Cách đo nguy cơ đột quỵ với gói khám tầm soát 

Tham vấn bác sĩ

Cách đo nguy cơ đột quỵ với gói khám tầm soát là phương pháp giúp sàng lọc nhanh chóng các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ.

1. Thông tin cần biết về đột quỵ

Tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ (stroke) là hiện tượng ngừng lưu lượng máu cục bộ đến một khu vực của não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn do cục máu đông đột ngột bị phá vỡ, làm xuất huyết trong não.

Bộ não là hệ thống rất phức tạp điều khiển các hoạt động khác nhau của cơ thể. Não chỉ chiếm 2% khối lượng cơ thể nhưng lại sử dụng 15-20% tổng cung lượng tim để cung cấp oxy thiết yếu cho sự trao đổi chất. Nếu xảy ra đột quỵ, tế bào não chết sẽ gây ra nhiều biến chứng thần kinh và vận động. Đây là tình trạng cấp tính cần cấp cứu ngay lập tức, nếu không sẽ để lại di chứng nặng nề, nguy hiểm nhất là tàn phế và tử vong.

Cách đo nguy cơ đột quỵ với gói khám tầm soát là phương pháp giúp sàng lọc nhanh chóng các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ thường để lại di chứng nặng nề.

Đột quỵ thường để lại di chứng nặng nề, nguy hiểm nhất là tàn phế và tử vong.

2. Nguyên nhân đột quỵ

2.1. Nguyên nhân xảy ra tình trạng đột quỵ thiếu máu cục bộ

Nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ là huyết khối hình thành tại động mạch bị vữa xơ, chủ yếu là động mạch cảnh, động mạch sống nền và động mạch não. Xơ vữa động mạch là tình trạng chất béo lắng đọng trong trong lòng động mạch hình thành các mảng xơ vữa và cứng, gây xơ vữa động mạch. Khi mảng xơ vữa vỡ sẽ tạo điều kiện cho cục máu đông bít kín lòng mạch.

Một nguyên nhân khác là thuyên tắc mạch, khi cục máu đông xuất hiện ở một vị trí khác trong hệ thống tuần hoàn, thông thường là từ tim, sau đó sẽ theo dòng máu đến não gây thuyên tắc mạch máu não.

Nguyên nhân thứ phát của thuyên tắc mạch là các bệnh lý ở tim, tiểu đường, ung thư. Bệnh lý mạch máu não – thường là những mạch máu ở sâu trong não, cũng có thể dẫn đến đột quỵ.

2.2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng đột quỵ xuất huyết não

Các nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng đột quỵ do xuất huyết não là:

– Tăng huyết áp.

– Bệnh amyloidosis não.

– Các bệnh rối loạn đông máu.

– Dùng thuốc chống đông máu.

– Liệu pháp tiêu sợi huyết điều trị nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ thiếu máu não cấp tính (có thể gây ra tình trạng xuất huyết não).

– Dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch, các dị tật mạch máu khác (u tĩnh mạch và xoang hang).

– Viêm mạch.

– Khối tân sinh trong sọ.

3. Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Các dấu hiệu khác của bệnh nhân sau đột quỵ, bao gồm:

– Mất phương hướng, hoa mắt chóng mặt, đi lại khó khăn, không thể thực hiện các động tác vận động.

– Đau đầu dữ dội, cơn đau đến rất đột ngột, đôi khi kèm theo buồn nôn hoặc nôn.

Đau đầu dữ dội là biểu hiện đột quỵ.

Đau đầu dữ dội là biểu hiện cảnh báo đột quỵ.

– Tầm nhìn bị suy giảm nghiêm trọng, mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn.

– Yếu liệt một bên cơ thể hoặc chỉ cử động một bên chân tay. Cách nhận biết chính xác nhất là bạn không thể giơ 2 tay lên cùng 1 lúc.

– Luôn cảm thấy uể oải, người mỏi mệt.

– Tê cứng mặt hoặc toàn bộ mặt, nụ cười bị méo mó, nhân trung bị lệch.

– Mất khả năng nói hoặc nói nhưng khó đọc, không rõ nghĩa, bị kẹt chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có kiểm tra bằng cách đề nghị người bị đột quỵ nhắc lại một câu ngắn bạn đã nói.

4. Tại sao cần đo nguy cơ đột quỵ?

Đột quỵ có thể dẫn đến tử vong nếu không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, các trường hợp bệnh nhân sống sót sau đột quỵ có nguy cơ cao mắc di chứng tàn phế, hoặc sống lệ thuộc vào người thân. Trong đó có 10-13% bệnh nhân tàn phế, nằm liệt giường; 12% bệnh nhân hồi phục một phần và 25% bệnh nhân có thể tự đi lại.

Nếu đột quỵ không được chữa trị sớm, nó có thể dẫn đến tàn phế hoặc thậm chí chết trong vòng một vài phút. Nhận biết và đánh giá đúng nguy cơ đột quỵ và giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có liên quan đến đột quỵ. Đồng thời, sàng lọc cũng giúp mọi người chủ động điều chỉnh lối sống và nâng cao thể trạng thông qua chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập hợp lý.

5. Cách đo nguy cơ đột quỵ

5.1. Cách đo nguy cơ đột quỵ với gói tầm soát

Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ xét nghiệm, giúp đánh giá nguy cơ đột quỵ uy tín được người dân tin tưởng chọn lựa. Các gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ của Thu Cúc TCI đáp ứng đủ mọi tiêu chí, giúp đánh giá toàn diện mức độ nguy cơ có thể xảy ra đột quỵ.

Cách đo nguy cơ đột quỵ

Tầm soát nguy cơ đột quỵ giúp phòng ngừa các yếu tố gây bệnh kịp thời.

Theo Gói tầm soát nguy cơ đột quỵ của Thu Cúc TCI (3 mức độ: Cơ bản, Mở rộng, Nâng cao), bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

Xét nghiệm máu

– Đo đường huyết

– Xét nghiệm chức năng gan

– Xét nghiệm chức năng thận

Điện tâm đồ

– Siêu âm động mạch cảnh

– Siêu âm tim

– Chụp cộng hưởng từ (MRI)…

Thông qua các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ đánh giá chi tiết tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới đột quỵ. Khách hàng được sàng lọc nguy cơ đột quỵ tại TCI có thể sử dụng các dịch vụ lẻ hoặc các gói tầm soát với mức phí hợp lý. Chi phí thay đổi tùy theo từng gói dịch vụ. Gói khám cơ bản chỉ 3.731.000đ.

5.2. Các cách đo nguy cơ đột quỵ

– Khám lâm sàng đo nguy cơ cơ đột quỵ

Trước tiên, người bệnh sẽ được khám với bác sĩ, chuyên gia nội thần kinh hàng đầu. Qua hỏi thăm tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt, triệu chứng thường gặp, tình trạng bệnh lý đang điều trị… bác sĩ sẽ chẩn đoán nguy cơ đột quỵ và hướng dẫn người bệnh thực hiện khám cận lâm sàng phù hợp.

– Khám cận lâm sàng đo nguy cơ đột quỵ

Dựa trên từng gói tầm soát nguy cơ đột quỵ, người bệnh thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như: xét nghiệm máu, đo lượng đường, đo chức năng gan, thận, điện tim, siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh, chụp cộng hưởng từ (MRI)…

Để được tư vấn thông tin gói tầm soát nguy cơ đột quỵ phù hợp và hẹn lịch khám, người bệnh vui lòng liên hệ tổng đài Thu Cúc TCI 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital