Cảnh báo: Trẻ bị viêm họng cấp – Mẹ không được chủ quan!

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Không ít cha mẹ cho rằng trẻ bị viêm họng cấp chỉ đơn giản là một bệnh hô hấp bình thường, sẽ tự khỏi và không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, mẹ đừng chủ quan vì viêm họng cấp đối với trẻ là bệnh có rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn với bài viết sau, xem bệnh viêm họng cấp ở trẻ nghiêm trọng đến mức nào.

1. Điểm mặt loạt nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ

Viêm họng cấp là tình trạng các mô và các bộ phận trong vòm họng của trẻ bị viêm nhiễm. Thông thường, bệnh được chia thành hai trường hợp như sau:

1.1. Trẻ bị viêm họng cấp do nhiễm trùng

Khi bị viêm họng cấp do các loại vi khuẩn tấn công, trẻ thường có cảm giác nôn mửa, cổ họng sưng đỏ, đau rát, amidan sưng tấy… Thủ phạm khiến vòm họng trẻ bị nhiễm trùng bao gồm:

– Các loại virus: Chủ yếu là virus adeno, virus cúm, virus sởi… Nguyên nhân này chiếm đến 80% trường hợp trẻ mắc bệnh viêm họng cấp. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá lo lắng vì bệnh hoàn toàn không quá nghiêm trọng, có thể khỏi dần sau khoảng 3 – 5 ngày.

– Các loại vi khuẩn: Tác nhân chính gây bệnh chính là nhóm vi khuẩn Streptococcus – liên cầu tán huyết β nhóm A. So với các trường hợp trẻ viêm họng cấp do virus, thì viêm họng cấp do vi khuẩn thường nghiêm trọng hơn và lâu khỏi hơn.

Nhóm vi khuẩn Streptococcus – liên cầu tán huyết β nhóm A là một trong những nguyên nhân chính gây viêm họng cấp ở trẻ.

Nhóm vi khuẩn Streptococcus – liên cầu tán huyết β nhóm A là một trong những nguyên nhân chính gây viêm họng cấp ở trẻ.

1.2. Trẻ bị viêm họng cấp không do nhiễm trùng

Không phải cứ bị virus, vi khuẩn tấn công họng, thì mới gây viêm họng cấp. Bệnh còn có thể xảy bởi một số nguyên nhân sau:

– Thời tiết có sự thay đổi bất ngờ khiến trẻ nhiễm bệnh, nhất là từ mùa nóng sang mùa lạnh;

– Hoặc trẻ được chuyển từ nơi có nhiệt độ cao sang phòng máy lạnh đột ngột;

– Trong gia đình có người hút thuốc hoặc bằng cách nào đó mà trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc;

– Không gian, môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm;

– Trẻ có thói quen dùng đồ uống quá lạnh;

– Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân của trẻ chưa đúng cách, không rửa tay thường xuyên hoặc rửa tay không dùng xà phòng, nhất là sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với các bề mặt công cộng…

– Trẻ có tiền sử các bệnh liên quan đến tai mũi họng.

Trẻ có tiền sử các bệnh liên quan đến tai mũi họng cũng có nguy cơ bị viêm họng cấp.

Trẻ có tiền sử các bệnh liên quan đến tai mũi họng cũng có nguy cơ bị viêm họng cấp.

2. Những dấu hiệu thể hiện trẻ bị viêm họng cấp

Theo các chuyên gia và các bác sĩ Nhi khoa, bệnh viêm họng cấp ở trẻ nhỏ mới đầu sẽ có những biểu hiện như:

– Chán ăn, bú kém hoặc bỏ bú do họng đau rát;

– Quấy khóc vì cảm thấy khó chịu trong người;

– Ho, sốt, sốt cao (thậm chí lên đến 39 – 40 độ);

– Chảy nước mũi, nước mắt;

– Thường xuyên nôn trớ;

– Mệt mỏi, uể oải, không tươi tỉnh, không chịu chơi đùa…

Ở trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể nhận biết bệnh viêm họng cấp qua những triệu chứng như:

– Ho khan, ho khan kéo dài;

– Ngạt mũi, sổ mũi, khàn giọng;

– Ở cổ xuất hiện hạch;

– Amidan sưng tấy;

– Cổng họng đau rát, nhất là mỗi khi nuốt nước bọt, thức ăn…

Khi nhận thấy con yêu có một hoặc vài dấu hiệu như trên, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan, cần đưa trẻ tới bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám. Qua đó, các bác sĩ có thể tìm hiểu kỹ chứng bệnh, đưa ra chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.

Khi bị viêm họng cấp, trẻ thường quấy khóc vì cảm thấy khó chịu trong người;

Khi bị viêm họng cấp, trẻ thường quấy khóc vì cảm thấy khó chịu trong người.

3. Trẻ bị viêm họng cấp có nguy hiểm không?

Theo khá nhiều nghiên cứu, có đến hơn 80% các trường hợp trẻ mắc bệnh có triệu chứng lúc đầu chỉ là viêm mũi hoặc họng do virus. Tuy nhiên, khi nhiễm bệnh được vài ngày, sức đề kháng của trẻ dần yếu đi, đặc biệt là:

– Trẻ đang bị thiếu chất, còi xương, suy dinh dưỡng;

– Trẻ đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp mạn tính như viêm VA, hen phế quản

Đây là điều kiện lý tưởng để lũ vi khuẩn, virus đã xâm nhập và trú ngụ trong họng trẻ có cơ hội phát triển. Nếu để lâu, bệnh sẽ trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Viêm amidan;

– Viêm tai;

– Viêm xoang;

– Viêm thanh quản;

Viêm phế quản;

– Viêm hạch mủ;

– Áp xe thành sau họng;

– Một số bệnh nghiêm trọng như: Viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, viêm tim; sốt cao co giật; nhiễm khuẩn huyết…

Nếu viêm họng cấp kéo dài, trẻ có thể sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản...

Nếu viêm họng cấp kéo dài, trẻ có thể sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản…

4. Mách mẹ cách chăm sóc trẻ khi bị viêm họng cấp

Thực tế, bệnh viêm họng cấp ở trẻ sẽ dần ổn định chỉ sau 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên theo dõi sát sao diễn biến của bệnh để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.

Để xoa dịu cảm giác khó chịu khi trẻ nhiễm bệnh, cũng như giúp trẻ mau bình phục, cha mẹ cần lưu ý một vài điều sau:

– Cho trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, hạn chế nô đùa;

– Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ nên tăng số lần cho trẻ bú mẹ;

– Đối với trẻ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ uống thật nhiều nước, ưu tiên các món lỏng, mềm, nhừ để trẻ dễ nuốt nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất;

– Sử dụng nước muối để làm sạch cổ họng cho trẻ.

– Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể sử dụng nước mật ong pha loãng hoặc nước chanh mật ong để điều trị viêm họng cấp ở trẻ;

– Đối với trẻ nhiễm bệnh do virus thì mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh hay kháng viêm vì chúng không có khả năng tiêu diệt virus mà còn có nguy cơ gây hại cho đường ruột của trẻ;

– Chỉ sử dụng các loại thuốc theo đúng liều, đúng giờ và đúng chỉ dẫn của bác sĩ;

Khi trẻ bị viêm họng cấp do virus thì mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh hay kháng viêm vì chúng không có khả năng tiêu diệt virus mà còn có nguy cơ gây hại cho đường ruột của trẻ.

Khi trẻ bị viêm họng cấp do virus thì mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống kháng sinh hay kháng viêm vì chúng không có khả năng tiêu diệt virus mà còn có nguy cơ gây hại cho đường ruột của trẻ.

5. Giúp trẻ phòng ngừa bệnh viêm họng cấp

Có rất nhiều biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, giúp phòng ngừa bệnh viêm họng cấp cho trẻ mà trong đó, việc chấn chỉnh lại một số thói quen là quan trọng nhất:

– Nhắc nhở trẻ thực hiện súc miệng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày bằng nước muối ấm;

– Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là các bộ phận tai, mũi, họng;

– Che chắn trẻ kỹ lưỡng, luôn luôn đeo khẩu trang cho trẻ trước khi ra đường;

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ gìn vệ sinh không gian sống;

– Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để cơ thể trẻ khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh.

– Nếu trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy thường xuyên rửa tay cho con mỗi khi dùng tay che miệng để ho hoặc hắt xì, sau khi đi vệ sinh…

– Nếu trẻ đã lớn, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách.

Che chắn trẻ kỹ lưỡng, luôn luôn đeo khẩu trang cho trẻ trước khi ra đường là một trong những cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp.

Che chắn trẻ kỹ lưỡng, luôn luôn đeo khẩu trang cho trẻ trước khi ra đường là một trong những cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp.

6. Kết luận

Có thể nói, viêm họng cấp ở trẻ là căn bệnh chứa nhiều biến chứng nguy hiểm hơn mẹ nghĩ, nếu chủ quan, không phát hiện và điều trị sớm. Để giúp trẻ điều trị hoặc phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả, cha mẹ đừng quên việc tìm hiểu và nắm rõ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital