Cách để phân biệt giữa đột quỵ và đau nửa đầu

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Đau nửa đầu và đột quỵ có mối liên hệ chặt chẽ bởi đây là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ nhưng nếu đau nửa đầu với hào quang thì có thể dẫn tới khả năng đột quỵ cao hơn. Những triệu chứng của đột quỵ và đau nửa đầu tương đối giống nhau, vậy làm thế nào để phân biệt được chúng?

1. Khái quát những điều cần biết về đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng đến một phần não bị ngăn chặn hoặc tắc nghẽn dẫn tới các tế bào đằng sau mạch máu vỡ hoặc bị chặn lại dẫn tới phần não bị thiếu oxy, tổn thương và chết dần. Hai nguyên nhân chính dẫn tới mạch máu bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc rách mạch máu, vỡ mạch máu dẫn tới chảy máu.

Bên cạnh dấu hiệu đau nhức đầu, người bệnh có thể gặp phải một số tình trạng như sau:

– Chân tay tê, yếu liệt một bên cơ thể

– Không thể biểu đạt ngôn ngữ, có vấn đề về ngôn ngữ(ngọng, đớt, lắp), không hiểu người khác nói

– Thị lực yếu, mờ một hoặc cả hai bên mắt

– Chóng mặt, cơ thể quay cuồng, mất thăng bằng

– Lú lẫn, trí nhớ kém.

Đột quỵ có thể nhầm lẫn với đau nửa đầu thường là thiếu máu não thoáng qua hay còn gọi là đột quỵ nhẹ khi lưu lượng máu đến não gián đoạn trong thời gian ngắn(thường là chỉ khoảng 1 giờ) và loại đột quỵ này ít nghiêm trọng so với đột quỵ thông thường.

Để phát hiện sớm những dấu hiệu của đột quỵ, bạn có thể phân biệt thông qua quy tắc FAST như sau:

đột quỵ và đau nửa đầu

Bạn có thể nhận diện sớm đột quỵ thông qua nguyên tắc FAST

– Face: Mặt bị mất cân đối, miệng méo xệch sang một bên. Bạn cần đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm để quan sát, đồng thời yêu cầu bệnh nhân cười, thổi lửa…

– Arms: Chân tay bị liệt, yếu. Bạn cần yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay lên cao và nếu thấy một bên có dấu hiệu liệt hoặc rơi xuống không kiểm soát được thì có thể là đột quỵ.

– Speech: Khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ. Bạn có thể yêu cầu bệnh nhân nói hoặc lặp lại câu đơn giản, nếu như nói không lưu loát và giọng bị méo thì có thể là dấu hiệu bất thường.

– Time: Cần ngay lập tức gọi cấp cứu càng sớm càng tốt hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu.

2. Khái quát chung về đau nửa đầu

Đau nửa đầu là bệnh lý dẫn tới những cơn đau đầu tái phát với những triệu chứng như đau đầu dữ dội kèm theo nôn, buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, xúc giác… Có thể đau nhói hoặc có cơn giật giật ở quanh mắt hay thái dương.

Đau nửa đầu có tiền triệu là căn bệnh dễ nhầm lẫn với đột quỵ và ảnh hưởng tới các giác quan, đồng thời xảy ra tương đối thường xuyên. Người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu như sau: thấy các tia sáng, các đường ngoằn nghèo, ngứa hoặc tê tay(chân/mặt), ù tai, khó nói chuyện…

Những triệu chứng này có thể gặp ở những người lớn tuổi mà không kèm theo biểu hiện đau đầu.

3. Hướng dẫn phân biệt đau nửa đầu và đột quỵ

3.1 Các đặc điểm phân biệt đột quỵ và bệnh đau nửa đầu là gì?

– Khi đột quỵ, triệu chứng xuất hiện đột ngột nhưng đau nửa đầu thường xuất hiện dần dần từ đau đầu nhẹ đến nặng và diễn biến chậm hơn.

– Đột quỵ có thể xuất hiện với những triệu chứng nghiêm trọng như: mất thị lực, mất cảm giác một bên tay hoặc chân… Nhưng đau nửa đầu thường có những triệu chứng nhẹ hơn như ánh sáng lóe trong mắt hoặc tê ngứa da.

– Người bệnh trẻ tuổi thường sẽ là bệnh đau nửa đầu nhưng nếu lớn tuổi thì có khả năng đột quỵ. Đặc biệt là các đối tượng nguy cơ như chưa từng đau nửa đầu, có bệnh cao huyết áp hoặc bệnh rối loạn nhịp tim.

đột quỵ và đau nửa đầu

Người có bệnh tim mạch thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người khác

3.2 Mối liên hệ giữa đột quỵ và bệnh đau nửa đầu

Những bệnh nhân mắc đau nửa đầu có hào quang có thể có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với người không đau nửa đầu. Nguy cơ này có thể tăng nếu người bệnh lạm dụng thuốc tránh thai hoặc có thói quen hút thuốc lá.

Đau nửa đầu không hào quang không có nguy cơ dẫn tới đột quỵ nhưng có thể mang đến những nguy hiểm khác về tim. Bởi đau nửa đầu có thể làm tổn thương tế bào mạch máu và viêm ở động mạch khiến mạch máu cứng, dễ đông máu dẫn tới đột quỵ.

Người bệnh đột quỵ có thể đau nửa đầu tuy nhiên không đồng nghĩa với đau nửa đầu là nguyên nhân gây ra đột quỵ. Căn bệnh này có thể kích hoạt tới những triệu chứng của đau nửa đầu.

3.3 Cách để ngăn chặn và phòng ngừa đau nửa đầu, đột quỵ

Người bệnh đau nửa đầu có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tình trạng này.

Đồng thời, người bệnh cũng cần loại bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe làm tăng nguy cơ đột quỵ như: hút thuốc lá, lười tập thể dục, chế độ ăn uống thất thường thiếu khoa học, lười khám bệnh…

đột quỵ và đau nửa đầu

Ngay khi thấy dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ để ngăn chặn đột quỵ xảy ra đột ngột và có biện pháp xử lý sớm các bệnh lý nền liên quan và được chuyên gia tư vấn thiết lập chế độ sống khoa học nhất.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hiện có nhiều máy móc, công nghệ chụp chiếu hiện đại có thể đánh giá toàn diện sức khỏe và phát hiện những tổn thương nhỏ nhất trong não bộ và cơ thể người bệnh từ đó phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ. Đồng thời, những gói khám tầm soát đột quỵ tại Thu Cúc TCI hiện đang được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao phù hợp cho mọi đối tượng dưới sự nghiên cứu và xây dựng của đội ngũ chuyên gia giỏi. Hiện gói tầm soát nguy cơ đột quỵ đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Hi vọng những thông tin về đột quỵ và đau nửa đầu trên đây sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích để phân biệt hai căn bệnh nguy hiểm này. Đồng thời qua đó có ý thức bảo vệ sức khỏe và không chủ quan với những bệnh lý quen thuộc thường gặp, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital