Chẩn đoán ngộ độc thức ăn kịp thời và chính xác để có biện pháp điều trị phù hợp là rất cần thiết. Bởi vì ngộ độc thức ăn không chỉ gây hại cho sức khỏe (dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần người bệnh mệt mỏi.
Ngộ độc thức ăn xảy ra khi chúng ta ăn phải những món ăn không đảm bảo vệ sinh, đã bị nhiễm vi trùng, vi rút, nấm mốc hoặc các chất độc hại. Người bị ngộ độc thức ăn thường có các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng…
Chẩn đoán ngộ độc thức ăn được thực hiện như thế nào?
Khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc thức ăn, cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc thức ăn. Trên cơ sở xác định rõ nguyên nhân gây ngộ độc, các bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch điều trị.
Ngộ độc thức ăn thường được chẩn đoán dựa trên các thông tin như triệu chứng, các loại thực phẩm cụ thể mà người bệnh đã ăn, tình trạng này đã xảy ra trong bao lâu. Bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng và tìm kiếm dấu hiệu của sự mất nước.
Tùy thuộc vào triệu chứng và bệnh sử, bác sĩ sẽ yêu câu thực hiện thêm các xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu, cấy phân, kiểm tra ký sinh trùng, để xác định nguyên nhân và khẳng định chẩn đoán ngộ độc thức ăn.
Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn là không thể xác định.
Điều trị ngộ độc thức ăn
Điều trị ngộ độc thực phẩm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Các phương pháp điều trị ngộ độc thực phẩm có thể bao gồm:
– Bù nước: nước và các chất điện giải duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể (như natri, kali và canxi) bị thiếu hụt do tiêu chảy kéo dài khi bị ngộ độc thức ăn. Những trường hợp bị tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài cần phải nhập viện để bổ sung nước và muối qua đường tiêm tĩnh mạch.
– Kháng sinh: bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu người bệnh bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn và các triệu chứng là khá nghiêm trọng. Ngộ độc thực phẩm do Listeria cần phải được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong thời gian nằm viện. Việc điều trị càng bắt đầu sớm càng tốt.
Người lớn bị tiêu chảy nhưng không chảy máu và những người không bị sốt có thể được điều trị bằng thuốc loperamide (Imodium AD) hay subsalicylate bismuth (Pepto-Bismol).
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị ngộ độc thức ăn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.