Với căn bệnh đứng đầu về số ca mắc mới và tỉ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam như ung thư gan thì phẫu thuật chính là lựa chọn tốt nhất để điều trị bệnh. Vậy các phương pháp phẫu thuật ung thư gan thường được sử dụng bao gồm những gì?
Menu xem nhanh:
1. Phân loại ung thư gan
Dựa vào vị trí khởi phát của khối u, ung thư gan được chia làm hai loại chính:
Ung thư gan nguyên phát
Các tế bào trong gan phân chia và phát triển một cách mất kiểm soát tạo nên khối u nguyên phát. Ung thư gan nguyên phát được chia nhỏ thành nhiều loại, trong đó ung thư biểu mô tế bào gan là loại thường gặp nhất.
Ngoài ra còn có một số loại ung thư gan nguyên phát hiếm gặp là sarcoma mạch máu và u máu ác tính. Hai bệnh hiếm gặp này bắt nguồn từ các tế bào lót tồn tại ở các mạch máu của gan và có khả năng phát triển rất nhanh chóng.
Ung thư gan thứ phát
Đây là loại chiếm phần lớn trong các trường hợp mắc ung thư gan. Khối u ác tính của loại này phát thường do quá trình di căn của tế bào ung thư từ một cơ quan khác trên cơ thể tới gan. Do đó nó được gọi là ung thư gan thư gan thứ phát.
Các vị trí ung thư có thể di căn tới gan bao gồm ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng,…
2. Các đối tượng cần thực hiện phẫu thuật ung thư gan
Phẫu thuật ung thư gan thường được chỉ định cho hầu hết các bệnh nhân ung thư gan thứ phát và ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát. Đó là các trường hợp như:
– Ung thư đại tràng, trực tràng di căn gan
– Ung thư bướu thần kinh nội tiết di căn gan
– Ung thư thận di căn gan
– Ung thư hắc tố di căn gan
Để đưa ra quyết định có phẫu thuật gan hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xét xét nghiệm và xác định các đặc điểm sau:
– Mức độ tổn thương của gan
– Kích thước và vị trí chính xác của các khối u trong gan
– Có tồn tại khối u nào bên ngoài gan không
– Người bệnh có bị ung thư đường ruột không
– Người bệnh có bệnh lý nền ở gan như viêm gan mạn tính hay xơ gan không
– Người bệnh có bị rối loạn chức năng gan hay không
– Khả năng đáp ứng phẫu thuật của người bệnh
3. Các phương pháp phẫu thuật ung thư gan thường thấy
Trên thực tế, phẫu thuật ung thư gan chỉ được chỉ định nếu khối u gan tồn tại đơn độc. Trường hợp có nhiều khối u thì chỉ phẫu thuật khi những khối u này tập trung ở một vị trí, chưa xâm lấn các mạch máu lớn và chưa di căn xa đến các bộ phận khác.
Theo đó, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư gan khi được chẩn đoán bệnh có thể thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật ung thư gan thường được sử dụng là ghép gan và cắt bỏ một phần gan.
3.1. Ghép gan
Ghép gan là phương pháp thường được sử dụng nếu người bệnh chưa bị di căn ngoài gan và được hiến tặng gan tương thích. Để có thể ghép gan, kích thước khối u phải đảm bảo các tiêu chí sau:
– Khối u đơn không quá 5cm
– Tối đa 3 khối u nhưng cả ba đều nhỏ hơn 3cm
Phẫu thuật điều trị ung thư gan bằng cách ghép gan có thể mang lại cơ hội sống cao cho người bệnh. Tuy nhiên, việc tìm được gan hiến tặng kịp thời và thích hợp với người bệnh lại vô cùng khó khăn.
Hơn nữa, dù đã phẫu thuật ghép gan xong thì người bệnh vẫn cần theo dõi sát sao để xem cơ thể có tiếp nhận gan mới hay không. Nếu xảy ra các phản ứng đào thải, người bệnh sẽ cần uống thuốc để ngăn chặn những phản ứng này.
3.2. Cắt bỏ một phần gan
Trong trường hợp khối u chỉ ảnh hưởng tới một phần của gan, các phần còn lại vẫn hoạt động tốt thì bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ phần gan bị tổn thương. Nếu phẫu thuật thành công, gan sẽ dần phát triển về kích thước bình thường sau khoảng vài tuần.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nếu người bệnh bị xơ gan thì việc cắt bỏ một phần sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan về sau.
4. Một số tác dụng phụ và rủi ro khi phẫu thuật ung thư gan
Các phương pháp phẫu thuật ung thư gan dù thực hiện thành công nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ và rủi ro nhất định. Bởi máu trong cơ thể thường xuyên đi qua gan nên phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc ghép gan có thể kèm theo xuất huyết.
Những rủi ro có thể gặp khi cắt bỏ một phần gan:
– Viêm phổi
– Nhiễm trùng
– Biến chứng do gây mê khi làm phẫu thuật
Những rủi ro có thể gặp khi cấy ghép gan:
– Tác dụng phụ của các loại thuốc ngăn hệ miễn dịch đào thải gan mới: nhiễm trùng nặng, tăng tỉ lệ cholesterol trong cơ thể, thận và xương suy yếu, nguy cơ tiểu đường, tăng huyết áp,…
– Sốt cao, đau đầu, đau bụng, vàng da do cơ thể từ chối gan mới để tự bảo vệ. Để xử lý vấn đề này, người bệnh sẽ được xét nghiệm máu thường xuyên để phát hiện sớm các phản ứng đào thải. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành học sinh thiết để có biện pháp xử lý sâu hơn.
Tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lo lắng, tất cả những rủi ro này đều được bác sĩ dự trù và giải thích kĩ càng trước khi tiến hành phẫu thuật. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, người bệnh cũng nên chủ động hỏi bác sĩ điều trị để được giải đáp kịp thời.