Bệnh lý viêm mũi dị ứng: nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý dễ gặp ở rất nhiều người và gây nên không ít phiền phức trong sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh. Vậy triệu chứng, nguyên nhân, điều trị cũng như phòng ngừa bệnh lý này như thế nào?

1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng khó chịu

Viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng khó chịu

Dị ứng mũi là một loạt các phản ứng của mũi khi tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích thích xuất hiện trong môi trường sống xung quanh. Trên thực tế, có rất nhiều tác nhân gây nên kích thích dị ứng mũi, trong đó phổ biến phải kể đến như:

– Dị ứng mũi do thời tiết: thời tiết chuyển nóng hoặc chuyển lạnh. Mũi không dễ thích ứng với nhiệt độ có thể bị dị ứng. Ngoài ra, các tác nhân có tính chất mùa như bụi hoa, phấn hoa cũng có thể khiến bạn dị ứng.

– Các chất dị ứng ở môi trường trong nhà ở, phổ biến là bụi bặm, lông chó, lông mèo, các loại nấm mốc, gián,….

– Các tác nhân dị ứng có trong không khí, điển hình là các loại phấn hoa từ các loài thực vật khác nhau. Ở Việt Nam, tình trạng dị ứng phấn hoa xảy ra phổ biến vào mùa xuân, đầu hè, thời điểm ra hoa kết trái của nhiều loại cây nên với những ai có cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên này rất dễ bị dị ứng

– Các tác nhân gây dị ứng trong công việc hằng ngày: Ở một số nghề nghiệp đặc thù, bạn có thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như mủ cao su, bột bánh, các hóa chất làm tóc, các dị nguyên có trong động vật, thậm chí trong nhà bếp, cũng có rất nhiều nguyên liệu khiến kích thích dị ứng mũi như hành, tỏi, cần tây,…

Bệnh lý được phân ra làm hai loại chính: dị ứng mũi bất thường và dị ứng  mũi có chu kỳ. Trong đó:

– Dị ứng mũi theo chu kỳ thường có tính chất thời tiết, vào các thời điểm giao mùa. Mũi nhạy cảm có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi,… và dần biến mất khi cơ thể thích nghi quen với kiểu hình thời tiết mới. Kiểu dị ứng này thường lặp đi lặp lại vào cùng một thời điểm qua các năm.

– Dị ứng mũi bất thường: Đây là dạng dị ứng mũi phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng dị ứng có thể xảy ra vào sáng sớm, khi thức dậy gặp luồng gió lạnh, hoặc khi tiếp xúc phải một trong các tác nhân nêu trên, khiến mũi lập tức có phản xạ chảy nước mũi, hắt hơi,.. khó chịu.

2. Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Viêm mũi dị ứng rất dễ nhận biết với một loạt các triệu chứng như:

– Nước mũi trong chảy liên tục, mũi luôn có cảm giác ngứa, kích thích hắt hơi liên tục và nhanh chóng niêm mạc mũi bị sưng nề dẫn đến tắc mũi.

– Vùng da dưới mắt thường sưng, có màu xanh

– Cảm giác về mùi vị thường bị mất đi

– Ngứa tai

– Chảy nước mắt, mắt đỏ.

Đây là những phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân vào mũi và đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên nếu tình trạng dị ứng lặp lại liên tục và các phản xạ này diễn ra ở mức độ quá thường xuyên sẽ thành quá phát và gây hại ngược lại cho cơ thể. Viêm mũi dị ứng có thể diễn biến thành một loạt các biến chứng nguy hiểm như:

Viêm mũi xoang: Đây là biến chứng phổ biến và thường gặp nhất do niêm mạc thường xuyên bị kích thích dễ bị nhiễm trùng, viêm sâu vào các xoang.

– Biến chứng bệnh lý mắt như viêm kết mạc, ngứa mắt đo các dịch mũi liên tục bị đẩy lên vùng mắt.

– Biến chứng bệnh lý về tai, đặc biệt là viêm tai giữa.

Ngoài ra, người bị viêm mũi dị ứng còn có thể bị hen suyễn, viêm họng, rối loạn giấc ngủ,…

3. Điều trị dị ứng mũi

Để điều trị nội khoa, bạn cần tới thăm khám bác sĩ và kê đơn thuốc

Để điều trị nội khoa, bạn cần tới thăm khám bác sĩ và kê đơn thuốc

Để điều trị dị ứng mũi, có rất nhiều cách khác nhau:

3.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc có thể điều trị tình trạng di ứng như thuốc kháng histamin, thuốc chống xung huyết,… các dạng thuốc nhỏ, xịt đường mũi,… Tuy nhiên đối với cơ địa dị ứng của mỗi người là rất khác nhau. Chính vì vậy việc tự ý sử dụng thuốc là vô cùng nguy hiểm bởi sử dụng sai có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ ảnh hưởng tới tính mạng. Chính vì thế, hãy thăm khám và được kê đơn bởi bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

3.2. Điều trị bằng tránh tác nhân dị ứng

Trong rất nhiều trường hợp, việc điều trị vô cùng đơn giản đó chính là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Ngăn ngừa được nguyên nhân, cơ thể có thể tự cân bằng và biến mất các triệu chứng gây dị ứng.

4. Phòng ngừa dị ứng mũi

Không chỉ với người lớn mà trẻ em cũng có thể bị viêm mũi dị ứng

Không chỉ với người lớn mà trẻ em cũng có thể bị viêm mũi dị ứng

Các phương pháp điều trị dị ứng mũi hiện này đều không thể điều trị triệt để bệnh và hoàn toàn có thể tái lại khi gặp các tác nhân kích thích. Bởi vậy đối với người dị ứng mũi, việc phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh rất nhiều. Phòng bệnh tốt, khả năng tái phát càng thấp. Dưới đây là một trong những cách hiệu quả giúp bạn phòng bệnh:

4.1. Tự tăng cường đề kháng cho bản thân

Tăng cường đề kháng cho bản thân bằng cách bổ sung dinh dưỡng cân đối, đầy đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, thích ứng nhanh với các thay đổi đột ngột của thời tiết cũng như phản ứng nhanh khi có các tác nhân gây hại xâm nhập, hạn chế các triệu chứng dị ứng.

Bên cạnh đó, cần chủ động bảo vệ cơ thể trong những thời điểm nhạy cảm về thời tiết: giao mùa, mùa lạnh, mùa quá nóng. Trong đó, cần giữ ấm cơ thể vào các thời tiết lạnh, đặc biệt vùng mũi họng, cổ, ngực và bàn chân. Đối với những người dễ bị ứng, hãy cẩn trọng khi vừa ngủ dậy bởi rất nhiều khi hít phải làn gió lạnh hoặc các luồng không khí khô đột ngột cũng sẽ khiến mũi bị kích thích. Hãy xoa hai bàn tay, làm ấm vùng mũi, mặt khi ngủ dậy và trước khi bước ra khỏi giường.

4.2. Đeo khẩu trang, chủ động bảo vệ mũi

Một chiếc khẩu trang đạt chuẩn sẽ giúp bạn hạn chế khói bụi, các tác nhân trong không khí như phấn hoa, nấm mốc,… đồng thời giúp bạn giữ ấm hơi thở của mình. Nhất là khi di chuyển ngoài đường, làm việc trong môi trường bụi bặm thì việc đeo khẩu trang sẽ mang lại rất nhiều lợi ích bảo vệ cho bạn.

4.3. Hạn chế các động tác tác động vào mũi

Nghe vô lý nhưng chính xác bạn cần hạn chế mọi động tác tác động vào mũi như véo mũi, ngoáy mũi, bóp mũi,… Các động tác này vô tình sẽ khiến các tác nhân thâm nhập vào mũi một cách dễ dàng hơn, đồng thời cũng là các động tác dễ khiến mũi bị kích ứng nhất.

4.4. Giữ vệ sinh tai mũi họng mỗi ngày

Vệ sinh tai mũi họng hàng ngày giúp giảm sự phát triển của các vi sinh vật gây hại và sự tích tụ của bụi bặm và các dị nguyên trong vùng tai mũi họng.

Đối với mũi, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh. Với vùng miệng họng, sử dụng thuốc đánh răng và các nước súc miệng chuyên dụng. Với tai, dùng tăm bông để tiến hành vệ sinh.

Như vậy với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, điều trị cũng như cách phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này cho bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital