Hiện nay, phương pháp phẫu thuật cắt u nang buồng trứng ngày càng chiếm ưu thế bởi tính an toàn, hiệu quả, điều trị nhanh chóng và ít gây đau đớn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể mổ nội soi và các bước thực hiện cắt u nang buồng trứng như thế nào sẽ được Thu Cúc TCI đề cập trong bài viết dưới đây!
Menu xem nhanh:
1. U nang buồng trứng là gì? Có phải mổ hay không?
1.1 U nang buồng trứng được hiểu thế nào?
U nang buồng trứng là một dạng u lành tính và được hình thành, phát triển trong buồng trứng của phụ nữ bắt đầu từ tuổi dậy thì. Khối u dạng nước, cất dịch bên trong, bên ngoài có vỏ bọc (gọi là vỏ nang).
Bệnh đa phần là lành tính nhưng giả dụ không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm tới sức khỏe. Đặc biệt u nang có thể là ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản.
1.2 Vậy bị u nang buồng trứng có phải mổ không?
U nang buồng trứng có nên mổ hay không phụ thuộc nhiều yếu tố và cần sự thăm khám chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
– Chị em bị u nang cơ năng thì không cần điều trị vì nó có thể biết mất sau 2 – 3 chu kỳ kinh nguyệt.
– Chị em bị u nang thực thể lành tính (kích thước khối u nhỏ) thì uống thuốc và theo dõi, tái khám định kỳ.
– Phụ nữ có thai có u nang buồng trứng cần được thăm khám, điều trị theo phác đồ bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Còn đối với những chị em có khối u đã phát triển kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ càng sớm càng tốt. Nếu ở trong một số trường hợp dưới đây thì chị em nên phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng
– Kích thước u nang lớn hơn 40mm.
– U nang phát triển nhanh chóng.
– Khối u nang phát triển hoặc gây chèn ép vào những bộ phận lân cận.
– U nang buồng trứng xoắn hoặc gây ra tình trạng vỡ nang.
– Phụ nữ qua giai đoạn mãn kinh nhưng kích thước u nang vẫn tăng dần đều.
– Bệnh nhân có u nang nghi ngờ có khả năng tiến triển ung thư hóa.
2. Các bước trong phẫu thuật cắt u nang buồng trứng
2.1. Chuẩn bị phẫu thuật cắt u nang buồng trứng
Người thực hiện cuộc phẫu thuật sẽ là bác sĩ sản phụ khoa đã được đào tạo về phẫu thuật nội soi.
Phải chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi, trang thiết bị, phương tiện, người điều hành và y tá để sử dụng quần áo, nước rửa tay, mũ và găng tay vô trùng.
Trước khi có chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám toàn thân để đánh giá sức khỏe tổng quát và xác định các trường hợp chống chỉ định. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng về bệnh, kỹ thuật nội soi sử dụng và các biến chứng có thể xảy ra. Ca mổ được tiến hành sau khi chị em hết kinh khoảng 1 tuần, bệnh nhân được thụt rửa sạch sẽ trước mổ 2 giờ. Sau khi chuyển vào phòng mổ, bệnh nhân sẽ được sát trùng ổ bụng, phủ vải vô trùng và gây mê bằng ống nội khí quản.
2.2. Quy trình thực hiện phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng
2.2.1 Phẫu thuật nội soi để loại bỏ u nang buồng trứng
– Bơm hơi vào ổ phúc mạc (dùng kim hoặc trocar).
– Khám đánh giá tình trạng khối u buồng trứng để phát hiện sự di động hay có bị dính vào các cơ quan xung quanh không?
– Khi bạn loại dính hãy cẩn thận để không làm vỡ khối u.
– Nếu mổ nội soi có nhiều tiên lượng khó khăn cần chuyển sang mổ hở.
2.2.2 Trường hợp bóc khối u qua nội soi
– Dùng dao một lưỡi rạch một đường dài khoảng 2 cm trên bề mặt khối u sát với buồng trứng nguyên vẹn.
– Dùng forcep nhỏ nối bên kia của vết rạch khối u và kéo lên trên cao
– Lấy dần, bóc tách khối u ra khỏi vỏ khối u bằng que.
– Khi đã chạm đến đáy khối u, tùy theo tình trạng của khối u mà thực hiện một trong hai cách sau:
– Nếu khối u nhỏ thì tiên lượng là không chảy máu thì khối u sẽ được cắt bỏ hoàn toàn.
– Nếu có nguy cơ chảy máu cao từ cuống bướu, dùng dao điện 2 cực đốt mô ở gốc bướu, dùng kéo hoặc dao 1 cực cắt cuống bướu.
– Lấy mẫu bệnh phẩm qua túi gửi giải phẫu bệnh để kiểm tra tính chất khối u, u lành tính hay ác tính.
– Kiểm tra tình trạng chảy máu, nếu cần có thể cầm máu bằng dao hai cực
– Rút trocart và tiến hành khâu vết mổ bụng.
2.2.3 Trường hợp cắt bỏ khối u qua nội soi
– Dùng dao 2 cực cặp và đốt cuống u từ dây chằng thắt lưng-buồng trứng.
– Cắt cuống u bằng kéo hoặc dao một cực
– Lấy mẫu bệnh phẩm từ túi gửi giải phẫu bệnh để kiểm tra bản chất khối u lành tính hay ác tính.
– Kiểm tra tình trạng chảy máu, nếu cần có thể cầm máu bằng dao hai cực
– Kiểm tra buồng trứng phía bên đối diện. Nếu nghi ngờ khối u là ung thư, một mảnh nhỏ của buồng trứng đối diện sẽ được lấy ra để kiểm tra mô bệnh học.
– Rút trocart và tiến hành khâu vết mổ bụng.
– Lưu ý: nếu khối u lớn thì hút bỏ dịch và tiến hành như trên.
2.2.4 Trường hợp cắt phần phụ qua nội soi
– Khám và đánh giá tình trạng phần phụ xem có dính vào các tạng xung quanh hay không.
– Nếu bị dính phải gỡ ra, cẩn thận không làm vỡ dịch
– Dùng dao 2 cực đốt cuống khối u gồm dây chằng rộng và mạc treo của vòi trứng – buồng trứng.
– Dùng kéo hoặc dao một cực cắt cuống khối u bao gồm mặc treo vòi- buồng trứng và dây chằng rộng
– Lấy mẫu trong túi gửi giải phẫu bệnh.
– Kiểm tra tình trạng chảy máu, nếu cần có thể cầm máu bằng dao hai cực.
– Rút trocart và tiến hành khâu vết mổ bụng.
3. Biến chứng và cách điều trị khi mổ nội soi cắt u nang buồng trứng
Mỗi cuộc phẫu thuật đều mang những rủi ro nhất định, phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng cũng vậy. Tuy là u lành tính, tỷ lệ phẫu thuật thành công cao nhưng vẫn có khả năng để lại những hậu quả như chảy máu, nhiễm trùng hậu phẫu, tổn thương ruột, bàng quang, sẹo sau mổ…
Vì vậy, bệnh nhân và người nhà phải cân nhắc kỹ lưỡng có nên mổ u nang hay không, mổ ở đâu? Tất nhiên, ở bệnh viện uy tín, dịch vụ tốt thì không cần lo lắng những điều này. Do đó, việc tìm kiếm giải pháp phẫu thuật tốt và địa chỉ điều trị uy tín là rất quan trọng. Nhìn chung, các biến chứng và cách điều trị của mổ nội soi cắt u nang buồng trứng tương tự như mổ nội soi thông thường. Nếu trong trường hợp không cầm được máu thì chuyển sang mổ mở. Phương pháp mổ nội soi này thường ít xảy ra tai biến, mang lại hiệu quả tốt và người bệnh có thể xuất viện sau 1-2 ngày theo dõi.
Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng là cần thiết đối với một số trường hợp nhất định. Để phòng ngừa bệnh, chị em nên giữ gìn phần phụ sạch sẽ, đúng cách. Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản. Đồng thời phòng ngừa và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh thường gặp ở nữ giới.