Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng chèn dây thần kinh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

 Thoái hóa đốt sống thắt lưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như lão hóa, sai tư thế, thể lực yếu, chấn thương… Tình trạng này có thể gây chèn ép các dây thần kinh dọc cột sống, khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng khó chịu. Vậy thoái hóa đốt sống lưng chèn dây thần kinh có thể gây những triệu chứng gì và cách kiểm soát ra sao?

1. Biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng chèn ép dây thần kinh

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý của xương, khớp có tốc độ tiến triển khá chậm. Trong giai đoạn đầu bệnh thường không có biểu hiện cụ thể, khiến người bệnh không chú ý và dễ bỏ qua.

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng.

– Giai đoạn bệnh mới phát sinh: Bệnh nhân thường chỉ thấy những cơn đau nhẹ hoặc hơi mỏi thắt lưng. Bởi lúc này sụn khớp mới chỉ bắt đầu có dấu hiệu bào mòn. Điều này khiến người bệnh rất dễ nhầm lầm tưởng với cơn đau lưng đơn thuần, dẫn tới chủ quan và khiến bệnh tình chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

– Giai đoạn nặng: Các cơn đau nhức xuất hiện âm ỉ. Bệnh nhân đau nhiều khi làm việc, giảm hoặc hết đau khi nghỉ ngơi, đặc biệt là được nằm nghỉ trên nền cứng. Khả năng vận động suy giảm, người bệnh thường có hiện tượng ê buốt, khó chịu khi mang vác đồ nặng, cứng khớp vào sáng sớm lúc ngủ dậy. Một số trường hợp còn có xuất hiện tiếng kêu lục cục khi người bệnh di chuyển, xoay người.

Càng về sau, thời gian đau nhức càng kéo dài hơn, đau kéo xuống cả vùng mông, cẳng chân, mu bàn chân do xuất hiện tình trạng lồi đĩa đệm gây chèn dây thần kinh tọa. Các cơn đau nhức vùng thắt lưng lan xuống mông và hai chi dưới khiến người bệnh không cúi được, mất thăng bằng, đi lại khó khăn và có thể gây tàn phế.

Thoái hóa đốt sống lưng chèn dây thần kinh biểu hiện ra sao?

Tình trạng chèn dây thần kinh do thoái hóa đốt sống lưng có thể dẫn tới đau nhức vùng lưng, mông đùi,…

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống lưng

Sự thoái hóa của cột sống lưng bao gồm sự hao mọn của các sụn khớp, thoát vị đĩa đệm, xơ hóa các dây chằng. Từ đó làm thay đổi cấu trúc, hẹp khoảng cách giữa các đốt sống và chèn ép các dây thần kinh dọc cột sống lưng. Tình trạng viêm cột sống cũng có thể khiến các dây thần kinh bị tổn thương.

Tình trạng thoái hóa cột sống lưng có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

3.1. Tuổi tác gây thoái hóa đốt sống lưng

Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Bởi tuổi tác càng cao thì cột sống càng suy yếu và tổn thương.

3.2 Thói quen sinh hoạt

Các tư thế không đúng như ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao, vận động hoặc chơi thể thao không đúng cách sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.

3.3 Ăn uống không lành mạnh

Tình trạng thiếu Canxi, Magie, Glucosamine hoặc Collagen kéo dài khiến cột sống dễ bị hư hại, tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng khiến các đốt sống thoái hóa nhanh hơn. Do vậy, hiện nay rất nhiều người mới 30 – 35 tuổi đã bị thoái hóa cột sống, trong khi đó những người già 50 – 60 tuổi xương khớp còn chắc chắn và khỏe mạnh.

3.4 Đặc thù của công việc

Các công việc văn phòng, ngồi nhiều, ít vận động hoặc việc đòi hỏi phải lao động nặng nhọc đều có thể khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý vốn có, khiến cả cơ thể gập cong về phía trước.

3.5 Thoái hóa cột sống do chấn thương

Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động, chấn thương khi té ngã nếu không được điều trị dứt điểm, có thể trở thành tác nhân khiến cột sống bị thoái hóa.

Nguyên nhân gây thoái hóa chèn dây thần kinh

Bế vác nặng, hoạt động sai tư thế có thể tác động xấu đến cột sống lưng.

4. Biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống lưng có chèn ép dây thần kinh là tình trạng khá nguy hiểm. Không chỉ gây các cơn đau nhức mỏi thường xuyên mà nếu không được chẩn đoán và kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

– Rối loạn tiền đình: Khi dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép kéo dài, máu không thể lưu thông lên não gây mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, dẫn đến chứng rối loạn tiền đình.

– Rối loạn vận động: Khi các rễ dây thần kinh các chi bị chèn ép có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng di chuyển và vận động của người bệnh.

– Bại liệt: Nếu cột sống thoái hóa chèn ép vào tủy sống, các chi sẽ bị rối loạn, khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người.

5. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

5.1 Phát hiện bệnh thoái hóa đốt sống lưng chèn dây thần kinh bằng cách nào?

Để chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng và kiểm tra xem có hay không tình trạng chèn ép dây thần kinh, các bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng hiện có của người bệnh và chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng như sau:

– Chụp X-quang thẳng hoặc nghiêng

Chụp cộng hưởng từ (MRI) vị trí cột sống thắt lưng

Xét nghiệm máu

5.2 Các biện pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng chèn dây thần kinh

Chăm sóc tại nhà

Với các trường hợp bệnh thoái hoá cột sống ở mức độ nhẹ, thỉnh thoảng cứng và đau thì thường không cần điều trị. Nếu bị đau người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà như:

– Nghỉ ngơi ngay khi có triệu chứng đau.

– Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, thường là thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

– Thực hiện hoạt động thể chất ở mức độ nhẹ như bơi lội hoặc đi bộ để duy trì sự mềm dẻo và tăng cường sức mạnh cơ bắp, từ đó hỗ trợ cột sống.

– Thay đổi tư thế ngồi, đi và đứng nếu tư thế hàng ngày của bạn không đúng.

– Thực hiện vật lý trị liệu tại nhà với hướng dẫn của các chuyên gia.

Ngoài ra, có thể dùng các phương pháp điều trị thay thế như châm cứu, nắn chỉnh cột sống, xoa bóp, điều trị bằng siêu âm, kích thích điện…

Điều trị bệnh

Nếu tình trạng đau thường xuyên, người bệnh cần điều trị bằng các biện pháp:

– Điều trị bằng thuốc: Gồm thuốc giảm đau kê đơn, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm (chỉ dùng khi đau nặng). Các loại thuốc có thể có tác dụng phụ, vì vậy cần uống theo đơn của bác sĩ.

– Phẫu thuật: Chỉ định phẫu thuật thường được đưa ra nếu người bệnh có các triệu chứng nặng và kéo dài, đã điều trị bằng các biện pháp điều trị khác nhưng không hiệu quả.

Điều trị khi thoái hóa cột sống thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh

Điều trị thoái hóa đốt sống lưng sớm giúp giảm tình trạng đau do chèn ép dây thần kinh.

Khi thấy được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống lưng, cần chăm sóc tốt và điều trị sớm nếu cần thiết để ngăn bệnh tăng nặng, gây chèn ép các dây thần kinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital