Cách xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, có tỷ lệ mắc và tử vong cao. Ước tính của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy cứ 100.000 người phụ nữ thì tới 20 người mắc ung thư cổ tử cung. Bởi vậy, phụ nữ trên 21 tuổi được khuyên nên sàng lọc, trong đó bao gồm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phòng ngừa bệnh. Hiện nay, có 4 phương pháp xét nghiệm cho kết quả chính xác.

1. Xét nghiệm Pap smear

1.1. Định nghĩa

Phương pháp này còn được gọi tắt là xét nghiệm Pap, được thực hiện nhằm phát hiện những thay đổi ở tế bào cổ tử cung do vi khuẩn HPV gây ra. Mẫu tế bào ở cổ tử cung sẽ được thu thập và phân tích để phát hiện ung thư sớm và tầm soát nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung trong tương lai.

xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên đi khám tầm soát cổ tử cung định kỳ.

1.2. Độ tuổi xét nghiệm Pap smear

– Dưới 21 tuổi: không cần thực hiện.

– Từ 21 – 29 tuổi: 3 năm làm một lần.

– Từ 30 – 65 tuổi: xét nghiệm Pap 3 năm làm một lần, hoặc làm xét nghiệm HPV 3 năm / lần, hoặc xét nghiệm Pap và HPV cùng lúc 5 năm / lần.

– Từ 65 tuổi trở lên: ngừng làm xét nghiệm.

1.3. Chuẩn bị cho xét nghiệm Pap smear

Nếu có kinh nguyệt vào ngày làm xét nghiệm Pap smear, bạn nên dời lịch vì kết quả có thể kém chính xác hơn.

Tránh quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc sử dụng các sản phẩm diệt tinh trùng vào trước ngày làm xét nghiệm, vì chúng làm ảnh hưởng đến kết quả.

Xét nghiệm Pap smear trong 24 tuần đầu của thai kỳ là an toàn. Bạn cũng nên đợi đến 12 tuần sau sinh để tăng độ chính xác của kết quả.

xét nghiệm ung thư

Cách thực hiện xét nghiệm Pap smear.

1.4. Cách thực hiện xét nghiệm

Xét nghiệm này có thể gây ra cảm giác khó chịu nhẹ, nhưng yên tâm vì quá trình diễn ra rất nhanh chóng.

Khi làm thủ thuật, bạn được nằm trên bàn khám, hai chân dang rộng và đặt chân lên giá đỡ. Bác sĩ dùng mỏ vịt để mở âm đạo, sau đó lấy một tế bào nhỏ từ cổ tử cung. Mẫu tế bào được bảo quản và gửi đến phòng thí nghiệm để tìm các bất thường nếu có.

Sau khi lấy mẫu, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc chảy máu âm đạo một chút. Hãy gặp bác sĩ nếu cảm giác khó chịu và chảy máu vẫn kéo dài sau ngày làm xét nghiệm.

2. Xét nghiệm Cobas test

Cobas test là phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả, có thể phát hiện HPV 16 và HPV 18 từ cùng một mẫu bệnh phẩm. Đây là 2 type HPV chiếm nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên có thể áp dụng phương pháp này. Nếu kết quả âm tính, bạn nên làm xét nghiệm Cobas test định kỳ 3 năm / lần.

Khi làm thủ thuật, bạn sẽ nằm thả lỏng và mở rộng hai chân đặt trên bàn khám. Bác sĩ dùng mỏ vịt để mở âm đạo và nhìn thấy khu vực bên trong. Bác sĩ dùng que quấn gòn dài để thu thập mẫu. Mẫu tế bào sẽ được gửi đi phân tích bằng máy để cho kết quả xét nghiệm.

3. Xét nghiệm Thinprep

3.1. Cách thực hiện

Phương pháp này được cải tiến từ xét nghiệm Pap smear. Với xét nghiệm Pap smear, bác sĩ sẽ phết mẫu thu thập được vào một lam kính để tiến hành xét nghiệm. Còn với Thinprep, thay vì phết lên kính, bác sĩ sẽ cho tế bào vào một lọ chứa dung dịch bảo quản và chuyển đến phòng thí nghiệm xử lý bằng máy Thinprep.

Thinprep cũng cho phép thực hiện nhiều xét nghiệm trên cùng một mẫu mà không cần tái khám hoặc lấy mẫu.

ung thư cổ tử cung

Bộ dụng cụ xét nghiệm Thinprep.

3.2. Độ tuổi xét nghiệm Thinprep

Trước 21 tuổi: không thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Thinprep

Từ 21 – 29 tuổi: tầm soát 3 năm / lần

Từ 30 – 65 tuổi: xét nghiệm Thinprep 3 năm / lần nếu âm tính với HPV. Nếu dương tính thì nên làm xét nghiệm Thinprep và HPV hằng năm.

Từ 65 tuổi trở lên: ngưng tầm soát

4. Xét nghiệm HPV DNA

4.1. Định nghĩa

Xét nghiệm HPV DNA được áp dụng để kiểm tra tình trạng nhiễm HPV ở phụ nữ. Nhiễm HPV ở bộ phận sinh dục khá phổ biến, có thể lây lan khi quan hệ tình dục.

Một số loại HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác. Đây được gọi là những loại rủi ro cao. Các loại HPV nguy cơ thấp sẽ gây ra mụn cóc sinh dục trong âm đạo, cổ tử cung và trên da.

4.2. Cách thực hiện

Bạn sẽ được nằm trên bàn khám chuyên dụng có kiềng đỡ hai chân. Bác sĩ dùng mỏ vịt để mở âm đạo và thu thập tế bào từ khu vực cổ tử cung. Sau đó, tế bào được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem các tế bào có chứa vật liệu di truyền (được gọi là DNA) từ các loại HPV gây ung thư hay không.

24h trước khi làm xét nghiệm, bạn nên tránh thụt rửa, quan hệ và sử dụng băng vệ sinh.

4.3. Kiểm tra kết quả

Nếu kết quả bình thường có nghĩa bạn không nhiễm loại HPV nguy cơ cao. Một số xét nghiệm cũng cho biết sự hiện diện của HPV nguy cơ thấp. Nếu bạn dương tính với HPV nguy cơ thấp, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị.

Kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường nghĩa là bạn đã nhiễm loại HPV nguy cơ cao. Các loại này có thể gây ung thư cổ tử cung, âm đọa, ung thư cổ họng, lưỡi, hậu môn. Ung thư cổ tử cung có liên quan đến các loại HPV-16, 18, 31, 33, 35, 45, 52, 58.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital