Đối với chị em phụ nữ, phẫu thuật cắt tử cung trở thành một nỗi ám ảnh và bất cứ ai cũng vô cùng lo sợ. Bởi sau khi phẫu thuật, người phụ nữ dường như bị thay đổi nhiều về tâm sinh lý, khiến bản thân dễ bị stress và căng thẳng, mệt mỏi nhất là trong khoảng thời gian đầu. Vì thế, khi bị xuất hiện tình trạng cắt tử cung xong bị ra máu chị em đều sẽ cảm thấy rất lo lắng về những nguy hiểm tiếp tục có thể xảy ra đối với cơ thể của mình. Vậy hiện tượng này có thực sự nguy hiểm hay không?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về phẫu thuật cắt tử cung
Cắt tử cung là một phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến hiện nay bắt nguồn tử nhiều lý do khác nhau. Trong sản khoa khi thai phụ có hiện tượng tử cung không co tốt sau sinh, chảy máu nặng do rau cài răng lược, bị nhiễm trùng nặng ở tử cung sau khi sinh,… thì sẽ được chỉ định cắt tử cung. Còn đối với phụ khoa, khi bệnh nhân bị các bệnh lý như là u xơ tử cung, ung thư tử cung,… cũng sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.
Đối với phẫu thuật cắt bỏ tử cung có hai kiểu đó là:
– Cắt tử cung toàn phần: là quá trình loại bỏ toàn bộ, lấy đi tử cung và cổ tử cung của người bệnh.
– Cắt tử cung bán phần: bác sĩ sẽ chỉ tiến hành cắt bỏ thân tử cung đến eo tử cung và để lại cổ tử cung.
Việc cắt bỏ tử cung sẽ làm cho bệnh nhân không còn chu kỳ kinh nguyệt nữa, không thể thực hiện chức năng mang thai và sinh con. Nếu như đối với những trường hợp cắt bỏ tử cung nhưng bác sĩ vẫn còn để lại 2 buồng trứng thì cơ thể tiếp tục được tiết ra các nội tiết tố sinh dục nữ. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị cắt bỏ hoàn toàn thì khi buồng trứng bị loại bỏ, nội tiết tố sẽ không còn được sản sinh ra. Do đó, tâm sinh lý sẽ dễ bị ảnh hưởng trầm trọng như suy giảm ham muốn, đãng trí, hay quên, bị cáu bẳn, mãn kinh sớm…
2. Cắt tử cung xong bị ra máu nguy hiểm như thế nào?
Sau khi cắt tử cung xong bị ra máu người bệnh sẽ rất dễ bị rơi vào trạng thái lo lắng cùng cực, bởi vì không biết là bên trong vết mổ có bị ảnh hưởng vấn đề nguy hiểm gì không. Tuy nhiên, bạn hãy khoan vội lo lắng bởi vì mức độ nguy hiểm sẽ cần phải phụ thuộc vào tình trạng máu như thế nào. Có nhiều trường hợp bị ra máu sau khi cắt bỏ lại là một hiện tượng vô cùng bình thường mà ai cũng sẽ gặp phải.
2.1 Hiện tượng ra máu bình thường
Hầu hết, tất cả những bệnh nhân sau khi cắt bỏ tử cung đều sẽ ra một ít máu và hiện tượng này đôi khi sẽ có thể kéo dài lên đến 6 tuần. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể của bệnh nhân đang dần bình phục và vết chỉ khâu dần dần tiêu đi.
Trong giai đoạn này, dịch tiết âm đạo – tức là khi hư có thể sẽ mang màu đỏ, màu nâu hoặc hồng do lẫn với máu. Màu máu sẽ dần nhạt đi theo thời gian và biến mất, mức độ ra máu còn phụ thuộc vào quá trình phẫu thuật của bạn có diễn ra suôn sẻ hay không. Nếu như, bạn có hiện tượng ra máu sau khi cắt bỏ tử cùng theo chiều hướng từ đậm đến nhạt dần như vậy thì có thể khả năng cao đây tình trạng phục hồi vết thương sau mổ hoàn toàn bình thường và ai cũng sẽ gặp phải. Bạn không cần phải quá lo lắng khi bị ra máu đâu nhé.
2.2 Hiện tượng ra máu bất thường
Hiện tượng cắt tử cung xong bi ra máu được xem là bất thường khi mà lượng máu tiết ra nhiều như kinh nguyệt và kéo dài với thời gian hơn 6 tuần liên tục. Có khả năng cao đây chính là dấu hiệu của biến chứng sau phẫu thuật như là xuất huyết, rách âm đạo,… Tuy nhiên, hai biến chứng này rất hiếm gặp tính đến thời điểm hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp bệnh nhân bị máu âm đạo tiết ra kéo dài trong nhiều tháng hoặc thâm chí là nhiều năm sau khi cắt bỏ tử cung. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do bị teo âm đạo hay nguy hiểm hơn là ung thư. Vì vậy, để hạn chế tối đa được những biến chứng nguy hiểm, bạn cần phải thăm khám bác sĩ ngay lập tức trong vòng 2-3 tuần đầu khi dịch tiết âm đạo ra nhiều giống như máu kinh và không có chiều hướng giảm, hoặc tối thiểu bạn nên gặp các sĩ sau 6 tuần khi âm đạo vẫn tiếp tục bị ra máu.
2.2.1 Xuất huyết
Xuất huyết là một dạng biến chứng có khả năng xảy ra sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào nhưng chiếm tỉ lệ khá thấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết có thể bắt nguồn từ mạch máu của cổ tử cung, tử cung hoặc âm đạo. Các biểu hiện của xuất huyết sau phẫu thuật như là chảy máu âm đạo đột ngột hoặc lượng máu tiết ra ngày một nhiều và không có chiều hướng suy giảm.
Trong một nghiên cứu đã cho thấy rằng khi 1.613 người phụ nữ từng phẫu thuật cắt tử cung thì chỉ có 21 người bị xuất huyết sau khi phẫu thuật. Trong số đó có 10 người bị mất dưới 200 ml máu, 11 người bị mất trên 200 ml. Bên cạnh hiện tượng ra máu thì có một số người còn mắc thêm những tình trạng như ho và sốt. Thời gian chảy máu do xuất huyết sẽ thường kéo dài từ 3 đến 22 ngày.
2.2.2 Rách âm đạo
Theo số liệu thống kê, có khoảng từ 0,14 – 4% trường hợp bệnh nhân bị rách âm đạo sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Nguy cơ này sẽ cao hơn khi bạn thực hiện bằng phương pháp nội soi ổ bụng hoặc phương pháp phẫu thuật bằng robot.
Đối với những bệnh nhân bị rách âm đạo, ngoài tình trạng chảy máu thì sẽ còn có những dấu hiệu đi kèm như là:
– Đau ở khu vực vùng bụng hoặc vùng chậu
– Dịch âm đạo tiết ra lỏng như nước
– Có cảm giác đau tức bên trong âm đạo
3. Phương pháp điều trị hiện tượng cắt tử cung xong bị ra máu
Với những người chỉ ra một lượng máu nhỏ hòa lẫn với dịch tiết âm đạo và giảm dần theo thời gian thì không cần phải đến bệnh viện và điều trị. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh cho đến khi lượng máu chảy ra hết, cho nên khi thấy dịch tiết âm đạo có màu của máu đang nhạt dần thì tức ra bạn thuộc nhóm đối tượng an toàn.
Đối với trường hợp bị xuất huyết sẽ điều trị bằng cách chèn gạc vào âm đạo, tiến hành khâu vòm âm đạo và truyền máu.
Đối với trường hợp chảy máu do rách âm đạo thì sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật để khắc phục. Bác sĩ có thể thực hiện bằng phương pháp mổ mở, phẫu thuật qua đường âm đạo, nội soi ổ bụng hoặc kết hợp cùng với các phương pháp khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây rách.
Tuy nhiên, ngoài 2 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ra máu sau khi phẫu thuật cắt tử cung và xuất huyết thì bạn vẫn có thể bị bắt nguồn từ những nguyên nhân khác. Do đó, nếu như thấy có hiện tượng ra máu bất thường bạn cần phải gặp trực tiếp bác sĩ để tìm ra đúng nguyên nhân gây chảy máu là gì để có phác đồ điều trị phù hợp nhé.