Hiện nay, ngoài phương pháp đẻ thường truyền thống và đẻ mổ rất phổ biến thì còn có đẻ thường dưới nước khá mới lạ và được nhiều mẹ bầu quan tâm. Dù Việt Nam chưa áp dụng phương pháp này nhưng khá nhiều nước trên thế giới đã cung cấp dịch vụ này. Dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ chia sẻ một chút thông tin kiến thức cho các mẹ cùng tìm hiểu và tham khảo về phương pháp sinh nở mới này nhé
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm đẻ thường dưới nước
1.1 Đẻ thường dưới nước là gì?
Đây là phương pháp sinh con kiểu mới và hiện đại. Thay vì sinh thường trong phòng mổ thì khi lựa chọn phương pháp này, sản phụ thả lỏng cơ thể và nửa nằm nửa ngồi trong một bồn nước rộng, ngập ngang bụng và nhiệt độ nước luôn được giữ ấm ở 33-35 độ C. Với mức nhiệt này tạo cho mẹ sự thoải mái, giảm bớt đau đớn khi rặn bé ra ngoài
Biện pháp đẻ con này đòi hỏi phải có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn túc trực, theo dõi cận kề người mẹ. Bên cạnh đó cũng cần cả chồng, người thân thiết bên cạnh động viên sản phụ trong suốt quá trình sinh nở. Điều đó giúp mẹ tự tin hơn khi sinh đẻ trong một môi trường hoàn toàn mới mẻ và đặc biệt.
Phương pháp sinh con dưới nước khá phổ biến ở các nước tiên tiến, y học phát triển hiện đại. Vì theo một số nghiên cứu tin rằng nếu trẻ được chào đời trong một môi trường nước giống với dịch ối của của người mẹ thì điều này sẽ giúp mẹ và bé đều ít chịu căng thẳng, áp lực cũng như giảm nguy cơ tai biến cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên đẻ dưới nước hiện chưa được thực hiện tại Việt Nam do tốn nhiều chi phí và cũng như thiếu các bác sĩ đủ kinh nghiệm để đảm bảo cuộc sinh con dưới nước này an toàn.
1.3. Sự khác nhau giữa phương pháp đẻ thường dưới nước và sinh con truyền thống
Xét về cơ bản đây đều là phương pháp sinh con tự nhiên qua ngã âm đạo của người mẹ, tuy nhiên nó sẽ có sự khác biệt ở giai đoạn mẹ rặn đẻ và các yếu tố môi trường bên ngoài
+ Phương pháp đẻ con truyền thống: Từ khi có dấu hiệu chuyển dạ cho đến khi tử cung của sản phụ mở đủ 10cm thì mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn rặn đẻ với tư thế nằm dạng hai chân, để bé có thể ra ngoài qua ngã âm đạo. Phương pháp này được thực hiện tại phòng sinh thường ( chỉ có ekip đỡ đẻ, người thân hầu như không được vào )
+ Phương pháp đẻ con dưới nước: với phương pháp này mẹ sẽ được đặt nửa nằm nửa ngồi ở trong một chiếc bồn sinh chuyên dụng và được duy trì nhiệt độ nước ở mức tiêu chuẩn. Mẹ sẽ rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sĩ, sau khi bé chào đời sẽ được đưa lên khỏi mặt nước và sau đó tiến hành cắt dây rốn. Sự xuất hiện của người thân có tầm ảnh hưởng quan trọng khi đẻ dưới nước và ngoài ra phương pháp này cũng có thể thực hiện tại nhà nếu có bác sĩ chuyên môn túc trực và có bồn sinh chuyên dụng đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết
2. Ưu điểm, nhược điểm của đẻ thường dưới nước
Giống như 2 phương pháp là sinh mổ và sinh thường thì sinh con dưới nước cũng mang những mặt lợi và mặt hại khác nhau. Mẹ cần tìm hiểu rõ hai mặt để đánh giá cũng như lựa chọn chính xác
2.1 Ưu điểm đẻ con dưới nước
– Giảm bớt cảm giác đau đớn trong suốt quá trình chuyển dạ của mẹ. Giảm khả năng bị rách cổ tử cung, âm đạo như khi đẻ thường
– Giảm bớt căng thẳng, làm cho mẹ thấy thoải mái, thư thái hơn
– Nổi trên mặt nước giúp mẹ có thể dễ dàng tìm cho mình được tư thế sinh con dễ dàng, thoải mái hơn
– Tăng sức mạnh cho mẹ lúc rặn đẻ nhờ có sự nâng đỡ của nước
– Nước có nhiều ưu điểm vượt trội như củng cố hệ thông tuần hoàn cơ thể cho sản phụ, điều này giúp máu lưu thông nhanh và giữ huyết áp ở mức ổn định
– Ngoài ra, đẻ con dưới nước đem lại nhiều lợi ích cho bé như bớt áp lực từ âm thanh ánh sáng khi mới chào đời cho trẻ.
– Môi trường nước có sự tương đồng với dung dịch nước ối nên sẽ giúp bé thích nghi tốt hơn.
– Bé có thể thở bình thường ( bằng oxy từ nhau thai mẹ truyền tới )
Hiện này, Việt Nam chưa áp dụng hình thức sinh con dưới nước, nếu mẹ có nhu cầu có thể ra nước ngoài để đăng ký sinh.
2.2 Nhược điểm đẻ con dưới nước
– Quá trình chuyển dạ sẽ có thể kéo dài hơn so với bình thường. Mẹ ngâm nước trong thời gian dài quá dẫn đến mất nước, phải bù nước liên tục
– Có thể gây nên tình trạng chuột rút cho mẹ trong trường hợp bồn sinh quá nhỏ
– Nếu xảy ra biến chứng như chảy máu, rất khó xác định được lượng máu mất đi là bao nhiêu ( dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và bé )
– Hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra các nguy cơ về đường hô hấp, dây rốn đứt và nhiễm trùng ở trẻ ( do môi trường nước ẩm ướt gia tăng nguy cơ nhiễm trùng khi sinh )
– Dù được cung cấp oxy từ nhau thai mẹ nhưng bé vẫn có nguy cơ hít phải nước vào phổi
– Phương pháp này chống chỉ định với các mẹ bầu bị tiền sản giật, viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm herpes, sinh non, thai suy,..
3. Những lưu ý cho mẹ khi đẻ con ở dưới nước
– Đảm bảo đúng các tiêu chuẩn như bồn sinh chuyên dụng, vô khuẩn và duy trì đươc nhiệt độ 33- 35 độ C. Nhưng để chắc chắn mẹ nên dùng nhiệt kế đo lại nhiệt độ nước liên tục ( 15- 30 phút/1 lần )
– Khi nằm trong bồn sinh chuyên dụng, mực nước cần ngập bụng mẹ để không cảm thấy lạnh khi sinh bé
– Mẹ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe, có một chu kỳ thai mạnh khỏe, tâm lý vững vàng thì mới nên chọn lựa phương pháp sinh nở kiểu mới này
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu hay chứng minh nào cụ thể, rõ ràng về các ưu điểm cũng như các rủi ro mà phương pháp đẻ con dưới nước này mang đến dù nó đã được áp dụng tại nhiều nước phương Tây có nền khoa học hiện đại, phát triển. Phương pháp đẻ thường truyền thống và đẻ mổ chủ động vẫn mang nhiều ưu điểm được các mẹ Việt Nam ưu tiên lựa chọn hơn.
Để đảm bảo có một hành trình bầu bí thuận lợi cho đến khi vượt cạn thành công mẹ nên chọn lựa cơ sở y tế uy tín chất lượng để đồng hành. Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ thăm khám, cung cấp các dịch vụ Thai sản trọn gói chất lượng cho các mẹ. Tại đây chúng tôi có đội ngũ Y bác sĩ Sản khoa đầu ngành, đỡ đẻ/ mổ đẻ vô cùng “mát tay”, có kinh nghiệm xử lý các ca khó. Ngoài ra những trang thiết bị máy móc hiện đại cũng là tiền đề để cùng với bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình hình sức khỏe của mẹ và bé từ đó chỉ định phương pháp sinh nở cho phù hợp.
Trên đây, Thu Cúc TCI chia sẻ cho các mẹ một vài thông tin bổ ích về đẻ thường dưới nước, một phương pháp sinh đẻ mới với nhiều ưu điểm vượt trội để mẹ có thể tìm hiểu thêm. Nếu có bất kì vấn đề nào cần giải đáp hay muốn tư vấn, thăm khám thai sản hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp mẹ nhé