Răng số 8 có nên nhổ không? Có những phương pháp nhổ răng nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Khi nghe đến thuật ngữ răng số 8 (răng khôn), nhiều người thường có suy nghĩ phải nhổ ngay loại răng này đi để không ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng. Nhưng thực tế liệu răng số 8 có nên nhổ không? Cùng khám phá lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

1. Răng số 8 là răng gì?

Răng số 8 (răng khôn) thường mọc trong độ tuổi trưởng thành, từ 17 – 25. Loại răng này nằm ở phần cuối 2 hàm sau khi các răng đã mọc đầy đủ vì vậy đa số các trường hợp đều mọc lệch, chen chúc dẫn đến sưng tấy và đau đớn.

răng số 8 có nên nhổ không

Răng số 8 nằm ở phần cuối 2 hàm sau khi các răng đã mọc đầy đủ vì vậy đa số các trường hợp đều mọc lệch, chen chúc dẫn đến sưng tấy và đau đớn.

2. Răng số 8 có nên nhổ không?

Thực tế cho thấy, không phải tất cả các trường hợp có răng số 8 đều cần phải nhổ.

2.1 Trường hợp không nên nhổ răng khôn

Răng khôn mọc thẳng, không có những triệu chứng như sưng đau, gây khó chịu.

– Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân nhưng là những bệnh không kiểm soát tốt như tiểu đường, rối loạn đông máu,…

– Răng số 8 liên quan đến cấu trúc giải phẫu của dây thần kinh, xoang hàm,…

2.2 Trường hợp nên nhổ răng khôn

– Gặp các biến chứng như sưng đau, tấy đỏ và nhiễm trùng tái phát.

– Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm nướu hàm đối diện bị loét do răng khôn dài trồi lên đâm vào, kéo theo thức ăn bị nhồi nhét vào nướu gây nên hiện tượng viêm nhiễm.

– Bị viêm nha chu hay sâu ở răng khôn.

Nhổ răng khôn để làm chỉnh nha hoặc phục hình thẩm mỹ.

– Răng số 8 mọc có liên quan đến những bệnh lý toàn thân.

– Giữa răng số 8 và răng bên cạnh có khe giắt, nên thức ăn dễ bị tích tục và viêm nhiễm.

Nếu răng khôn mọc sưng đau, tấy đỏ thì bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng

Nếu răng khôn mọc sưng đau, tấy đỏ thì bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng

3. Các phương pháp nhổ răng số 8

Hiện tại có 2 phương pháp nhổ răng khôn được áp dụng tại các cơ sở nha khoa là nhổ răng khôn truyền thống và nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome.

3.1 Phương pháp truyền thống

Phương pháp này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ sử dụng dao rạch mở nướu để phần răng khôn lộ ra, sau đó dùng kìm và bẩy để tạo lực đẩy răng ra. Cuối cùng, vết rạch được khâu lại và bác sĩ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng.

Được đánh giá là có chi phí tương đối rẻ nhưng phương pháp truyền thống lại có một số cần cải thiện như thời gian thực hiện tương đối lâu khoảng 15 – 20 phút nên khách hàng phải há miệng tương đối lâu, vết phẫu thuật có thể biến chứng sau khi nhổ.

3.2 Phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome

Đây được coi là một trong những “trợ thủ đắc lực” của các bác sĩ chuyên khoa Răm – hàm – mặt. Thông qua biến điệu của tần số sóng siêu âm chọn lọc khoảng 28 – 36Khz, mũi khoan mỏng và mảnh tác động nhẹ nhàng lên khu vực xung quanh răng khôn để bóc tách nướu và cuối cùng đưa răng khôn ra ngoài, hạn chế tối đa khả năng chảy máu với chức năng khoá mạch máu nhanh chóng. Thời gian thực hiện phương pháp này tương đối ngắn, chỉ khoảng 10 phút là răng đã được lấy ra ngoài và không gây ra biến chứng.

răng số 8 nên nhổ hay không

Mũi khoan mỏng và mảnh chỉ khoảng 0.2 – 0.5mm bóc tách nướu dễ dàng để lấy răng khôn ra chính là điểm vượt trội của phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome

4. Lưu ý cách chăm sóc răng số 8 sau khi nhổ

 4.1 Chế độ chăm sóc

– Tạo áp lực cho máu ngừng chảy bằng cách cắn chặt miếng gạc.

– Không tác động vào chỗ nhổ răng bằng cách dùng lưỡi,ngón tay, các vật dụng.

– Tránh việc xì mũi, hắt xì hay ho mạnh.

– Uống thuốc giảm đau hoặc kháng sinh theo đúng liều lượng bác sĩ kê.

– Súc miệng bằng nước muối và nhổ ra nhẹ nhàng.

– Khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, chú ý không tác động lên vùng nhổ răng.

4.2 Chế độ nghỉ ngơi

– Không thực hiện các bài tập thể chất trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng.

– Nằm gối cao để giúp không bị sặc nước hay sặc nước bọt.

– Không nằm nghiêng sang bên vừa nhổ răng, gây áp lực và dễ chảy máu.

– Ngồi tư thế thẳng, không gập người xuống đất hoặc mang vác vật nặng.

Để vết nhổ răng mau lành, cần tránh mang vác vật nặng ít nhất trong 24h giờ đầu

Để vết nhổ răng mau lành, cần tránh mang vác vật nặng ít nhất trong 24h giờ đầu

4.3 Chế độ ăn uống

Đồ ăn nên bổ sung

– Ăn những đồ mềm như cháo, súp, đồ ăn xay nhuyễn,….

– Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trứng, sữa chua, trái cây, rau xanh,…

 Đồ ăn nên kiêng

– Thức ăn chưa được chế biến kỹ, quá cứng hoặc quá dai

– Đồ ăn có tính axit cao, thực phẩm hoặc đồ uống chứa nhiều đường.

– Đồ ăn giòn, hay có vụn như đồ chiên rán, các loại bánh…

– Thuốc lá, đồ uống có chứa cồn như rượu, bia,…

Với bài viết trên, chúng tôi đã đã giải đáp thắc mắc “Răng số 8 có nên nhổ không?”. Để biết chính xác tình trạng răng khôn của mình có thuộc đối tượng cần thực hiện nhổ bỏ không, cần đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital