Bệnh thoái hóa cột sống: Nguyên nhân và triệu chứng bạn cần biết

Theo lý thuyết, thoái hóa ở cột sống là một trong những vấn đề thường gặp ở tuổi già. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh lý này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, việc trang bị đúng và đủ kiến thức về bệnh thoái hóa cột sống sẽ giúp mọi người hiểu rõ và chủ động hơn trong việc phát hiện và kiểm soát một cách hiệu quả.

1. Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

Bệnh thoái hóa cột sống là một bệnh lý về xương khớp mãn tính có tốc độ tiến triển chậm. Người bị thoái hóa cột sống sẽ gặp tình trạng: tổn thương ở phần sụn khớp, đĩa đệm (gần thắt lưng), hay hình thành các gai xương làm đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và cột sống cổ.

Thoái hóa cột sống gặp nhiều nhất ở cổ và thắt lưng, gây những cơn đau kéo dài. Theo một số thống kê cho thấy, tỷ lệ người bị thoái hóa cột sống lưng vẫn cao hơn. Lưng là nơi chịu nhiều áp lực của cơ thể từ các hoạt động hàng ngày. Ngoài phần cột sống, thoái hóa cũng có thể xảy ra ở phần sụn khớp, lớp xương dưới sụn hoặc đĩa đệm.

Bệnh thoái hóa cột sống chủ yếu ở vùng cổ và thắt lưng

Thắt lưng và cổ là hai vị trí có nguy cơ thoái hóa cao

Cấu tạo cột sống con người gồm 33 đốt sống và xếp chồng lên nhau:

– Phần dễ bị thoái hóa nhất là các đốt sống từ L1 – L5 (ở thắt lưng)

– Đoạn đốt sống C5 – C7 (đốt sống cổ) cũng là phần dễ bị tổn thương và bào mòn.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống

Chúng ta không thể bỏ qua các nguyên nhân và triệu chứng gây lên bệnh. Vì biết về nguyên nhân giúp người bệnh có thể ngăn ngừa được khả năng mắc bệnh, nắm rõ triệu chứng để chuẩn đoán bệnh và điều trị bệnh sớm hơn.

2.1. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình của bệnh lý này mà người bệnh cần phải nắm rõ:

– Tuổi tác: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh lý này. Lớn tuổi, xương khớp hoạt động kém dần đi, khả năng sản sinh chất dịch khớp cũng hạn chế hơn. Từ đó, các sụn khớp dần bị bào mòn và hình thành gai xương chèn ép vào dây thần kinh.

Nguyên nhân chính dẫn tơi bệnh thoái hóa cột sống là do tuổi tác

Người lớn đuổi – nhóm có tỷ lệ cao nhất mắc thoái hóa cột sống

– Chấn thương: Do các chấn thương mà người bệnh từng gặp trước đó như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động… chưa trị dứt điểm gây lên.

– Công việc: Người thường xuyên phải làm các công việc nặng, ngồi ở một tư thế lâu. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng từ đó dẫn tới thoái hóa.

– Chế độ ăn uống: Ăn uống thiếu dinh dưỡng, không khoa học đặc biệt là thiếu canxi, kali, magie… sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tái tạo sụn khớp, làm đẩy mạnh quá trình thoái hóa.

– Béo phì: Các trường hợp thừa cân, béo phì khiến hệ thống xương khớp chịu nhiều áp lực hơn. Đây cũng là một nguyên nhân gây gia tăng tốc độ thoái hóa.

– Lười vận động: Việc lười thể dục thể thao, vận động cũng khiến cho xương khớp dần trở lên kém linh hoạt và làm hạn chế quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất trong cơ thể.

Xác định được chính xác các nguyên nhân chính gây lên bệnh thoái hóa cột sống sẽ giúp người bệnh chủ động hơn. Từ đó, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh lý này.

2.2. Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống

Tùy thuộc theo vị trí cột sống bị thoái hóa mà người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng riêng. Hai vị trí mắc bệnh phổ biến là: vùng cổ và vùng thắt lưng, sẽ có các triệu chứng lâm sàng phổ biến như:

– Đau nhức phần lưng/thắt lưng: Đây là triệu chứng xuất hiện nhiều nhất ở bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống lưng. Mức độ và tần suất xuất hiện các cơn đau còn phụ thuộc và tốc độ tiến triển của bệnh. Đặc biệt cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh vận động quá sức hay thay đổi thời tiết.

– Tê bì tay chân: Người bệnh thường xuyên cảm thấy tê bì, nhức mỏi hai chân. Triệu chứng này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong các hoạt động thường ngày của người bệnh.

– Vận động khó khăn: Thoái hóa cột sống sẽ gây ra những chèn ép lên dây thần kinh vận động. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ngồi lâu hay cúi lưng. Nặng hơn người bệnh có thể bị những tổn thương vĩnh viễn ở chi dưới và dẫn tới bại liệt.

– Tê cứng lưng khi ngủ dậy: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng sáng khi thức dậy bị tê cứng và khó khăn trở mình ở vùng lưng. Tuy nhiên triệu chứng này có thể giảm khi người bệnh xoa bóp nhẹ nhàng.

Một số triệu chứng ở cổ và thắt lưng của bệnh thoái hóa

Triệu chứng của thoái hóa cột sống ở phần cổ và thắt lưng

– Đau vùng cổ: Giai đoạn đầu, tình trạng đau cứng có thể diễn ra khá đột ngột. Nếu không được khắc phục sớm, sẽ dẫn tới khó cử động, xoay hay nghiêng đầu.

– Giảm lực ở vai và cánh tay: Vai và hai cánh tay là phần chịu ảnh hưởng trực tiếp. Khi bệnh trở nặng lực ở hai tay sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, nghiêm trọng hơn thì người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc cầm, nắm đồ vật.

– Mất cảm giác: Khi bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng mất cảm giác.

3. Thoái hóa cột sống nguy hiểm thế nào?

Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Nếu không được  phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường như:

– Chèn ép các dây thần kinh. Các cơn đau nhức do chèn ép vào dây thần kinh thường có xu hướng lan xuống hông, cẳng chân hay vai và cánh tay khiến người bệnh khó khăn trong vận động và di chuyển.

– Biến dạng cột sống: Khi bị thoái hóa cột sống, người bệnh thường phải cúi, nghiêng người để di chuyển. Khi tình trạng này kéo dài sẽ làm cột sống bị biến dạng, còng, gù…

– Dẫn tới các bệnh về thoát vị, gai cột sống. Nếu không được điều trị kịp thời có thể làm các đầu sụn nhanh bị bào mòn, ảnh hưởng tới đĩa đệm. Từ đó gây lên các vấn đề về thoát vị hay gai xương khớp.

– Thị lực: Đây là một biến chứng khá nguy hiểm ở bệnh lý này. Người bệnh có thể bị: sưng mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhiều, suy giảm thị lực, hay nặng hơn là mù lòa.

– Đau tức ngực: bệnh gây chèn ép dây thần kinh đi qua vùng ngực dễ làm vùng này chịu các cơn đau. Đặc biệt, người cao tuổi biến chứng này có thể gây khó thở.

– Một số biến chứng khác như: đau đầu, chóng mặt hay bị chèn ép tủy sống dẫn đến yếu tứ chi, vận động khó khăn, nặng hơn là liệt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital