Bệnh trĩ ngoại là dạng trĩ phổ biến hiện nay. Trĩ ngoại thường tự động thụt ra ngoài và phát triển rất nhanh khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Tìm hiểu về cách điều trị trĩ ngoại sẽ giúp người bệnh chủ động và chữa bệnh hiệu quả hơn.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm trĩ ngoại
Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp, đặc biệt ở người trưởng thành, không phân biệt giới tính. Trĩ được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại và hỗn hợp 2 loại trĩ. Trong đó, trĩ ngoại là bệnh khá phổ biến với các búi trĩ thường sa ra ngoài gây nhiều phiền toái.
Trĩ ngoại là tên gọi chỉ các búi trĩ được hình thành dưới đường lược. Các búi trĩ chính là các đám rối tĩnh mạch bị giãn ra, gấp khúc, sưng và được bao bọc bởi lớp da mỏng. Các búi trĩ ngày 1 phát triển khiến người bệnh đau đớn, ngứa rát khó chịu. Đến lúc búi trĩ quá lớn, sa hẳn và không thể thụt lên thì thường gây biến chứng tắc nghẽn, sa nghẹt búi trĩ. Khi đó, bệnh nhân cần cắt bỏ búi trĩ ngay.
2. Cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất
2.1. Cách điều trị trĩ ngoại giai đoạn nhẹ
Trĩ giai đoạn nhẹ thường không cần can thiệp dao kéo mà cần sự phối hợp giữa chế độ chăm sóc, dinh dưỡng và dùng thuốc.
Các loại thuốc được kê có 2 loại cơ bản là thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ.
– Các loại thuốc uống: Những loại thuốc uống được kê có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu và làm bền các tĩnh mạch vùng hậu môn. Từ đó giúp hạn chế tình trạng sưng phù, tạo huyết khối tại các tĩnh mạch.
– Thuốc đặt tại chỗ: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc mỡ, thuốc viên đặt ở vùng hậu môn. Những loại thuốc này thường giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau rát…
Việc dùng thuốc cần tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Mọi thông tin về loại thuốc trong bài viết mang tính chất tham khảo.
Về dinh dưỡng, bệnh nhân cần chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và chất xơ. Kiêng đồ cay nóng và các chất kích thích. Ngoài ra, cần chú ý rèn luyện và vận động hằng ngày để tăng cường sự trao đổi chất.
Về chế độ chăm sóc, người bệnh trĩ cần lưu ý các biện pháp giảm đau và ngứa như sau:
– Ngâm nước ấm: Ngâm hậu môn trong chậu nước ấm tầm 10 phút/ 1 lần là phương pháp làm dịu khá dễ chịu. Nhất là sau khi đi vệ sinh xong. Bệnh nhân có thể ngâm nước ấm kèm thêm ít muối. Sau khi ngâm thì kết hợp lau chùi bằng khăn mềm, không chà xát quá mạnh ở vùng hậu môn.
– Chườm đá: Bệnh nhân có thể dùng khăn bọc đá để chườm lên vùng bị trĩ, giảm cảm giác sưng đau
– Tư thế ngồi hợp lý khi đi vệ sinh: Người bệnh có thể dùng thêm ghế kê chân khi đi vệ sinh. Tư thế này giúp người bệnh tiện hơn trong quá trình rặn.
– Sử dụng đệm êm: Nếu trĩ ngoại khá nặng, mỗi lần đi vệ sinh người bệnh có thể ngồi lên bề mặt mềm thay vì mặt cứng bồn cầu. Việc này giúp tránh ảnh hưởng đến các búi trĩ, đồng thời hạn chế sự hình thành các búi trĩ mới.
– Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ: Lau chùi vùng hậu môn thật cẩn thận bằng khăn giấy êm dịu, không kích ứng. Có thể dùng nước ấm là hiệu quả và sạch nhất.
2.2. Điều trị trĩ ngoại cấp độ nặng
Phẫu thuật cắt trĩ sẽ áp dụng cho bệnh nhân trong các trường hợp:
– Mắc trĩ ngoại giai đoạn nặng, có nguy cơ biến chứng hoặc đã xảy ra biến chứng như chảy máu, viêm loét
– Búi trĩ ngoại bị lòi ra ngoài không thể tự co hoặc đẩy lên, búi trĩ sưng to đau đớn cần được điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật. Cần lưu ý rằng tại mép hậu môn là cơ quan nhạy cảm, người bệnh sẽ gặp đau đớn nếu áp dụng các phương pháp ngoại khoa trực tiếp.
Hiện nay, giải pháp ngoại khoa hiệu quả nhất là phương pháp cắt trĩ Longo. Phương pháp này sử dụng súng tự động để cắt đi nguồn cung cấp máu cho búi trĩ, đồng thời khâu nối các mạc treo để khiến búi trĩ co lên và teo nhỏ. Nhờ vậy, người bệnh có thể giảm bớt đau đớn trong và sau quá trình điều trị.
Nguyên tắc phẫu thuật cần tuân thủ đó là:
– Bảo tồn lớp cơ thắt trong của vùng hậu môn
– Khâu nối cẩn thận tránh các biến chứng sau mổ
3. Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại
Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại cần ngăn ngừa hiện tượng táo bón, giảm áp lực cho vùng hậu môn – trực tràng. Muốn vậy, người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp để tránh làm cho phân cứng khó đi ra ngoài.
Từ đó, chế độ ăn phù hợp là:
– Ăn nhiều chất xơ, uống nước ép rau củ quả. Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là rau lang, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt…
– Bổ sung ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước cung cấp đủ cho cơ thể, có thể kiểm tra thông qua lượng nước tiểu thải ra ngoài có màu vàng trong.
Ngoài việc ăn uống, vận động cũng là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh trĩ. Hãy tham gia các hoạt động thể chất hằng ngày như đi bộ, chạy bộ… Chú ý đi lại nhẹ nhàng chứ không ngồi 1 chỗ.
– Rèn thói quen đi vệ sinh hợp lý, không dùng điện thoại hay đọc báo khi đi vệ sinh
Bệnh trĩ ngoại không khó điều trị trong giai đoạn nhẹ. Điều quan trọng là người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị, không ngần ngại và tự ti. Khi có dấu hiệu bất thường vùng hậu môn cần đi khám ngay để được tư vấn phác đồ hiệu quả nhất.