Nấm âm đạo là bệnh thường gặp ở phụ nữ với những biểu hiện điển hình là gây ngứa ngáy khó chịu ở vùng âm đạo. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết nấm âm đạo biểu hiện như thế nào, ai là đối tượng thường bị nấm âm đạo và lời khuyên hữu ích khi điều trị bệnh này. Cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Nấm âm đạo là bệnh gì? Bệnh nấm âm đạo biểu hiện thế nào?
Âm đạo của người phụ nữ ở điều kiện khỏe mạnh thường không thích hợp để nấm âm đạo trú ngụ và phát triển. Tuy nhiên khi vì một số tác động nào đó đến từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể khiến nồng độ pH thay đổi, môi trường âm đạo bị mất cân bằng, khi đó nấm âm đạo Candida có điều kiện thuận lợi phát triển vượt tầm kiểm soát và gây nên tình trạng nhiễm trùng nấm men.
Sự phát triển quá mức của nấm Candida dẫn đến kích ứng và gây nên những triệu chứng khó chịu của bệnh nấm âm đạo. Cụ thể những biểu hiện của nấm âm đạo bao gồm:
– Ngứa âm hộ và ngứa âm đạo, cảm giác bỏng hoặc kích ứng, các triệu chứng có thể khó chịu hơn trong quá trình quan hệ tình dục.
– Đau khi quan hệ tình dục.
– Tiết ra khí hư dày, có màu trắng, giống như phô mai.
– Khí hư gắn chặt vào thành âm đạo.
– Có thể tiết dịch trắng đục, dịch tiết đặc biệt hoặc không có dịch tiết.
– Ban đỏ, phù nề và trầy da vùng âm đạo, nặng hơn có thể lan ra cả bẹn vào đùi.
– Đặc biệt, các triệu chứng và dấu hiệu của nấm âm đạo có xu hướng tăng vào tuần trước khi hành kinh.
Các triệu chứng của nấm âm đạo khá giống với các tình trạng phụ khoa nghiêm trọng khác như bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bệnh nhiễm khuẩn âm đạo,… Vì thế việc chuẩn đoán chính xác để mang lại hiệu quả điều trị cao là rất quan trọng. Các triệu chứng của nấm âm đạo có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên quá trình điều trị nấm âm đạo nhanh hay chậm hoặc có thể phát hay không phụ thuộc rất nhiều vào loại thuốc bạn sử dụng và việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ nấm âm đạo, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ Sản khoa kiểm tra và giúp đưa ra chỉ định điều trị đúng, kịp thời.
2. Ai thường bị nấm âm đạo?
Theo nghiên cứu, có tới 75% phụ nữ bị nấm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt là những người thuộc nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ cao bao gồm:
– Người bị bệnh tiểu đường
– Người bị suy giảm miễn dịch
– Phụ nữ mang thai
– Người đang sử dụng kháng sinh phổ rộng
– Người đang sử dụng thuốc có thành phần corticosteroid
– Phụ nữ đang sử dụng các dụng cụ trong tử cung (ví dụ như vòng tránh thai)
– Người có lối sống không lành mạnh, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người
– Không biết cách vệ sinh âm đạo đúng,…
Bệnh nấm âm đạo do nấm Candida thường không gặp ở đối tượng phụ nữ sau mãn kinh. Ngoài ra những người đang dùng liệu pháp hormone toàn thân cũng ít khi gặp phải bệnh lý phụ khoa này.
3. Nấm âm đạo có dễ chữa khỏi không?
Bệnh nấm âm đạo có thể chữa khỏi khi được kiểm tra sớm và có chỉ định điều trị phù hợp. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe khả năng sinh sản sau này như viêm nhiễm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác,…
Vì vậy, khi có những biểu hiện nghi ngờ nhiễm nấm âm đạo, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và hướng dẫn. Tùy vào tình trạng hiện tại của người bệnh bao gồm mức độ nhiễm trùng, tỉ lệ tái phát, tình trạng sức khỏe, kế hoạch mang thai,…các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất.
Khi dùng hết một liệu trình thuốc theo chỉ định, chị em nên đến khám lại theo đúng lịch để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị tiếp nếu bệnh chưa khỏi hoặc không cần điều trị tiếp nếu bệnh đã khỏi hoàn toàn. Nếu bệnh chưa khỏi hoàn toàn, thuốc chưa đủ liều mà chị em không đến bệnh viện thì có thể dẫn đến tình trạng bệnh tái lại và đi tái lại nhiều lần, gây ra biến chứng.
Bên cạnh đó, để tăng khả năng chữa khỏi và giảm nguy cơ tái nhiễm nấm âm đạo sau điều trị, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây.
– Mặc quần lót có đáy bằng cotton cho khả năng thấm hút tốt để hạn chế tình trạng ẩm ướt vùng âm đạo tạo điều kiện vi khuẩn phát triển.
– Phơi quần lót ngoài trời nắng to để các vi khuẩn nấm Candida bị tiêu diệt hoàn toàn, tránh nhiễm lại.
– Vệ sinh âm đạo đúng cách, tránh thụt rửa sâu trong âm đạo vì dễ gây mất cân bằng vi khuẩn do một số lợi khuẩn bị rửa trôi theo dòng nước.
– Không tắm và vệ sinh vùng kín bằng nước quá nóng.
– Tránh mặc quần áo bó sát, tránh mặc quần áo ướt quá lâu (đồ bơi, đồ tập thể dục, trang phục tập luyện,..).
– Không sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết vì dùng kháng sinh nhiều cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nấm âm đạo.
– Chọn sản phẩm vệ sinh âm đạo an toàn, phù hợp với cơ địa.
– Điều trị đồng thời cho cả vợ và chồng vì nếu chồng không được điều trị, khi quan hệ không an toàn vợ dễ bị tái bệnh lại do lây vi khuẩn từ chồng.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về tình trạng nấm âm đạo biểu hiện như thế nào, nhóm đối tượng dễ mắc bệnh và lưu ý khi điều trị. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về bệnh viêm âm đạo này. Nếu có câu hỏi về bệnh viêm âm đạo, hay có nhu cầu thăm khám, điều trị bệnh sớm, bạn có thể liên hệ ngay với TCI để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.