Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Ngọc Hân

Bác sĩ Sản phụ khoa

Thai ngoài tử cung là bất thường trong sản khoa, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Nhiều chị em phát hiện bị chửa ngoài tử cung mà không ngờ tới các lý do khiến mình gặp phải tình trạng này. Đừng bỏ qua bài viết này để có thêm thông tin hữu ich về hiện tượng chửa ngoài tử cung.

1. Giải thích hiện tượng mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung còn được gọi với cái tên dân dã hơn là chửa ngoài dạ con là hiện tượng khi phôi phát triển và gắn kết bên ngoài buồng tử cung trong quá trình mang thai.

thai ngoài tử cung

Phôi không gắn kết ở trong buồng tử cung mà phát triển ở 1 vị trí khác xung quanh cơ quan sinh dục của người mẹ được gọi là chửa ngoài tử cung

Thông thường, phôi được thụ tinh sau đó di chuyển xuống tử cung để gắn kết vào thành tử cung và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phôi không di chuyển đúng địa điểm và phát triển bên ngoài lòng tử cung.

Điều này thường xảy ra khi phôi không thể đi qua các ống dẫn trứng hoặc bị “trì hoãn” trên đường đi. Kết quả là phôi gắn kết và phát triển trong các vị trí khác, như ống dẫn trứng, cổ tử cung hoặc thậm chí là ngay tại vết sẹo mổ lấy thai ở các lần trước.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của thai chửa ngoài tử cung? 

2.1. Nguyên nhân dẫn dến thai ngoài tử cung 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chửa ngoài tử cung. Có thể nó xuất phát từ yếu tố chủ quan, bẩm sinh từ trong chính bộ phận sinh dục của bạn. Hoặc do bạn đã từng can thiệp, điều trị hay viêm nhiễm dẫn đến gia tăng khả năng chửa ngoài tử cung.

Dưới đây là 1 số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chửa ngoài tử cung ở nữ giới:

– Viêm nhiễm vòi trứng do vi khuẩn lậu, chlamydia làm cho trứng và tinh trùng không thể di chuyển thụ thai thành phôi bám trong buồng tử cung.

– Trước đây bạn đã có những can thiệp liên quan đến phẫu thuật vòi trứng, nạo phá thai gây ra vết sẹo tại vùng phẫu thuật khiến thai khó làm tổ trong buồng tử cung.

Tắc ống dẫn trứng có thể là nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài tử cung

Tắc ống dẫn trứng có thể là nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài tử cung

– Tắc hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh cùng là 1 trong những nguyên nhân dễ dẫn đến mang chửa ngoài tử cung.

– Phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa như: u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung.

– Nội tiết thay đổi, mất cân bằng hoặc trứng đã thụ tinh không bình thường có thể dẫn đến thai phát triển ngoài tử cung.

– Phụ nữ có dị tật bẩm sinh về cấu trúc trong cơ quan sinh sản mang tỷ lệ chửa ngoài tử cung cao hơn người bình thường.

Đặc biệt, với phụ nữ >35 tuổi và có tiền sử phẫu thuật / viêm vùng chậu, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đã từng nạo phá thai nhiều lần, cơ hội làm mẹ càng “mong manh” hơn. Những người này sẽ có tỷ lệ mắc các bệnh lý dẫn đến khó có con, chửa ngoài dạ con cao.

2.2. Thai ngoài tử cung có triệu chứng nhận biết như thế nào?

Triệu chứng của chửa ngoài tử cung có thể biến đổi tùy thuộc vào tình trạng của vị trí mà phôi thai làm tổ và cơ địa của từng người. Thông thường, thai bám ngoài tử cung sẽ dẫn đến 1 số hiện tượng như:

– Chảy máu âm đạo kéo dài, có màu sắc đỏ sẫm và không đông lại. Máu âm đạo có thể trùng vào đúng kì kinh của bạn nên khiến bạn dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra, còn 1 dấu hiệu nhận biết thai chửa ngoài tử cung là máu ra ít một, kéo dài nhiều ngày liên tục.

– Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng một bên kéo dài, có thể kèm theo táo bón cũng có thể là dấu hiệu nhận biết sớm bạn đang chửa ngoài tử cung. Nếu bạn đau bụng kèm với tình trạng ra huyết âm đạo không rõ nguyên nhân thì cần đến khám sản phụ khoa càng sớm càng tốt.

Đau bụng dữ dội trong những tháng đầu thai kì có thể là dấu hiệu chửa ngoài tử cung

Chửa ngoài tử cung gây đau bụng dữ dội, thậm chí gây chảy máu

– Nồng độ hormone HCG tăng chậm hoặc không bình thường so với mức dự kiến, đây cũng là dấu hiệu nghi ngờ bạn chửa ngoài tử cung. Nồng độ này cần được đo chính xác tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản vào các lần khám thai định kì của bạn. Khi mang thai, hormone HCG có xu hướng tăng cao theo các tuần thai.

Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, tái nhợt, toát mồ hôi và khó thở.

Cần lưu ý rằng triệu chứng có thể không rõ ràng và nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

3. Những ai dễ bị chửa ngoài tử cung?

Với những nguyên nhân kể trên, có thể thấy bất kì ai cũng có nguy cơ bị chửa ngoài tử cung. Nếu bạn đang nằm trong số trường hợp sau sẽ dễ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung:

– Người đã từng bị chửa ngoài dạ con ở những lần mang thai trước đây.

– Người có tiền sử phẫu thuật vùng sinh dục như ống dẫn trứng, phẫu thuật bụng.

– Người từng bị các bệnh phụ khoa như: viêm nhiễm vùng chậu, viêm vòi trứng.

– Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu.

– Đặc biệt, với những người phụ nữ có thói quen hút thuốc, dùng vòng tránh thai không khám và kiểm tra vòng định kì, điều trị sinh sản, lạc nội mạc, bất thường bẩm sinh trong tử cung cũng là đối tượng dễ gặp tình trạng không mong muốn này.

4. Phòng chửa ngoài tử cung như thế nào? 

Điều quan trọng để phòng ngừa có thai ngoài tử cung đó chính là bạn tự bảo vệ sức khỏe của chính mình. Điều này được thực hiện qua:

– Quan hệ tình dục an toàn, ít đối tác và sử dụng các phương pháp tránh thai hiệu quả như bao cao su, thuốc tránh thai, đặt que tránh thai, phẫu thuật thắt ống dẫn trứng,.. Đây là những biện pháp kế hoạch hóa gia đình hiện đại và mang đến hiệu quả cao, tránh trường hợp có thai ngoài ý muốn và dẫn đến việc bạn phải nạo phá thai. Quan hệ tình dục an toàn cũng hạn chế tối đa việc bạn bị nhiễm các “bệnh xã hội”, vừa bảo vệ sức khỏe bản thân vừa tăng cơ hội làm mẹ trong tương lai.

Khám sức khỏe phụ khoa định kì để đảm bảo kiểm tra, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cấu trúc cơ quan sinh sản cũng như các bệnh lý viêm nhiễm có thể dẫn đến tắc vòi trứng ảnh hưởng quá trình phôi thai làm tổ.

Bác sĩ khuyên các chị em nên đi khám phụ khoa trung bình 6 tháng / lần

Bác sĩ khuyên các chị em nên đi khám phụ khoa trung bình 6 tháng / lần

– Vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh giúp cân bằng độ pH âm đạo, giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm cũng như làm sạch bên ngoài bộ phận sinh dục hàng ngày.

Những biện pháp trên sẽ giúp bạn bảo vệ chức năng sinh sản tốt hơn. Nhưng việc chửa ngoài tử cung còn do nhiều lý do khác, bạn vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ và khám phụ khoa đều đặn để bản thân luôn khỏe mạnh.

Tuy rằng nhiều chị em còn e ngại việc đi khám phụ khoa. Nhưng khám phụ khoa tại Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn có 1 trải nghiệm thoải mái và an tâm hơn. Phòng khám phụ khoa riêng biệt, khép kín giúp khách hàng có thể chia sẻ được dấu hiệu bệnh lý cho bác sĩ. Trong phòng khám có đầy đủ trang thiết bị phục vụ thăm khám, phát hiện bệnh và tư vấn điều trị nhanh chóng.

Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, đừng ngần ngại chia sẻ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital