Cẩn trọng với việc đặt vòng tránh thai bị rong kinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Hiện tượng đặt vòng tránh thai bị rong kinh là một trong những hiện tượng thường xảy ra đối với chị em phụ nữ. Vậy nếu gặp tình trạng này chúng ta nên làm gì, thăm khám bác sĩ ra sao, chế độ kiêng khem sau đặt vòng như thế nào để cải thiện rong kinh?

1. Đặt vòng tránh thai và hiện tượng rong kinh ở phụ nữ

1.1. Biện pháp đặt vòng tránh thai ở phụ nữ là như thế nào?

Biện pháp đặt vòng tránh thai là một trong số những phương pháp phổ biến được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng sử dụng. Vòng tránh thai là một dụng cụ chuyên dụng có cấu tạo hình chữ T, được làm chủ yếu bằng nhựa dẻo y tế. Loại vòng này có tác dụng làm thay đổi cơ cấu của lớp niêm mạc bên trong tử cung. Ngoài ra, chúng còn ngăn không cho tinh trùng và trứng gặp nhau để thụ tinh.

Đặt vòng tránh thai mặc dù là phương pháp đem lại hiệu quả ngừa thai ngoài ý muốn khá hiệu quả đối với phụ nữ, tuy nhiên chúng vẫn tồn tại khả năng xảy ra tác dụng phụ. Tùy vào cơ địa của từng người mà vòng tránh thai sẽ gây ra tác dụng phụ biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện có thể xảy ra là: rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, nổi mụn,…

đặt vòng tránh thai bị rong kinh là như thế nào

Biện pháp đặt vòng tránh thai là một trong số những phương pháp phổ biến được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng sử dụng

1.2. Lý giải hiện tượng đặt vòng tránh thai bị rong kinh ở phụ nữ?

Trong số các biểu hiện có thể xảy ra sau khi chị em thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai thì rong kinh là một hiện tượng phổ biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì hiện tượng rong kinh sau khi đặt vòng khá bình thường. Chị em cần lưu ý tới một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này như sau:

– Phần cổ tử cung của chị em phụ nữ chưa kịp thích ứng và ổn định lại bình thường sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng. Lúc này, vòng tránh thai có thể sẽ xảy ra sự cọ xát vào lớp niêm mạc bên trong tử cung.

– Sau khi đặt vòng tránh thai, phần nội mạc tử cung phụ nữ có thể sẽ dày thêm, lượng máu kinh nguyệt từ đó cũng chảy ra nhiều hơn khi ngày hành kinh ghé thăm.

– Quá trình đặt vòng tránh thai có thể sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ. Do đó, hiện tượng rong kinh sẽ diễn ra.

– Quá trình đặt vòng không đúng kỹ thuật, khiến vòng tránh thai nằm sai vị trí cần thiết cũng có thể dẫn tới rong kinh.

– Vòng tránh thai bị tuột hoặc trôi sâu vào bên trong âm đạo, làm xảy ra sự cọ xát mạnh gây tổn thương niêm mạc tử cung.

– Chị em gặp vấn đề dị ứng với việc đặt vòng tránh thai.

– Quan hệ tình dục quá sớm sau khi đặt vòng cũng có thể làm cho chị em bị rong kinh.

– Nồng độ fibrinogen tăng cao sau khi đặt vòng cũng sẽ thúc đẩy việc hình thành nhiều cục máu đông, gây chảy máu nhiều và kéo dài.

1.3. Hiện tượng đặt vòng tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm không?

Sau khi đặt vòng tránh thai, có thể chị em sẽ bị chảy máu khoảng vài ngày. Tuy nhiên, để đánh giá tình trạng rong kinh thì cần phải theo dõi sau khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra. Nếu tình trạng rong kinh sau khi hành kinh không kéo dài lâu thì chị em hoàn toàn không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng rong kinh kéo dài quá lâu, đi kèm với các biểu hiện bất thường khác như: đau bụng dưới âm ỉ, đau từng cơn dữ dội. thấy đau khi thực hiện quan hệ tình dục,…thì chị em nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Bởi rất có thể đây là báo động của việc vòng tránh thai đã bị tuột, bị lệch hoặc không phù hợp với đặt vòng. Chị em cũng không nên chủ quan mà trì hoãn việc thăm khám quá lâu, bởi chúng có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em sau này.

2. Rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai có thể gây ra những biến chứng nào?

đặt vòng tránh thai bị rong kinh cách giải quyết

Để đánh giá tình trạng rong kinh thì cần phải theo dõi sau khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu chị em để tình trạng rong kinh kéo dài quá lâu đó là:

2.1. Cơ thể phụ nữ rơi vào tình trạng thiếu máu nghiêm trọng

Lượng máu trong cơ thể mất đi nhiều và kéo dài quá lâu sẽ có thể khiến chị em lâm vào tình trạng bị thiếu hụt lượng máu cần thiết. Thiếu máu dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm như: tụt huyết áp, suy nhược cơ thể. ngất xỉu, xanh xao,…Rong kinh kéo dài quá lâu làm cho cơ thể phụ nữ ngày càng suy kiệt. Đặc biệt đối với những chị em mắc chứng rối loạn chức năng đông máu, hiện tượng rong kinh có thể sẽ gây đe dọa tới tính mạng.

2.2. Rong kinh có thể gây ảnh hưởng tới việc rụng trứng

Nếu rong kinh kéo dài quá lâu cũng sẽ làm cho cơ thể, nội tiết tố phụ nữ bị rối loạn. Chị em sẽ gặp khó khăn trong việc xác định chính xác ngày rụng trứng. Từ đó, khả năng mang thai, tính ngày thụ thai sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó, rong kinh lâu ngày còn làm cho lớp niêm mạc bên trong tử cung bong tróc ngày càng nhiều, khiến phôi thai khó làm tổ và phát triển bình thường. Rong kinh kéo dài làm cho chị em phụ nữ phải đối mặt với hiện tượng vô sinh, hiếm muộn.

2.3. Các bệnh phụ khoa là hệ lụy của hiện tượng rong kinh

Khi bị rong kinh lâu ngày, khu vực vùng kín của phụ nữ sẽ bị ẩm ướt và khó chịu. Lúc này, các loại vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các loại bệnh lý phụ khoa cũng từ đó mà xuất hiện như: viêm cổ tử cung, viêm vùng kín, viêm nhiễm âm đạo,…Các bệnh lý phụ khoa này nếu không sớm được phát hiện và điều trị dứt điểm thì sẽ dẫn tới nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ sau này.

3. Biện pháp phòng tránh hiện tượng rong kinh sau đặt vòng tránh thai

đặt vòng tránh thai bị rong kinh hỏi bác sĩ

Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp với sức khỏe bản thân

Để cải thiện và phòng tránh tình trạng chị em bị rong kinh sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai, cần lưu ý một số điều sau:

– Lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thực hiện đặt vòng tránh thai. Điều này giúp giảm rủi ro và đảm bảo an toàn cho việc đặt vòng.

– Giữ tâm lý ổn định, bình tĩnh, không nên quá lo lắng, căng thẳng sau khi đặt vòng.

– Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp với sức khỏe bản thân.

– Tuân thủ theo đúng các yêu cầu và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa đưa ra.

– Chủ động đi thăm khám nếu nhận thấy có các triệu chứng bất thường.

– Trong trường hợp không phù hợp với biện pháp đặt vòng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện việc tháo vòng và thay thế bằng một phương pháp tránh thai khác.

– Không nên tự uống thuốc điều trị mà không có sự chỉ định từ phía bác sĩ, để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Chủ động thăm khám phụ khoa theo định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các loại bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

– Tái khám sau đặt vòng theo tư vấn của bác sĩ.

Để có sự chuẩn bị thật tốt cho quá trình đặt vòng được diễn ra suôn sẻ, chị em cần “bỏ túi” những thông tin kể trên. Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để chúng tôi có thể hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital