Hiện tượng cấy que tránh thai mất kinh là một trong những hiện tượng có thể xảy ra sau khi chị em áp dụng thủ thuật cấy que. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu xem đây có phải là một bệnh lý nguy hiểm không, và những điều cần làm để phòng tránh hiện tượng này là gì nhé.
Menu xem nhanh:
1. Quá trình thực hiện biện pháp cấy que tránh thai được thực hiện như thế nào?
1.1. Cấy que tránh thai cho phụ nữ được định nghĩa là gì?
Hiện nay có rất nhiều các biện pháp tránh thai mà phụ nữ có thể lựa chọn và sử dụng như: bao cao su, cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai, sử dụng thuốc tránh thai,…Trong số các biện pháp này thì cấy que tránh thai được nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn hơn cả. Que cấy tránh thai được áp dụng bằng cách đưa một dụng cụ hình que vào bên dưới lớp da ở mặt sau cánh tay phụ nữ. Que cấy này sau đó sẽ có tác dụng tiết dần các hormone nội tiết có khả năng bảo vệ phụ nữ khỏi khả năng mang thai ngoài ý muốn.
Biện pháp tránh thai này không gây ảnh hưởng tới sự an toàn cũng như khả năng sinh sản về sau này của chị em phụ nữ. Que cấy tránh thai này cũng không gây cản trở tới việc quan hệ tình dục của phụ nữ. Trong trường hợp chị em có mong muốn mang thai trở lại, chị em chỉ cần tháo vòng tránh thai tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín.
1.2. Biện pháp cấy que tránh thai có những ưu điểm và nhược điểm ra sao?
Có thể nói những ưu điểm nổi bật của biện pháp cấy que tránh thai là việc que cấy đem lại hiệu quả cao và dài lâu đối với việc ngăn ngừa khả năng mang thai ngoài ý muốn. Khi sử dụng biện pháp tránh thai này, chị em sẽ không cần lo lắng tới vấn đề quên sử dụng thuốc tránh thai (đối với loại thuốc tránh thai hàng ngày), gặp các biến chứng khi đặt các dụng cụ tránh thai bên trong tử cung, vấn đề viêm nhiễm vùng kín, viêm nhiễm âm đạo,…
Tuy nhiên, biện pháp cấy que tránh thai này vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Tùy vào cơ địa cũng như khả năng đáp ứng của mỗi người mà chị em phụ nữ có thể sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như: đau đầu, mệt mỏi. nổi mụn. rong kinh,…
2. Sử dụng que cấy tránh thai và hiện tượng vô kinh ở phụ nữ
2.1. Hiện tượng cấy que tránh thai mất kinh có được coi là bệnh lý không?
Trong quá trình sử dụng que cấy tránh thai, các hormone nội tiết tố ở bên trong que cấy sẽ được giải phóng dần dần vào cơ thể phụ nữ dưới dạng liều lượng thấp. Lượng hormone này có tác dụng giúp ức chế tình trạng rụng trứng bình thường của phụ nữ. Từ đó, một số rối loạn của chu kì kinh nguyệt như: thay đổi chu kỳ kinh, vô kinh, kinh nguyệt ra muộn, ra sớm, chu kỳ ngắn hoặc dài hơn,…cũng hoàn toàn có thể sẽ xảy ra với chị em.
Trong số các hiện tượng rối loạn này thì vô kinh cũng là một triệu chứng có thể sẽ gặp sau khi cấy que. Hiện tượng vô kinh xảy ra khi chị em không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong một khoảng thời gian dài ngắn tùy người.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng chị em bị vô kinh sau khi cấy que tránh thai là một hiện tượng không phải là bệnh lý nghiêm trọng. Hiện tượng này cũng có thể sẽ xảy ra hoặc không. Thời gian có những người bị vô kinh khoảng 1 vài tháng sau khi cấy que. Ngược lại, có những người bị vô kinh kéo dài hơn khoảng 6 tháng – 1 năm.
Nếu hiện tượng vô kinh không kéo dài quá lâu (hơn 1 năm) và cũng đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác thì chị em phụ nữ không nên quá lo lắng về vấn đề này.
2.2. Nguyên nhân nào dẫn đến việc cấy que tránh thai mất kinh?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới việc chị em phụ nữ bị vô kinh sau khi thực hiện cấy que tránh thai. Tuy nhiên, có một số lý do chủ yếu sau đây chị em cần lưu ý:
– Vô kinh do sự hoạt động của hormone nội tiết tố: theo đó, sau khi que cấy được đưa vào bên dưới vùng da dưới cánh tay phụ nữ, lượng hormone ở bên trong ống que đã được dần dần phóng thích vào bên trong cơ thể. Lúc này, hàm lượng hormone estrogen phụ nữ trở nên thiếu hụt hơn so với hormone progesterone. Từ đó, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị mất cân bằng, dẫn tới hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, dẫn tới vô kinh trong một khoảng thời gian.
– Que cấy tránh thai cũng có tác dụng làm thay đổi về cấu tạo của phần lớp niêm mạc nội mạc bên trong tử cung. Do đó, lớp niêm mạc này không xảy ra hiện tượng bong tróc, từ đó gây hiện tượng mất kinh, vô kinh.
– Do tác động, ảnh hưởng của việc cấy que tránh thai mà chị em có thể bị thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi. Từ đó, việc tăng cân, giảm cân đột ngột, thất thường cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô kinh.
– Một lý do khác có thể là nguyên nhân gây đến tình trạng vô kinh đó chính là do tay nghề, kỹ thuật cấy que của bác sĩ không đảm bảo chất lượng.
3. Cần lưu ý những điều gì để phòng tránh tình trạng vô kinh sau khi cấy que?
Để giúp que cấy tránh thai đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của chúng, chị em phụ nữ cần tìm hiểu và lưu ý tới một số điều sau:
– Trước khi thực hiện biện pháp cấy que tránh thai, chị em cần đảm bảo bản thân chắc chắn không mang thai.
– Nếu chị em đang bị mắc các loại bệnh như: ung thư vú, nghi ngờ ung thư vú, ban đỏ, bị tắc phổi,…thì không nên thực hiện biện pháp cấy que tránh thai.
– Nếu chị em có tiền sử bị rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, rong kinh,…trước đó thì cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện biện pháp cấy que tránh thai.
– Theo dõi sức khỏe của bản thân sau khi thực hiện cấy que. Nếu nhận thấy các triệu chứng, tác dụng phụ kéo dài quá lâu thì cần chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
– Không sử dụng que cấy tránh thai đã hết hạn sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng tránh thai.
– Nên lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thực hiện cấy que tránh thai.
Trên đây là những thông tin quan trọng chị em cần biết về tình trạng vô kinh sau khi cấy que tránh thai. Nếu chị em cần tìm hiểu thêm các thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám bác sĩ, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được trợ giúp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.