Một nghiên cứu đã đưa ra con số rằng 5-7% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và hậu quả của căn bệnh này vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là với thai nhi trong bụng. Mỗi chị em phụ nữ cần tăng cường ý thức về việc tìm hiểu về bệnh này trong thời gian mang thai để có phương pháp phòng tránh cũng như điều trị kịp thời bệnh tiểu đường thai kỳ ,bảo vệ con yêu và vượt cạn mẹ tròn – con vuông.
Menu xem nhanh:
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ (tên tiếng Anh: Gestational Diabetes) thường phát triển trong khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ. lnsuIin là chất giúp chuyển hóa thực phẩm, thức ăn thành năng lượng và nuôi dưỡng trong suốt thai kỳ, và bệnh tiểu đường trong thai kỳ xuất hiện do cơ thể không sản xuất đủ lượng insuIin này. Nếu hiểu theo cách khách thì khi cơ thể không đủ lượng insuIin thì việc sử dụng đường glucose của các tế bảo trong cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ đường huyết tăng và gây hại cho cả mẹ, cả con.
Thông thường, lượng đường trong máu sẽ bình thường trở lại và cơ thể ổn định sau khi sinh em bé. Tuy nhiên với những mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ thì việc bị tiểu đường tuýp 2 là rất cao. Theo nghiên cứu thì có khoảng đến 10-50% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ chuyển sang tiểu đường tuýp 2 trong khoảng 5-10 năm sau khi sinh. Đó là lý do bạn cần được theo dõi thường xuyên và quản lý lượng đường trong máu. Hãy đến gặp bác sĩ và lấy lời khuyên trước khi mang thai để có thể kiểm soát, phòng tránh bệnh, không để ảnh hưởng xấu đến con yêu.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ do một số nguyên nhân dưới đây:
Hormone trong cơ thể có sự thay đổi
Tụy tạng sản xuất ra insuIin để điều hòa glucozo trong máu và khi mang thai thì các hormone có sự thay đổi làm rối loạn việc sản xuất insuIin. Theo đó, lượng insuIin cần được sản xuất nhiều hơn, thậm chí là gấp 2 lần. Trong trường hợp tụy tạng không sản xuất đủ lượng insuIin thì glucozo trong máu bị tăng cao hơn, và đây là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ trong thời gian mang thai
Suy nghĩ “ăn cho hai người” hoặc “ăn càng nhiều chất bổ càng tốt” khiến nhiều mẹ bầu ăn “vô tội vạ” và không có chế độ khoa học, cộng thêm lười vận động là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Một số thực phẩm mẹ ăn quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ đó là:
- Thực phẩm chứa nhiều đường – tinh bột: Đường và tinh bột có khả năng phá vỡ cân bằng đường huyết trong cơ thể và không chuyển hóa hoàn toàn các năng lượng nạp vào cơ thể.
- Thực phẩm có chứa carbonhydrates sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng, khiến mẹ ăn nhiều hơn và dẫn đến béo phì, tiểu đường thai kỳ. Một số thực phẩm có chứa carbonhydrat như: bánh mì, cơm, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, đường,…
Nguyên nhân khác
- Mẹ bầu bị béo phì
- Phụ nữ mang thai khi đã trên 35 tuổi
- Gia đình có tiền sử bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường thai kỳ có biểu hiện như thế nào?
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường không rõ cho đến khi bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu thông qua sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo biểu hiện lâm sàng thì phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có một vài biểu hiện sau:
1. Đi tiểu nhiều hơn
Lượng glucose tồn đọng trong máu do không được chuyển hóa hết sẽ buộc thận phải hoạt động để đẩy ra ngoài qua đường nước tiểu. Và hậu quả là mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
2. Luôn cảm thấy khô miệng, khát nước
Lượng đường trong máu tăng cao dẫn tới việc mẹ bầu phải đi tiểu nhiều hơn và việc này lại khiến cơ thể mất nước. Do đó cảm giác luôn thấy khô miệng, khát nước là điều dễ hiểu.
3. Mệt mỏi
Do việc rối loạn sản xuất insulin nên đường trong máu không được chuyển hóa hết thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Từ đó mẹ bầu hay có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, thiếu năng lượng và kiệt sức.
4. Viêm nhiễm vùng kín
Lượng đường trong máu tăng cao là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm men hoạt động. Vì thế mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, viêm vùng kín.
5. Mờ mắt trong thời gian ngắn
Đây là một trong các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Mắt của mẹ bầu sẽ trở lại bình thường khi cơ thể thích nghi dần với lượng glucose cao trong máu.
- Các vết trầy xước, vết thương, đau lâu lành
Một số dấu hiệu trên có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai nhưng chưa chắc đã là tiểu đường thai kỳ. Muốn có kết luận chính xác mẹ nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để có kết luận sớm và xử trí kịp thời.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không – những biến chứng của tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, cụ thể:
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ
- Việc mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ có thể dẫn đến các bệnh lý khác như: huyết áp tăng, bệnh lý về võng mạc, mạch vành, tiết niệu bị nhiễm trùng, nguy cơ tiểu đường trong tương lai hoặc nguy cơ nhiễm độc thai nghén là rất cao…
- Nguy cơ tiền sản giật do đường huyết tăng cao nhanh chóng (tăng huyết áp, phù nề…). Ngoài ra, nồng độ xê-tôn trong máu của mẹ tăng khiến thai nhi cũng tăng cao – điều này dẫn đến việc thai nhi phát triển không bình thường. Thậm chí tình trạng tăng huyết áp ở mẹ sẽ đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi trong bụng.
- Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? – Đây là câu hỏi rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Khi bị tiểu đường trong thai kỳ, bà bầu dễ bị nhiễm trùng nặng khiến tỷ lệ can thiệp thủ thuật lấy thai (sinh mổ) là rất cao. Tuy nhiên bà bầu vẫn có thể sinh thường được nếu kiểm soát lượng đường trong máu tốt.
- Việc chỉ định sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để đưa ra chỉ định cụ thể. Mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ cũng cần hết sức chú ý bởi nếu mắc bệnh này khi mang thai thì nguy cơ sảy thai rất cao, nhất là khi kiểm soát mức đường huyết không tốt.
- Nguy cơ phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ và mắc tiểu đường sau sinh lên tới 5-20%. Sau khi sinh thì bệnh tiểu đường có thể sẽ nặng hơn.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi
- Con quá to: Đối với những mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ thì việc con nặng cân và to các bộ phận nội tạng (trừ não) là chuyện thường thấy. Có những em bé nặng đến 4kg hoặc hơn thế. Khi mẹ bị tiểu đường thì lượng đường huyết tăng dẫn đến tăng tiết insuIin ở thai nhi để tiêu thụ đường và do đó bé cũng tăng trưởng và trữ năng lượng ở dạng glycogene (ở vùng mỡ) khiến thai to. Việc thai quá to sẽ dẫn đến nguy cơ sinh mổ rất cao và nếu đẻ thường sẽ dễ có hậu quả sang chấn. Ngoài ra, thai nhi tuy to nhưng sẽ phát triển kém sau sinh và các chức năng như não bộ, tâm thần không hoàn thiện.
- Thai nhi có nguy cơ bị vàng da nhẹ: Lượng bilirubin trong máu sẽ tăng lên dẫn đến nguy cơ này.
- Trẻ bị hạ đường huyết sau sinh, việc này kéo dài và trầm trọng có thể gây tổn thương não bộ của trẻ.
- Phổi của thai nhi trong tử cung trưởng thành chậm dẫn đến nguy cơ con bị suy hô hấp nặng. Và theo nghiên cứu, khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì tỷ lệ con bị suy hô hấp cao hơn gấp 5-6 lần so với những mẹ bầu bình thường khác.
- Tỷ lệ dị tật thai nhi, chậm phát triển hoặc tử vong cao hơn ở những mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
- Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ đồng nghĩa với việc tăng đường huyết và tăng insuIin ở thai nhi. Và sau sinh trẻ sẽ không được “chu cấp” lượng đường nhiều khi còn ở trong bụng mẹ nữa và dẫn đến tình trạng thừa insuIin còn đường máu dưới mức bình thường. Điều này khiến các tế bào thần kinh não bộ bị tổn thương. Ngoài ra mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ khiến con to hơn bình thường nên nguy cơ đẻ non là rất cao và khi ấy trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp (suy hô hấp).
xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Có nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng trong suốt hành trình mang thai, dựa vào kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ, của bé đồng thời sàng lọc các nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?
“Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào” và “xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần thứ mấy” là hai câu hỏi được đặt ra rất nhiều ở các mẹ bầu.
Nếu mẹ không mong muốn nhận phải những hậu quả nghiêm trọng từ bệnh tiểu đường thai kỳ thì nên tiến hành xét nghiệm từ tuần thai thứ 24-28.
Còn nếu mẹ mang bầu ở tuổi trên 35 thì cần tầm soát và xét nghiệm ngay từ những tuần đầu tiên và đều đặn trong suốt thai kỳ để kiểm soát bệnh và để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Chi phí thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào cơ sở y tế mẹ thực hiện xét nghiệm.
Thông thường, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ phải thực hiện hai xét nghiệm chính đó là: xét nghiệm đường huyết và xét nghiệm đường niệu.
Nếu bạn muốn biết rõ chi phí của dịch vụ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì hãy nhấc máy và gọi ngay cho cơ sở y tế mà bạn dự định thực hiện.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu Hà Nội
Do xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán tình trạng của mẹ bầu cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thai nhi nên lựa chọn địa chỉ tiến hành xét nghiệm nào uy tín, chất lượng là băn khoăn của rất nhiều thai phụ.
Xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ Medlatec, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Phụ sản TW,…là những cái tên được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Mẹ có thể chọn một trong những địa chỉ này để tiến hành xét nghiệm dựa trên nhu cầu về giá, dịch vụ và chế độ chăm sóc, phục vụ.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện đang là địa chỉ thăm khám, xét nghiệm được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Trang thiết bị hiện đại, quy trình lấy máu và xét nghiệm nghiêm ngặt, thời gian nhận kết quả nhanh chóng là những ưu điểm khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc được các mẹ bầu yêu thích nhất
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chọn hình thức sinh nào?
Như đã nói ở trên, tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ ở mẹ. Tuy nhiên, chắc chắn mẹ bầu nào cũng hi vọng mình có thể sinh thường bởi phương pháp sinh này sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe hơn cho cả mẹ và bé. Do đó, nên lựa chọn hình thức sinh thường hay sinh mổ luôn là một điều mà hầu hết tất cả các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ băn khoăn và thắc mắc.
Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh – Trưởng khoa Phụ Sản bệnh viện ĐKQT Thu Cúc “Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên lựa chọn hình thức sinh nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu mẹ bầu có thể kiểm soát được lượng đường trong thai kỳ thì thai nhi hoàn toàn có thể phát triển một cách bình thường. Trường hợp này, mẹ có thể sinh thường bởi bệnh đã không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới thai nhi cũng như hình thức sinh nở. Còn các trường hợp không thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể sản phụ trong thai kỳ, mẹ hoặc thai nhi đã bị ảnh hưởng, biến chứng bởi căn bệnh này thì nguy cơ phải sinh mổ sẽ cao hơn”.
Bên cạnh đó, bác sĩ Tuấn Minh cũng cho biết thêm “Hình thức sinh dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khó có thể dự đoán được trước. Thông thường, phụ thuộc vào các chỉ số bệnh lý của mẹ cũng như tình hình phát triển của thai nhi mà gần tới ngày sinh hoặc chuyển dạ bác sĩ mới có chỉ định cụ thể hình thức sinh phù hợp với từng trường hợp mẹ bầu”.
Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, khi sử dụng dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói, mẹ bầu sẽ có một lịch thăm khám cụ thể bao gồm các mốc thăm khám, siêu âm, xét nghiệm quan trọng. Nhờ vào “lịch nhắc” này mà mẹ bầu sẽ không thể bỏ qua bất kỳ lần thăm khám quan trọng nào trong đó có lịch xét nghiệm đường huyết.
Ngoài ra, với lịch khám chủ động, mẹ sẽ được theo dõi tình hình sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi một cách thường xuyên, cụ thể. Nếu mẹ bầu không may mắc phải tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ sẽ có chỉ định cho mẹ thực hiện nghiệm pháp đường huyết cũng như kiểm tra đường huyết định kỳ để kiểm soát tình hình diễn biến bệnh của mẹ một cách tốt nhất.
Cách phòng tránh bệnh tiểu đường trong thai kỳ
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ đó là sự thay đổi hormone trong cơ thể. Tuy nhiên mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc phải tiểu đường trong thai kỳ:
Lập kế hoạch trước mang thai
Trước khi mang thai khoảng 3 tháng bạn nên tiêm phòng các mũi cần thiết, khám sức khỏe sinh sản, cân bằng chế độ ăn uống để đảm bảo có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi mang thai.
Không nên để thừa cân trước khi mang thai là sự chuẩn bị quan trọng bởi việc tăng quá nhiều cân sẽ khiến bạn bị béo phì và nguy cơ bị tiểu đường trong thai kỳ là rất cao. Bởi vậy hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống, vận động để có sức khỏe tốt nhé.
Tiến hành xét nghiệm đường huyết
Trước khi có ý định mang thai khoảng 3 tháng bạn nên thực hiện xét nghiệm đường huyết để biết được chỉ số đường trong máu ra sao và có thể phát hiện sớm cũng như xử trí kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.
Chế độ ăn uống
Dù là trước hay trong khi mang thai thì việc xây dựng chế độ ăn hợp lý là vô cùng quan trọng. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, không ăn quá nhiều cùng một lúc và ăn đa dạng thực phẩm với đầy đủ dưỡng chất là điều mẹ cần ghi nhớ.
Chế độ vận động
Mỗi mẹ bầu nên dành ra khoảng 20 phút/ ngày để tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga cho bà bầu, đạp xe, bơi,… Việc tập thể dục để toát mồ hôi sẽ kiểm soát được lượng đường trong máu và giúp khí huyết lưu thông, hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.
Phương pháp điều trị tiểu đường trong thai kỳ
Điều trị tiểu đường trong thai kỳ bằng những bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian sẽ giúp mẹ bầu hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết ổn định và có thể hỗ trợ việc chữa tiểu đường trong thai kỳ.
Nước râu ngô
- Sắc 50gr râu ngô với 1,5 lít nước cho cô lại còn 700ml và dùng hết trong 1 ngày.
- Chuẩn bị nguyên liệu là 60g râu ngô với 200g thịt trai cùng gia vị. Theo đó, bạn cho những nguyên liệu này vào nồi và nấu cho chín, chắt lấy nước cốt và uống cách ngày.
Mướp đắng
- Là nguyên liệu không có độc và có tính hàn, tốt cho phế, can, vị, kinh tâm… Ngoài ra, mướp đắng còn có khả năng ức chế việc hấp thu đường vào cơ thể và ổn định đường huyết do có sự chuyển hóa polypeptid-P & chất charantin, vicine. Theo đó cách chế biến như sau:
- Nguyên liệu: 150g mướp đắng, 100g đậu phụ, dầu lạc – gia vị
- Cách làm:
- Rửa sạch mướp đắng và cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hết hạt ở trong
- Mướp đắng thái lát mỏng
- Xào to lửa với dầu lạc cho đến khi mướp đắng gần chín
- Cho đậu, muối vào đảo đều (lưu ý là để lửa to) cho đến khi mướp chín
- Mẹ nên ăn 1 lần/ ngày và duy trì một thời gian để có hiệu quả tốt nhất
Sơn sinh dược
- Chuẩn bị 120g sơn sinh dược và 1 lít nước, cho cả 2 nguyên liệu này vào nấu và chắt lấy nước uống thay cho trà. Sau khi đã uống hết nước thì mẹ có thể ăn sơn sinh dược còn lại.
- Chuẩn bị 80g bột sơn sinh dược, 500g bột gạo nếp, 15g xích đậu giã nhuyễn, 20g hạt sen bỏ lõi. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần trộn đều tất cả nguyên liệu trên và chia thành từng viên nhỏ, cho những viên đó vào nấu canh để ăn.
Hai bài thuốc trên đây áp dụng cho bà bầu bị tiểu đường, giúp ổn định đường huyết trong thời gian thai kỳ. Tuy nhiên chưa có hiệu quả kiểm chứng 2 phương pháp trên. Các phương pháp dân gian còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Điều trị tiểu đường thai kỳ theo phác đồ của bác sĩ
Để có thể lên phác đồ điều trị chính xác nhất cho từng mẹ thì các bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm, kiểm tra, thăm khám đồng thời tùy vào tình trạng sức khỏe của từng mẹ.
Theo đó, phương pháp điều trị tiểu đường trong thai kỳ phổ biến nhất hiện nay đó chính là tiêm insuIin. Lượng insuIin được đưa vào cơ thể phụ thuộc vào nhu cầu của từng mẹ.
Chế độ ăn uống khi bị tiểu đường thai kỳ
90% mẹ bầu bị tiểu đường trong thai kỳ có khả năng kiểm soát bệnh nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp vận động. Theo đó, dưới đây là một số lời khuyên dành cho mẹ:
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Nếu như các thực phẩm có chứa carbonhydrates đơn giản khiến mẹ hấp thu lượng đường vào cơ thể nhiều thì carbonhydrates phức tạp sẽ giúp kiểm soát lượng đường máu ở mức ổn định nhờ tốc độ hấp thụ đường chậm. Đó là lý do trong thực đơn hàng ngày mẹ nên bổ sung carbonhydrates phức tạp cùng chất béo bão hòa ít. Cụ thể một số thực phẩm như:
- Hoa quả: táo, cam, lê, đào
- Thực phẩm làm từ đậu
- Ngô
……
Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ như sau:
- Luôn luôn ăn sáng đầy đủ: Bữa sáng dinh dưỡng với ngũ cốc nguyên hạt và sữa chua sẽ giúp mẹ ổn định lượng đường huyết trong cả buổi sáng.
- Bổ sung chất xơ: Trong chất xơ có chứa rất ít carbonhydrat đông thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm những triệu chứng khó tiêu trong thai kỳ.
- Chia 5-6 bữa/ ngày: Thay vì ăn nhiều trong 3 bữa chính thì mẹ nên chia nhỏ từng bữa ăn để hạn chế lượng đường trong máu tăng cao đồng thời giúp insuIin có thời gian để chuyển hóa năng lượng.
- Tuyệt đối không bỏ bữa: Nếu loại bỏ khẩu phần ăn thì lượng đường trong máu sẽ không ổn định. Thay vào đó, mẹ nên chia lượng thực phẩm bổ sung hàng ngày và nên có những bữa ăn nhẹ.
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?
- Cắt giảm thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và thay vào đó mẹ nên sử dụng chất béo từ thực vật như: dầu hướng dương, dầu oliu,…
- Giảm 50% chất bột: Hạn chế tối đa việc ăn xôi nếp, ngũ cốc tinh chế như bột bắp, bột năng,… Mẹ nên chọn những loại chất bột đường chuyển hóa chậm và chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, gạo lứt, gạo mầm,…
- Không nên ăn các loại trái cây nhiều đường: sầu riêng, mít, nho, nhãn,…
- Nói không với đồ quá ngọt và đồ nhiều đường để tránh tình trạng phá vỡ cân bằng đường huyết.
- Không bổ sung các thực phẩm có chứa carbonhydrates đơn giản vì chúng làm lượng đường trong máu nhanh chóng tăng cao, khiến mẹ ăn nhiều hơn. Carbonhydrates đơn giản có trong các thực phẩm như: Bánh mì, cơm, bánh ngọt, đường, kẹo, nước ngọt,…
- Nói không với các loại đồ uống có ga, chè, nước ép trái cây,…bởi đường có trong những thực phẩm này sẽ hấp thụ trực tiếp vào máu, ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể. Và thay vào đó mẹ nên pha loãng nước trái cây với nước để có thể giảm lượng đường trong đó.
Ngoài ra, còn rất nhiều câu hỏi khác mẹ bầu đang thắc mắc như: tiểu đường trong thai kỳ có được ăn khoai lang, tiểu đường thai kỳ uống sữa bầu, tiểu đường trong thai kỳ có được uống nước dừa không, tiểu đường trong thai kỳ có nên ăn chuối, ăn trứng gà, uống nước cam hay trứng vịt lộn… Để có câu trả lời chính xác thì tốt nhất mẹ nên đi thăm khám để có lời khuyên trực tiếp từ bác sĩ.
Lưu ý khi điều trị tiểu đường trong thai kỳ
- Khi biết bị tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ để kiểm soát lượng đường huyết và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi, xét nghiệm máu để theo dõi những thay đổi của hệ thống mạch máu và làm tổn hại đến em bé. Chế độ ăn uống, chế độ sử dụng thuốc trong thời gian này mẹ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị tiểu đường trong thai kỳ cần có sự kết hợp giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên khoa nội tiết (điều trị tiểu đường).
Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ bằng thuốc
Tùy tình trạng bệnh của mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị cụ thể. Theo đó, trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ bác sĩ chủ yếu sử dụng thuốc insuIin bởi đây là loại thuốc an toàn và không qua nhau thai được.
Xây dựng thực đơn khoa học
Nhu cầu năng lượng của mẹ trong thời kỳ mang thai mà đặc biệt là khi bị tiểu đường trong thai kỳ phụ thuộc vào trọng lượng trước, trong khi mang thai đồng thời phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng trước đó. Thông qua đó bác sĩ sẽ điều chỉnh năng lượng được đưa vào cơ thể và xây dựng thực đơn cho mẹ.
Chế độ vận động
Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì cần tập luyện ở mức trung bình và theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ cũng cần lưu ý rằng nhịp tim không được vượt quá 140 lần/ phút và không được tập luyện quá sức. Bơi lội là một gợi ý hữu ích cho mẹ bởi khi bơi, áp lực của các khớp sẽ được giảm đi nhờ sức nâng của nước, điều này sẽ không gây ra các chấn thương ở xương khớp bàn chân, cẳng chân.
Điều quan trọng nhất trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ là mẹ cần được theo dõi sát sao bởi các bác sĩ chuyên khoa và có chỉ định phù hợp.
Trên đây là những thông tin tổng hợp từ A đến Z về căn bệnh tiểu đường thai kỳ, hy vọng nó sẽ giúp mẹ đầu có cái nhìn tổng quát về bệnh, mức độ nguy hiểm của nó và có định hướng cụ thể để bảo vệ bản thân và con yêu