh hưởng đến quá trình cầm máu của cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng dễ khiến các vết thương lâu lành hơn bình thường.

2.2.3. Kiêng ăn các loại đậu, sữa đậu nành

Hai loại thực phẩm kể trên cũng không nên ăn sau khi điều trị phẫu thuật chửa ngoài tử cung. Những thực phẩm này mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên không tốt cho sức khỏe của người vừa trải qua cuộc mổ. Trong các loại đậu cũng có chứa phytate gây cản trở quá trình cơ thể hấp thụ sắt tạo máu.

2.2.4. Không ăn các đồ ăn nóng, chứa chất kích thích

Nhìn chung, các loại đồ ăn cay nóng, các loại thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích đều rất có hại cho sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe của bệnh nhân sau phẫu thuật nói riêng. Những loại thực phẩm này làm cho vết thương thêm loét, khó lành vết thương, gây mưng mủ.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em có thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng sau điều trị chửa ngoài tử cung. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn thêm, chị em vui lòng liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital