Dấu hiệu ung thư vòm họng sớm dưới đây sẽ giúp cho người bệnh có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này từ đó có phương hướng điều trị phù hợp nhất cho tình trạng bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu khái quát chung về bệnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một trong số những bệnh lý ung thư phổ biến ở vùng đầu – mặt – cổ. Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu bởi những tổn thương thường ở sâu trong cơ thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng ở những giai đoạn muộn.
Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng bệnh có những dấu hiệu tương đồng với các bệnh lý tai mũi họng thông thường dẫn tới nhiều bệnh nhân chủ quan và không thăm khám sớm. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh là 12% và cũng là một tỉ lệ khá cao so với các tình trạng ung thư khác.
Trong đó, đa số bệnh nhân ung thư vòm họng thường được phát hiện muộn dẫn tới việc điều trị trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Ung thư vòm họng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác, những nguy cơ gây bệnh bao gồm:
– Những yếu tố nhiễm bệnh khác như virus EBV hoặc HPV…
– Sống và tiếp xúc trong thời gian dài với môi trường ô nhiễm: nhiều khói bụi, khí độc, chất độc hại…
– Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như: ăn nhiều cà muối, trứng muối, dưa muối, uống rượu bia hay hút thuốc lá…
– Yếu tố di truyền khi gia đình có người thân từng mắc ung thư, tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường
– Yếu tố tuổi tác và giới tính: Trường hợp mắc bệnh ở nam cao hơn so với nữ giới và tuổi tác càng lớn thì nguy cơ bệnh càng tăng.
2. Những dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu
Đa số các ca bệnh ung thư vòm họng đều được phát hiện ở giai đoạn muộn dẫn tới tỉ lệ chữa khỏi thấp bởi các triệu chứng bệnh thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn. Người bệnh thường chủ quan và chỉ khám bệnh khi chúng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
Tuy nhiên, những dấu hiệu người bệnh có thể chủ động theo dõi trong giai đoạn đầu gồm có:
2.1 Dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng sớm vùng đầu
– Đau đầu là dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng dễ nhận dạng. Bệnh thường có tính chất âm ỉ, mức độ nhẹ khi ở giai đoạn đầu nhưng dùng thuốc giảm đau cũng không giảm.
– Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có dấu hiệu ù tai. Thông thường tình trạng này sẽ diễn ra ở một bên tai, cảm giác như có tiếng ve kêu và dần dần tính chất sẽ tăng dần theo thời gian khiến người bệnh khó chịu.
2.2 Dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng sớm vùng mặt
– Nổi hạch: Khi bệnh tiến triển, ung thư phát triển thành những khối u và có thể nổi những nốt hạch, đặc biệt là ở vùng đầu cổ. Hạch khi nổi lên sẽ không biến mất ngay mà sẽ tăng dần kích thước và khiến người bệnh có cảm giác đau nhức.
– Nghẹt mũi: Đôi khi ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu có thể dẫn tới tình trạng ho có đờm và ho dai dẳng. Những loại thuốc chữa ho thông thường chỉ có thể làm giảm đi các triệu chứng nhất thời mà không thể loại bỏ hoàn toàn triệu chứng.
2.2 Dấu hiệu ung thư vòm họng sớm vùng cổ
Khản tiếng và đau họng: Tình trạng này thường xảy ra khi khối u làm thương tổn đến những tế bào khỏe mạnh và chèn ép đến các cơ quan khác. Khối u lan đến hạch bạch huyết khiến người bệnh có cảm giác họng đau rát, kể cả khi nuốt nước bọt dẫn tới bệnh trở nên nghiêm trọng.
Bệnh ung thư vòm họng là bệnh lý nguy hiểm không chỉ với hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng rất lớn tới các bệnh lý khác trong cơ thể và bệnh cũng có thể xuất hiện với nhiều đối tượng khác nhau. Mặc dù bệnh tiềm ẩn trong thời gian dài những vẫn có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nhiều cơ hội sống và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra ngay khi thấy những dấu hiệu này.
3. Tiên lượng sống của bệnh ung thư vòm họng
Thời gian phát hiện và giai đoạn bệnh là yếu tố quan trọng quyết định tiên lượng ung thư vòm họng, cụ thể:
– Đối với giai đoạn sớm từ giai đoạn I đến II, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 80-90%, có nhiều trường hợp có thể khỏi bệnh.
– Từ giai đoạn III, tỷ lệ sống sau 5 năm là 30-40%.
– Trong giai đoạn cuối, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 15%.
Bên cạnh đó, tiên lượng của bệnh còn phụ thuộc vào thể ung thư, trong đó ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng cao, ung thư mô liên kết có tiên lượng kém hơn.
Ngoài ra, chế độ chăm sóc cơ thể và phác đồ điều trị cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh, do đó người bệnh cần chủ động hơn trong điều trị và chăm sóc cơ thể.
4. Phòng ngừa sớm bệnh ung thư vòm họng
Để phòng ngừa sớm ung thư vòm họng, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sinh hoạt như sau:
– Bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích xuống mức thấp nhất
– Hạn chế những loại thức ăn có hại cho sức khỏe như: thức ăn quá mặn, thức ăn lên men, thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ…
– Không ăn thức ăn quá lạnh hoặc thức ăn quá nóng
– Điều trị từ sớm những bệnh lý viêm nhiễm mũi – họng, tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.
– Tích cực thể dục thể thao, làm việc và sinh hoạt khoa học.
Đặc biệt khi thấy các dấu hiệu về mũi họng như đau đầu, chảy máu, hạch cổ… kéo dài thì cần đến các chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm và sàng lọc sớm.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về những dấu hiệu ung thư vòm họng từ sớm, người bệnh cần tìm hiểu và chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ nếu có bất thường để nắm bắt sớm cơ hội tốt nhất điều trị bệnh ung thư và sống khỏe mạnh tích cực mỗi ngày.