Cải thiện mất ngủ bằng những cách sau

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Chứng mất ngủ ở Việt Nam ngày càng trẻ hóa, không chỉ những người lớn tuổi mới bị mất ngủ mà ngay cả những người trẻ tuổi, thậm chí là học sinh cũng có thể bị mất ngủ. Cùng tìm hiểu bài viết để biết mất ngủ do nguyên nhân nào và cách cải thiện mất ngủ hiệu quả.

1. Các nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ

Xã hội ngày càng phát triển, sự ra đời của các thiết bị điện tử hoặc những thói quen sống thiếu khoa học trở thành một trong những nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến ở giới trẻ, bên cạnh nguyên nhân chủ yếu từ trước đến giờ là do bệnh lý.

– Mất ngủ do sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, laptop,… nhiều giờ.

– Mất ngủ do căng thẳng, stress, áp lực công việc.

– Mất ngủ do ăn hoặc/và uống các đồ uống, thực phẩm gây mất ngủ như uống bia, rượu, cafe, …

– Mất ngủ do môi trường sống ô nhiễm, ồn ào, ánh sáng không phù hợp

– Mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc

Những yếu tố gây mất ngủ trên thường gây tình trạng mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính), nhưng nếu kéo dài cũng có thể gây mất ngủ mạn tính (mất ngủ kéo dài hay còn gọi là mất ngủ kinh niên).

Còn một nhóm nguyên nhân chính và thường gặp nhiều nhất gây mất ngủ, chính là mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý. Đây cũng chính là nhóm nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ kéo dài và dễ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điển hình, người mắc các bệnh lý sau nếu không có biện pháp phòng ngừa sẽ dễ dẫn đến mất ngủ mạn tính như:

– Viêm khớp mạn tính

– Ung thư

– Bệnh lý tim mạch

– Hen suyễn

– Cường giáp

– Đái tháo đường

– Cao huyết áp

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh parkinson

– Bệnh Alzheimer

– Rối loạn sức khỏe tâm thần như: rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực,…

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ

cải thiện mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức do bệnh lý

Đau nhức do các bệnh lý cơ xương khớp hoặc các bệnh lý khác gây ra có thể dẫn đến đau đầu, mất ngủ.

2. Mất ngủ nguy hiểm như thế nào?

Mất ngủ lâu dài gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Mất ngủ cấp tính thường ít để lại biến chứng hơn mất ngủ mạn tính, nhưng nếu không sớm điều trị tình trạng mất ngủ cấp tính sẽ chuyển sang mất ngủ mạn tính (mất ngủ kéo dài).

Sau đây là một số hệ lụy nghiêm trọng của chứng mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cuộc sống và công việc của người bệnh.:

– Tăng huyết áp dễ dẫn đến cao huyết áp.

– Rối loạn nhịp tim

Nhồi máu cơ tim

Đột quỵ

– Tiểu đường

– Béo phì

– Tóc khô xơ và dễ bị gãy rụng.

– Da sạm, nhiều nếp nhăn, không được tươi tắn và sáng mịn.

– Hệ thần kinh giao cảm dễ bị kích thích.

– Khả năng phản xạ kém, hệ miễn dịch suy yếu.

– Rối loạn tâm lý: căng thẳng, lo âu, dễ cáu gắt,…

– Trầm cảm

– Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém.

– Suy nhược thần kinh

– Đột quỵ

3. Cải thiện mất ngủ bằng cách sau

3.1 Cải thiện mất ngủ bằng sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc để cải thiện chứng mất ngủ sẽ được các bác sĩ cân nhắc thật kỹ sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Nếu người bệnh chỉ bị mất ngủ nhẹ cần xem xét nguyên nhân nào, có thể chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và cân đối thời gian ngủ – nghỉ – làm việc hợp lý, giải tỏa stress mà chưa cần dùng đến thuốc điều trị mất ngủ.

Nếu người bệnh bị mất ngủ cần sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp sau khi xem xét các bệnh lý nền hiện có, tình trạng sức khỏe và tuổi của người bệnh.

Chớ nên lạm dụng thuốc điều trị chứng mất ngủ vì chúng có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, khiến bạn lệ thuộc vào thuốc. Khi không sử dụng thuốc cơ thể sẽ khó có thể tự ngủ được và tình trạng mất ngủ cứ luẩn quẩn kéo dài.

Mặt khác, các loại thuốc cải thiện chứng mất ngủ có những chỉ định riêng. Những người có các bệnh lý nền không được tự ý sử dụng mà nên đi thăm khám với bác sĩ trước, để được tư vấn sử dụng loại thuốc phù hợp để tránh việc lạm dụng thuốc làm trầm trọng thêm những biểu hiện của bệnh nền sẵn có.

Với những người có bệnh nền, cần thăm khám với bác sĩ để điều trị làm giảm nhẹ các triệu chứng

 

 

cải thiện mất ngủ nhờ thăm khám với chuyên gia

Thăm khám với chuyên gia để biết nguyên nhân và có biện pháp điều trị, cũng như sử dụng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn.

3.2 Vệ sinh giấc ngủ giúp cải thiện mất ngủ

Vấn đề vệ sinh giấc ngủ rất quan trọng, điều này tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng một giấc ngủ đủ và chất lượng. Dưới đây là các khuyến nghị về vệ sinh giấc ngủ mà chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện:

– Yếu tố môi trường: môi trường ngủ cần sạch sẽ, yên tĩnh, đủ tối, mát mẻ, tránh tiếng ồn, âm thanh và ánh sáng phù hợp, nhiệt độ phòng phù hợp.

– Lập kế hoạch đi ngủ đúng giờ, ngủ trưa vừa phải để tránh tối không ngủ được.

– Không tập luyện thể dục hay tâm trí quá gần giờ đi ngủ

– Hạn chế lo lắng, căng thẳng

– Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trong vài giờ trước khi ngủ.

– Ra khỏi giường nếu như giấc ngủ không đến.

– Không sử dụng giường cho bất cứ mục đích gì ngoài ngủ và tình dục.

– Tránh sử dụng đồ uống có cồn, cafein và các chất kích thích trước giờ đi ngủ.

3.3 Vật lý trị liệu giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ

Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, giác hơi, ngâm chân,… là những biện pháp giúp hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn mà bạn có thể cân nhắc áp dụng, nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

Nếu thực hiện các biện pháp này, bạn cũng nên lựa chọn địa chỉ uy tín có giấy phép hành nghề. Tuyệt đối không tự ý thực hiện ở các cơ sở “chui” không được cấp phép và người thực hiện cũng phải có giấy phép hành nghề.

cải thiện mất ngủ bằng xoa bóp

Tình trạng cứng cơ vùng cổ có thể gây chèn ép dây thần kinh làm hạn chế lưu thông máu lên não dẫn tới mất ngủ. Vì vậy, xoa bóp vùng cổ vai gáy giúp làm mềm cơ vùng cổ có tác dụng giúp lưu thông khí huyết lên não tốt hơn, cải thiện chứng đau đầu mất ngủ mà các chuyên gia khuyên nên áp dụng.

3.4 Xây dựng thói quen sống khoa học

Bạn nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Theo nghiên cứu, những người chăm tập luyện thể dục thể thao có chất lượng giấc ngủ tốt hơn những người không tập luyện thể dục. Tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục quá muộn và/hoặc quá sức vì điều này có thể gây kiềm chế hoặc trì hoãn giấc ngủ.

Nên tăng cường tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và hạn chế tiếp xúc ánh sáng mạnh trước giờ đi ngủ.

Bạn nên thư giãn trước giờ đi ngủ, tránh lo lắng căng thẳng. Hãy buông bỏ những phiền muộn, chấp nhận bản thân để thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, để dễ đi vào giấc ngủ hơn, mọi việc rồi sẽ có cách giải quyết của chúng, sức khỏe của bạn mới là điều quan trọng nhất.

3.5 Thức ăn và đồ uống

Một số thực phẩm bạn tiêu thụ vào cơ thể có thể gây rối loạn giấc ngủ, vì chúng kích thích hệ tiêu hóa có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa.

Hạn chế đừng ăn quá no trước khi đi ngủ, nhưng cũng không nên để bụng đói khi đi ngủ.

Tránh xa các loại thức ăn và đồ uống này trước khi đi ngủ: bít tết, hamburger, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu, bia, caffeine (bao gồm nước ngọt, trà, nước tăng lực, cà phê, sôcôla, thuốc lá, một số loại thuốc giảm đau,…).

Uống vừa đủ nước, không nên uống quá nhiều nước có thể khiến bạn buồn đi vệ sinh gây cản trở giấc ngủ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital