Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà an toàn, tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bé mắc bệnh mau khỏi hơn và ngăn ngừa tối đa các biến chứng nặng như biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp… Mời bố mẹ cùng tìm hiểu ngay cách chăm sóc và điều trị đúng đắn, an toàn cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh tay chân miệng của trẻ có thể điều trị tại nhà
Tay chân miệng ở trẻ là một bệnh truyền nhiễm, dễ gặp, có khả năng lây lan cao và bùng thành dịch. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá, qua nước bọt, các nốt phỏng nước hay phân của các bé nhiễm bệnh.
Trẻ mắc tay chân miệng sẽ trải qua đầy đủ 4 giai đoạn của bệnh: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Giai đoan ủ bệnh ở trẻ có thể kéo dài 10-20 ngày và gần như không xuất hiện bất kì dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào. Sang đến giai đoạn khởi phát, các dấu hiệu ban đầu của bệnh sẽ dần xuất hiện như: trẻ chán ăn, sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu… Càng các giai đoạn sau, triệu chứng của bệnh sẽ càng rõ rệt.
Hiện nay, có tới 90 – 95% số ca mắc thủy đậu là có thể điều trị bệnh tại nhà. Đa số trường hợp bệnh tay chân miệng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách đều có diễn tiến nhẹ, có thể khỏi sau 7-10 ngày phát bệnh.
Dù chỉ là bệnh lành tính nhưng trẻ mắc tay chân miệng ở độ tuổi càng nhỏ thì bệnh diễn tiến càng nhanh và có thể gây những biến chứng khôn lường, nhất là nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Song nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh của bé sẽ mau khỏi và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Như vậy, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tay chân miệng, các bố mẹ không cần quá lo lắng, nhưng cũng không được chủ quan. Bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định bệnh. Nếu đúng là trẻ mắc tay chân miệng, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp và hướng dẫn bố mẹ chăm sóc bé đúng cách tại nhà.
2. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà an toàn cho trẻ nhỏ
Tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh do virus gây ra, hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, mục tiêu chính của việc điều trị là làm giảm triệu chứng và hỗ trợ trẻ dần phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số hướng dẫn khi điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà:
– Nếu trẻ có sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, bố mẹ cần điều trị sốt cho bé. Bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt như acetaminophen hay paracetamol để giảm sốt cho con.
– Bù nước và điện giải cho bé bằng dung dịch điện giải như oresol.
– Chăm sóc vùng miệng và các vết loét ở miệng cho bé. Bố mẹ có thể sử dụng dung dịch glycerin borat để làm sạch miệng trước và sau khi bé ăn, sử dụng gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau để điều trị các vết loét miệng và loét họng cho bé.
– Nếu trẻ có triệu chứng như co giật, viêm não hay viêm màng não, bố mẹ cần sử dụng thuốc chống co giật và đưa bé đến các cơ sở y tế để được điều trị chuyên sâu.
Trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà, nếu trẻ mắc tay chân miệng có các dấu hiệu trở nặng như sốt cao, li bì, nôn ói… bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Lưu ý rằng, bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột, vì vậy việc sử dụng kháng sinh không có tác dụng và có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Việc sử dụng kháng sinh một cách tự ý còn có thể làm cho bệnh của bé nặng hơn và dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ, gây khó khăn cho việc điều trị và chữa trị bệnh của bé sau này. Ngoài ra, mọi thuốc bé dùng đều phải được chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.
3. Cách chăm sóc khoa học để bé mắc tay chân miệng mau khỏi bệnh
Chăm sóc cho trẻ bị bệnh tay chân miệng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt và tỉ mỉ của các bố mẹ để bệnh của bé chóng khỏi, ngăn ngừa tối đa biến chứng. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất sẽ giúp cơ thể bé nhanh phục hồi. Dưới đây là một số điều bố mẹ nên biết để chăm sóc tốt, đúng cách tại nhà cho bé mắc tay chân miệng:
– Về chế độ ăn uống, trẻ nên được cho ăn các loại thức ăn mềm, lỏng để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa. Tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng, cay, nóng vì dễ gây kích thích cho vùng miệng bị tổn thương.
– Về cách cho trẻ ăn, bố mẹ cần cẩn thận để không làm tổn thương đến vùng miệng bị loét của con. Trẻ có thể bị sợ hãi và không dám ăn do cảm giác đau. Đồng thời, bố mẹ cần chú ý vệ sinh làm sạch miệng cho con trước và sau khi ăn.
– Để đảm bảo bù nước và cân bằng điện giải cho trẻ mắc tay chân miệng, bố mẹ có thể cho bé uống nước ép hoa quả tươi. Các bé còn đang bú mẹ sẽ cần được tăng số lần và thời lượng bú để đảm bảo sự cung cấp đủ nước và dinh dưỡng.
– Khi trẻ lên sốt cao, ngoài cho bé uống thuốc hạ sốt, bố mẹ có thể chườm ấm cho con ở các vùng như trán, cổ, nách, bẹn… Cách này sẽ hỗ trợ bé nhanh hạ sốt hơn, cơ thể được thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng cần đảm bảo vệ sinh cá nhân cho bé, thực hiện vệ sinh môi trường sạch sẽ để ngăn chặn sự lây lan của virus, tách riêng đồ dùng cá nhân của bé để tránh lây bệnh.
4. Áp dụng phương pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng cho bé hiệu quả
Hiện tại, bệnh tay chân miệng ở trẻ vẫn chưa có vắc-xin phòng. Tuy nhiên, biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa và kiểm soát dịch là ngăn chặn lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bố mẹ có thể áp dụng phòng tránh bệnh tay chân miệng cho con theo các cách sau:
– Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với người đã mắc bệnh tay chân miệng;
– Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ hằng ngày, cho bé rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn;
– Vệ sinh các đồ dùng cá nhân của trẻ, chẳng hạn như đồ chơi, và làm sạch phòng, khu vực bé hay chơi bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp;
– Luôn quan sát theo dõi con để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nếu có.
Trên đây, bài viết đã hướng dẫn chi tiết tới bố mẹ cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà an toàn cho trẻ. Khi phát hiện trẻ xuất hiện các triệu chứng nghi mắc tay chân miệng, bố mẹ hãy đưa bé đến Hệ thống Y tế Thu Cúc cơ sở gần nhất để bé được các bác sĩ hỗ trợ điều trị bệnh một cách nhanh chóng và tận tình nhé.