Răng khôn số 8 thường mọc vào khoảng 18 – 25 tuổi và là răng mọc muộn nhất trong hàm. Những chiếc răng này không gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, các nha sĩ thường khuyên người bệnh nên nhổ bỏ. Tuy nhiên nhổ răng khôn số 8 có nguy hiểm không, cần lưu ý những gì? Tham khảo bài viết sau đây để có được lời giải đáp nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vì sao nên nhổ răng khôn số 8?
Với những lí do sau đây thì phần lớn các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên nhổ bỏ răng khôn số 8, thậm chí là nhổ sớm để hạn chế những biến chứng không mong muốn.
1.1. Thời điểm và vị trí mọc răng khôn số 8
Răng khôn số 8 nói chung và răng khôn số 8 mọc lệch nói riêng, đều gây ra các triệu chứng khó chịu như sưng nướu, đau nhức, cứng hàm. Bởi lẽ, khi đó hàm răng của người trưởng thành đã gần như hoàn chỉnh nên không còn đủ chỗ trống cho răng số 8.
Nhiều trường hợp răng số 8 không đủ chỗ để “ngoi lên”, phải mọc lệch, “chen lấn” và đâm sang những răng số 7 bên cạnh. Tình trạng này khiến cho những răng số 7 bên cạnh bị xô lệch, thậm chí là mất răng.
1.2. Một số bệnh lý do răng khôn số 8 gây ra
Không chỉ mọc sau cùng, răng số 8 còn mọc ở vị trí trong cùng của hàm – một vị trí vô cùng “hiểm hóc” nên rất khó vệ sinh. Thức ăn thừa mắc kẹt ở kẽ răng không được làm sạch sẽ dẫn đến sự tích tụ vi khuẩn, gây viêm nhiễm. Chính vì thế, mà răng khôn còn có nguy cơ gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm lợi trùm răng khôn…
Đặc biệt, khi răng khôn mọc lệch, làm cho cho các răng bên cạnh bị tiêu huỷ, lung lay, tiêu xương. Cuối cùng, người bệnh phải nhổ cả những răng bên cạnh. Điều này khiến cho xương và hàm răng đều bị hủy hoại.
Nếu cảm thấy có những cơn đau bất thường, âm ỉ kéo dài ở vị trí mọc răng khôn, người bệnh tuyệt đối không chủ quan mà phải tới gặp nha sĩ ngay lập tức. Những biến chứng này không được xử lý kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng đến má, mang tai, mắt, cổ… và gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Nhổ răng khôn số 8 có đáng sợ không?
Nhắc đến nhổ răng khôn, rất nhiều người tỏ ra lo lắng. Cùng tìm hiểu xem nhổ răng khôn có những nguy cơ gì nhé.
2.1. Nhổ răng khôn số 8 có những nguy cơ gì?
Răng khôn số 8 là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh. Việc nhổ bỏ hay có bất cứ tác động nào vào răng số 8 đều rất nguy hiểm. Do đó, tay nghề và chuyên môn của nha sĩ quyết định rất lớn đến sự an toàn và thành công của mỗi ca nhổ răng khôn
Nếu nha sĩ thực hiện nhổ răng khôn thiếu chuyên môn hay kinh nghiệm, việc nhổ răng khôn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng từ việc nhổ răng khôn phải kể đến:
– Thời gian đau nhức sau khi nhổ răng lên đến vài tuần.
– Nhiễm trùng răng, nguy cơ áp xe răng số 8 và hoại tử ổ răng.
– Mất máu.
– Ảnh hưởng đến các dây thần kinh khác, gây biến chứng nặng nề như: Suy giảm hoặc mất thính giác, ngứa hoặc tê ở lưỡi, môi, cằm hay nướu.
Tuy nhiên, công nghệ nhổ răng bằng sóng siêu âm Pietozome ra đời đã giải quyết được phần lớn các nhược điểm của phương pháp truyền thống:
– Không đau: Công nghệ Piezotome sử dụng sóng siêu âm tần số cao sẽ tác động tới vùng răng cần nhổ, giúp bóc tách các mô, nướu và loại bỏ chân răng một cách nhẹ nhàng.
– An toàn tuyệt đối: Sóng siêu âm của công nghệ Piezotome gần như không gây tác động vào các dây thần kinh hay các mạch máu vùng quanh răng mà sẽ định hình chính xác vị trí và cấu trúc răng cần nhổ.
– Tiết kiệm thời gian: Toàn bộ quá trình nhổ răng với sóng siêu âm chỉ mất 15 – 30 phút, không kịp để người bệnh có thể cảm nhận cơn đau.
– Mau lành thương: Công nghệ Piezotome có khả năng nhanh chóng khóa mạch máu, giúp những tổn thương được phục hồi tối ưu.
2.2. Quy trình thực hiện nhổ răng khôn số 8
Bên cạnh tay nghề của bác sĩ, quy trình nhổ răng khôn cũng cần phải được đảm bảo để hạn chế tối đa những rủi ro khi nhổ răng. Một quy trình chuẩn phải đảm bảo các bước sau:
– Bước 1: Thăm khám sức khỏe răng miệng
Bước này sẽ giúp bác sĩ nhận định chính xác tình trạng răng của người bệnh: Răng và vị trí mọc răng có bị viêm nhiễm gì không. Nếu có thì cần bác sĩ sẽ điều trị triệt để, sau đó mới tiến hành nhổ bỏ.
– Bước 2: Đánh giá tình trạng răng khôn
Sau khi thăm khám sơ bộ, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp phim X quang. Việc này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân nhổ răng: Răng mọc thẳng hay mọc ngầm, răng dễ nhổ hay khó nhổ. Từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra chỉ định nhổ răng phù hợp.
– Bước 3: Gây tê tại chỗ
Để người bệnh có thể thoải mái, không có cảm giác đau đớn, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê chân răng. Sau đó, bằng các dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành việc loại bỏ chiếc răng khôn. Lưu ý quan trọng là các dụng cụ được dùng trong quá quá trình nhổ răng phải được khử trùng sạch sẽ, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
+ Ở phương pháp truyền thống, bác sĩ thường sẽ dùng nậy để làm lung lay chân răng, sau đó dùng kìm nha khoa để nhổ bỏ. Một số trường hợp răng mọc ngầm, bác sĩ sẽ tiến hành rạch lợi, mài nhỏ răng và nhổ bỏ. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tạo hình lại phần xương hàm (nếu cần) và khâu vết rạch.
+ Với phương pháp Piezotome, thay vì sẽ sử dụng lực ma sát do chuyển động xoay của mũi khoan gây ra thì nó sử dụng năng lượng rung của sóng siêu âm với tần số cao giúp xác định chính xác vị trí và cấu trúc răng cần nhổ. Sau đó, toàn bộ các mô, nướu được bóc tách, phần chân răng được loại bỏ dễ dàng và nhẹ nhàng.
– Bước 4: Hoàn thành
Sau khi bác sĩ loại bỏ hoàn toàn chiếc răng khôn, bệnh nhân sẽ súc miệng và được ngậm bông cầm máu. Vì không cần gây mê nên người bệnh hoàn toàn có thể ra về ngay lập tức. Trước khi người bệnh ra về, bác sĩ sẽ dặn dò cách chăm sóc răng miệng và hẹn lệnh tái khám hoặc rút chỉ (nếu cần).
3. Sau khi nhổ răng khôn số 8, cần lưu ý những gì?
Việc có chế độ chăm sóc cẩn thận và phù hợp sau khi nhổ răng khôn không chỉ giúp người bệnh giảm đau mà còn rút ngắn thời gian hồi phục. Vì vậy, người bệnh cần chú ý:
3.1. Chế độ ăn uống
– Ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, loãng để giảm lực tác động đến các răng, xương hàm không phải làm việc nhiều.
– Trong hai ngày đầu tiên, không nên ăn các món quá cứng, quá lạnh, quá nóng hay quá mặn, ngọt, chua, cay.
– Không uống nước có gas, có cồn hay sử dụng các chất kích thích.
– Không sử dụng thuốc lá trong tối thiểu 3 ngày sau nhổ răng.
– Uống nhiều nước để hỗ trợ tuần hoàn máu, làm vết thương nhanh lành.
– Ăn nhiều rau củ quả, bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
3.2. Chế độ vệ sinh răng miệng
– Vì có vết thương hở nên việc giữ vệ sinh răng miệng ngay sau khi nhổ răng là rất quan trọng.
– Tuyệt đối không hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc chải răng ở khu vực mới nhổ răng.
– Để giảm đau, người bệnh có thể chườm một túi đá hoặc nước lạnh lên vùng má bên nhổ răng.
– Súc miệng với nước trà đặc hoặc nước muối loãng vì trà và muối có khả năng sát khuẩn, tránh nhiễm trùng.
– Đánh răng để vệ sinh răng miệng như bình thường nhưng tránh vị trí mới nhổ răng.
– Nên sử dụng ống hút khi uống nước, tránh áp lực lên vùng ổ răng mới nhổ.
Thực tế, việc nhổ răng khôn số 8 không quá nguy hiểm như mọi người vẫn nghĩ. Quan trọng nhất là người bệnh cần có lịch khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm tình trạng răng khôn của mình. Bên cạnh đó, người bệnh nên sáng suốt, lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có trình độ và chuyên môn cao để đảm bảo an toàn tuyệt đối!