Ngăn nguy cơ đột quỵ thường được tiến hành bằng cách áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống và thăm khám định kì để giảm thiểu nguy cơ hình thành cục máu đông.
Menu xem nhanh:
1. Đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi
Đột quỵ luôn là nỗi ám ảnh về tính mạng với mọi hệ thống y tế. Trên toàn cầu, hàng năm có khoảng 14 triệu bệnh nhân đột quỵ mới phát hiện và 6 triệu người chết vì đột quỵ. Bệnh khiến cho hơn 80 triệu người đang trong tình trạng nguy kịch.
Tại nhiều nước, tử vong vì đột quỵ đã đứng hàng đầu, vượt trên tim mạch, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Điều đáng lo ngại là, đột quỵ không phân biệt độ tuổi, xảy ra với cả người trẻ.
Trong nghiên cứu mới, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết bệnh đột quỵ đang có xu hướng tăng ở độ tuổi dưới 45. Mỗi năm có gần 795.000 người ở Hoa Kỳ (10 – 15% dân số) mắc đột quỵ ở lứa tuổi từ 18 đến 45.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao hơn nữ giới 4 lần. Thực tế, tại một số bệnh viện đã ghi nhận những người bệnh trên 30 tuổi, cá biệt có trường hợp chỉ mới qua ngưỡng 20 tuổi.
Để ngăn nguy cơ đột quỵ, mỗi người nên thực hiện lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh và thăm khám tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm, giúp giảm thiểu hình thành cục máu đông.
2. Nguyên nhân hình thành các cục máu đông
Đột quỵ là hậu quả của nhiều yếu tố nguy cơ diễn biến phức tạp, kéo dài trước đó. Trong đó, cục máu đông là yếu tố hàng đầu gây ra khoảng 80% ca đột quỵ.
Theo bác sĩ, sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu ở giới trẻ cũng là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra cục máu đông và dẫn đến đột quỵ có xu hướng trẻ hoá.
Song song đó, người lớn tuổi cũng thường thực hiện nhiều thói quen xấu mà không biết điều đó sẽ dẫn đến việc hình thành cục máu đông, như:
2.1. Thức khuya
Thức khuya lâu ngày sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học và làm cơ thể bài tiết ra rất nhiều epinephrine và norepinephrine làm teo mạch máu, máu tuần hoàn kém, tăng độ nhớt.
2.2. Ít vận động
Lười tập thể dục dẫn đến tuần hoàn máu kém, chất thải trong mạch máu khó thoát ra ngoài, lâu ngày tích tụ lại trên thành mạch máu, cuối cùng gây tắc nghẽn mạch máu.
2.3. Hút thuốc lá
Hút thuốc làm tổn thương những lớp lót của mạch máu, tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông không mong muốn và làm các tiểu cầu kết dính với nhau nhiều hơn.
2.4. Lạm dụng rượu bia
Lạm dụng rượu làm suy giảm tuần hoàn máu não. Bên cạnh đó, bia rượu còn gây ra chuyển hoá lipid bất thường. Đây là yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông.
2.5. Ăn uống không lành mạnh
Thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ… là những món “khoái khẩu” của giới trẻ, tuy nhiên rất có thể gây ra hiện tượng mỡ máu cao, huyết áp cao, đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
2.6. Làm việc quá sức
Stress trong công việc sẽ gây ra sức ép lớn lên não, có thể làm cho huyết áp tăng cao, cơ tim co bóp mạnh. Khi dòng máu đổ về não quá nhiều cũng gây nguy cơ hình thành cục máu đông.
3. Biến chứng của bệnh đột quỵ
Đột quỵ sẽ dẫn đến tử vong hoặc nếu may mắn sống sót cũng để lại nhiều di chứng nghiêm trọng cho não. Tuỳ theo thời gian người bị đột quỵ được chẩn đoán, đưa đến bệnh viện và chữa trị mà mức độ tổn thương hệ thần kinh sẽ khác nhau.
Khi bị đột quỵ, càng chậm trễ trong việc xử trí cấp cứu thì hệ thần kinh trung ương càng bị tổn thương nặng, gây nên hậu quả nặng nề, thời gian phục hồi ngắn và thậm chí là không thể phục hồi.
Thông thường, cần tối thiểu 30 ngày để người bị tai biến mạch máu não có thể phục hồi. Thậm chí, trong một vài trường hợp, biến chứng còn gây tổn thương vĩnh viễn.
Một số biến chứng sau khi bị đột quỵ bao gồm:
– Liệt 1 phần hoặc toàn bộ cơ thể
– Suy giảm khả năng vận động
– Mất ngôn ngữ, nói ngọng, không rõ lời, khó khăn trong giao tiếp
– Suy giảm thị lực
– Gặp vấn đề tâm lý như rối loạn cảm xúc, trầm cảm…
– Nguy cơ tử vong hoặc sống thực vật.
4. Nguy cơ đột quỵ do cục máu đông bằng cách nào?
Khi bị đột quỵ, mỗi phút trôi đi sẽ làm mất khoảng 1,9 triệu nơron thần kinh để phục hồi, tương ứng với việc mất đi khoảng 3 tuần. Như vậy, đột quỵ có thể khiến một cô gái trẻ ngoài 30 thành “bà lão”, với lượng nhu mô não ngang với người gần 70 tuổi.
Để giải quyết tận gốc gánh nặng của đột quỵ, không gì quan trọng hơn là phòng bệnh. Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, một số biện pháp phòng ngừa đột quỵ bạn nên áp dụng bao gồm:
4.1. Kiểm soát các bệnh lý nền giúp ngăn nguy cơ đột quỵ
Nếu đang mắc các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, tăng lipid máu, rung nhĩ…, người bệnh cần kiểm soát các bệnh này bằng việc tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ. Trong đó có việc dùng thuốc đúng liều lượng, đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Không tự ý thay đổi loại thuốc, tăng giảm liều hoặc ngưng sử dụng mà chưa có ý kiến chuyên môn của thầy thuốc.
4.3. Thay đổi lối sống góp phần ngăn nguy cơ đột quỵ
Bắt đầu từ việc bỏ thuốc, bỏ rượu và thay đổi thói quen sinh hoạt – ăn uống chưa khoa học. Đây là các nguyên nhân dễ làm hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, mỗi người nên tập luyện thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Giảm BMI xuống < 25kg/m2, giảm vòng bụng (dưới 90cm với nam và dưới 80cm với nữ).