Loét dạ dày là bệnh lý khá thường gặp trong xã hội hiện đại và gây ra không ít khó chịu cho người bệnh. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy cách chữa loét dạ dày sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp điều trị hiệu quả chuẩn phác đồ.
Menu xem nhanh:
1. Viêm loét dạ dày là gì?
Chữa loét dạ dày sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy trước hết chúng ta cần tìm hiểu về bệnh lý này. Loét dạ dày là tình trạng lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn để lộ phần ruột bên trong. Loét dạ dày ngày càng phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Bệnh loét dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Nhiễm vi khuẩn HP
– Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, kháng viêm khi sử dụng trong thời gian dài
– Chế độ ăn uống không điều độ: Ăn nhiều đồ chua cay, bỏ bữa, ăn quá nhanh,…
– Những người thường xuyên thức khuya, căng thẳng cũng có nguy cơ cao bị viêm dạ dày.
2. Các cách chữa loét dạ dày
Hiện nay có nhiều cách chữa dạ dày. Tuy nhiên lựa chọn cách nào để điều trị phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Trước hết bệnh nhân tới bệnh viện thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ.
2.1 Chữa loét dạ dày đúng phác đồ thuốc
Lưu ý: Các bạn không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc trị viêm loét dạ dày nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Dựa vào các kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh.
– Kháng sinh giúp tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP
– Thuốc kháng acid, thuốc giúp trung hòa acid
– Thuốc giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày
– Thuốc ức chế bơm proton
– Thuốc tạo màng bọc xung quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạc dạ dày
2.2 Kết hợp với các loại thực phẩm để điều trị
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bệnh nhân có thể kết hợp một số loại thảo dược mang tính hỗ trợ giúp bệnh mau phục hồi.
– Củ nghệ: Nghệ kết hợp cùng mật ong là loại thực phẩm nổi tiếng từ xưa tới nay trong việc chống viêm loét dạ dày. Hỗn hợp này còn có tác dụng giảm tiết dịch vị.
– Nha đam: Nước ép nha đam có tác dụng nhuận tràng, giảm đầy hơi
– Nghệ đen: Bột nghệ đen hòa cùng nước ấm giúp ngăn tiết dịch vị, kích thích tiêu hóa
Các loại thảo dược chủ yếu mang tính bổ trợ chứ không thể chữa bệnh hoàn toàn vì vậy bệnh nhân vẫn cần điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
2.3 Thay đổi chế độ sinh hoạt một cách hợp lý
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do chế sinh hoạt không phù hợp. Vì vậy việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một cách chữa loét dạ dày hiệu quả.
2.3.1 Ăn uống đúng giờ
Người mắc bệnh dạ dày tuyệt đối không được bỏ bữa. Nếu để bụng quá đói sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh và gia tăng cơn đau. Bên cạnh đó cũng không nên ăn quá no khiến dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều acid gây viêm loét.
2.3.2 Chia nhỏ bữa ăn
Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn, việc này giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid. Lưu ý không nên ăn đêm, ăn quá khuya sau đó đi nằm.
2.3.3 Ăn chậm, nhai kỹ
Thói quen này giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt. Đồng thời làm giảm thời gian lưu trữ thức ăn và bớt gánh nặng của dạ dày, giúp tiêu hóa dễ hơn.
2.3.4 Chọn thời điểm uống nước
Nên uống nước vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước bữa ăn 1 tiếng. Nếu uống ước sẽ làm loãng dịch vị dạ dày gây ra cơn đau. Người bệnh cũng không nên ăn cơm chan canh vì sẽ nhai không kỹ, ảnh hưởng tới tiêu hóa.
2.3.5 Tránh thức khuya, căng thẳng
Thức khuya nhiều sẽ làm cơ thể mệt mỏi, gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Người bệnh cũng nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh lo âu.
2.3.6 Rèn luyện cơ thể
Việc tập luyện thể dục thể thao rất tốt cho hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung. Cơ thể được rèn luyện sẽ giúp nâng cao sức đề kháng.
2.4 Chế độ ăn uống giúp chữa loét dạ dày
Thực phẩm bạn đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới dạ dày. Vì vậy để chữa loét dạ dày hiệu quả bạn cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng.
2.4.1 Thực phẩm nên ăn
Bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc, giúp giảm acid và có khả năng chữa lành vết thương.
– Chuối: Có nhiều Kali giúp bù đắp lượng thiếu hụt nếu người bệnh thường xuyên nôn ói, tiêu chảy. Chất xơ hòa tan pectin rất có lợi cho người bị rối loạn tiêu hóa. Chuối còn giúp trung hòa acid.
– Cơm: Giúp hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, làm giảm cơn đau, tránh kích thích dạ dày tiết acid.
– Bánh mì là lựa chọn tốt thuộc nhóm tinh bột, dễ tiêu hóa, ít béo
– Canh/Soup giúp pha loãng nồng độ acid dạ dày và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa
– Các loại nước ép hoa quả như: Táo, dừa,.. cung cấp nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, khoáng chất.
– Sữa chua có chứa nhiều enzyme, probiotic có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sữa chua còn làm lớp đệm trên niêm mạc để giảm kích thích dạ dày.
– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B, D, K, kẽm, canxi, sắt, acid folic,…để nâng cao sức đề kháng. Các chất này thường có trong ngũ cốc, các loại rau màu xanh đậm hoặc đỏ.
– Gừng: Giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm đầy hơi, đau dạ dày
2.4.1 Thực phẩm nên tránh khi viêm loét dạ dày
Trong thời gian chữa loét dạ dày bạn cần tránh xa một số loại thực phẩm:
– Thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày: Các gia vị cay nóng, món ăn chiên xào, nhiều gia vị, đồ chế biến sẵn, rượu bia, cafe và các loại thức ăn khó tiêu.
– Thực phẩm gây tăng tiết acid: Các loại trái cây có vị chua, dấm, mẻ,…
– Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng: Các loại nước ngọt có gas, cần tây, giá đỗ, dưa cà muối,…
2.3 Ăn uống đúng cách khi viêm loét dạ dày
– Thức ăn nên thái nhỏ và chế biến bằng cách luộc, hấp, hầm nhừ giúp dạ dày dễ tiêu hóa. Đặc biệt cần ăn thức ăn đã được nấu chín.
– Tránh ăn thức ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào thức ăn. Bạn cũng nên tránh thức ăn quá lỏng gây loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa
– Tránh ăn đồ quá nóng hoặc lạnh sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh gây đau. Nhiệt độ thức ăn thích hợp là khoảng 40 tới 50 độ C.
3. Tái khám theo lịch của bác sĩ
Sau khi đã uống hết thuốc theo đơn và kết hợp một số phương pháp hỗ trợ khác bạn cần tới bệnh viện để thăm khám. Mỗi cơ thể sẽ có chuyến biến, đáp ứng với thuốc khác nhau vì vậy cần được theo dõi để xác định đã điều trị đúng hướng
Thông thường bệnh nhân sẽ uống thuốc trong khoảng 2 tới 4 tuần. Hết thời gian này bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám. Ngay cả khi thấy bệnh đã thuyên giảm thì bệnh nhân vẫn cần tới bác sĩ kiểm tra, tuyệt đối không nên hủy lịch khám.
Mong rằng bài viết đã cung cấp đủ thông tin về các cách chữa loét dạ dày hiệu quả nhất. Sau khi tình trạng bệnh đã được điều trị ổn định, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra định kỳ nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát.