Phụ nữ đang phải đối mặt với rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…trong đó ung thư vú cũng đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu người Việt Nam tính đến hiện nay. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc cũng như giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh, chị em cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư vú càng sớm càng tốt.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân dẫn đến ung thư vú
Nghiên cứu cho thấy, những người bị mắc ung thư vú thường có những đặc điểm chung sau đây:
– Những người sinh con muộn, không có khả năng sinh con hoặc không cho con bú
– Nguyên nhân do gen di truyền: Ung thư vú có thể di truyền do đó nếu trong gia đình có mẹ hoặc bà, anh chị em bị mắc bệnh này thì rất có khả năng bạn cũng có thể bị mắc phải ung thư vú
– Có kinh nguyệt sớm hay mãn kinh muộn cũng là nguyên nhân gây ra ung thư vú
– Những người có tiền sử đã từng mắc các bệnh lý liên quan đến vú
– Những người sống trong môi trường ô nhiễm và độc hại cũng có nguy cơ cao bị mắc ung thư vú
– Tình trạng lười vận động dẫn đến béo phì hay ăn thức ăn thiếu vitamin, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia cũng làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư vú
2. Lý do nên tầm soát ung thư vú càng sớm càng tốt
Có thể do một vài yếu tố tâm lý khiến chị em cảm thấy e ngại khi thực hiện tầm soát sàng lọc ung thư vú. Tuy nhiên, bệnh tật là không thể lường trước, ung thư lại càng không thể chủ quan. Có rất nhiều trường hợp khi đến bệnh viện kiểm tra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn và rất khó khăn để điều trị, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bản thân và gia đình bạn.
Do đó, nếu chị em thấy cơ thể xuất hiện một số biểu hiện sau thì nên đi khám ngay lập tức:
– Thay đổi hình dạng và kích thước vú một cách bất thường
– Ngực xuất hiện những vết mẩn đỏ, phát ban và bị sưng, cảm giác đau nhói
– Có máu hoặc dịch nhầy chảy ra từ núm vú
– Bị sưng hoặc xuất hiện những khối u ở vùng lân cận bầu vú
– Kết cấu da bị thay đổi, da bị co rúm lại hoặc sần sùi
– Đầu vú bị thụt vào trong
– Liên tục đau và tức ngực không thuyên giảm
3. Các xét nghiệm tầm soát ung thư vú đang phổ biến hiện nay
3.1. Một trong các xét nghiệm tầm soát ung thư vú được sử dụng phổ biến là xét nghiệm máu
Đây là phương pháp tầm soát ung thư vú không thể thiếu trong quá trình sàng lọc giúp phát hiện sớm cũng như theo dõi quá trình điều trị căn bệnh trên. Chỉ số CA 15-3 chính là chỉ số chỉ điểm hay còn được gọi là dấu ấn của căn bệnh ung thư vú, cụ thể như sau:
– Người bình thường có nồng độ CA 15-3 trong máu là < 30 U/ml
– Khoảng 80% người bệnh nhiễm ung thư vú có chỉ số CA 15-3 trong máu cao
Tuy nhiên, mức CA 15-3 bình thường không có nghĩa là cơ thể đang khỏe mạnh. Vì có tới 50% số người bị mắc ung thư vú ở giai đoạn đầu có chỉ số CA 15-3 vẫn ở tình trạng bình thường. Do đó, nếu chỉ xét nghiệm CA 15-3, ta không thể chắc chắn người khám có đang ung thư vú hay không. Để kết quả được chính xác nhất ta cần kết hợp với những phương pháp tầm soát ung thư khác.
3.2. Kết hợp các xét nghiệm tầm soát ung thư vú với chẩn đoán hình ảnh cho ra kết quả chính xác hơn
3.2.1. Phương pháp chụp nhũ ảnh (Mammography)
Đây là phương pháp chụp X-quang dành riêng cho tuyến vú, thường được chỉ định cho những phụ nữ trên 40 tuổi và cần chụp định kỳ mỗi năm từ 1-2 lần. Phương pháp này có thể phát hiện những khối u nhỏ trong vú cũng như những vi vôi hóa trong mô tuyến vú mà những phương pháp chẩn đoán khác không thể phát hiện được. Tia X được sử dụng trong chụp nhũ ảnh gần như không gây ra ảnh hưởng gì đến cơ thể.
3.2.2. Siêu âm tuyến vú là phương pháp tầm soát ung thư vú hiệu quả
Siêu âm là phương pháp sử dụng kỹ thuật sóng âm có tần số cao để cho ra những hình ảnh bên trong tuyến vú. Phương pháp này giúp phát hiện những bất thường về hình thái vú, các khối u xuất hiện bên trong tuyến vú. Từ đó có thể đánh giá tình trạng của các khối u và có những biện pháp can thiệp hợp lý.
– Ưu điểm: Là một phương pháp thăm khám tuyến vú an toàn, đơn giản, nhanh chóng, không xâm lấn với chi phí hợp lý. Có thể thực hiện siêu âm bất cứ lúc nào mà không chịu sự ảnh hưởng của những tác động sinh học bên trong cơ thể như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và cho con bú.
– Nhược điểm: Với trường hợp tuyến vú có nhiều mô mỡ thì siêu âm vú sẽ ít mang lại hiệu quả và dễ xảy ra sai sót. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao để đọc kết quả.
4. Những lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư vú
Để tránh ảnh hưởng đến quá trình tầm soát ung thư vú cũng như có kết quả chính xác nhất, chị em phụ nữ cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:
– Nên đi tầm soát ung thư vú sau khi hết kinh nguyệt từ 3-7 ngày để kết quả cho ra được chính xác
– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín và đặt lịch trước khi đến thăm khám để tiết kiệm thời gian
– Mang theo những kết quả trước đó để bác sĩ có căn cứ đưa ra những chỉ định hợp lý tiếp theo.
– Không chụp X-quang khi ngực đang căng cứng để có hình ảnh rõ nét và chính xác.
– Lắng nghe thật kỹ và tuân thủ theo những lời khuyên từ bác sĩ.
Đừng lo lắng nếu như bạn đang băn khoăn không biết nên thực hiện tầm soát ung thư vú ở đâu thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI có thể là gợi ý rất tốt cho bạn. TCI được xây dựng trên tiêu chuẩn của một bệnh viện 5 sao với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh. Ngoài ra, Thu Cúc TCI sở hữu 4 cơ sở được tọa lạc ở những vị trí đắc địa trên địa bàn Hà Nội, cung cấp đầy đủ nhu cầu về sức khỏe cho mọi người trên mọi miền đất nước.
Trên đây là những thông tin về các xét nghiệm tầm soát ung thư vú đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có thể bổ sung thêm kiến thức vào cẩm nang sức khỏe của bản thân mình.