Thuốc viêm mũi dị ứng và lưu ý cần thiết khi điều trị

Tham vấn bác sĩ

Thuốc viêm mũi dị ứng được bác sĩ kê theo tình trạng bệnh lý và thể trạng của người được điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý việc kiểm soát sự tiếp xúc với dị nguyên và có kế hoạch nâng cao đề kháng, bổ sung dinh dưỡng phù hợp.

1. Viêm mũi dị ứng và việc sử dụng thuốc điều trị

1.1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm nhiễm vùng niêm mạc mũi, hình thành do cơ thể dị ứng với các dị nguyên từ môi trường, khiến người bệnh thường xuyên hắt hơi, ngứa, ngạt, chảy mũi, mệt mỏi và mang nhiều biểu hiện của bệnh hô hấp trên nói chung theo từng giai đoạn. Bệnh lý này được chia thành 2 dạng chủ yếu, là tình trạng bệnh quanh năm hoặc theo mùa.

Các tác nhân hình thành bệnh lý viêm mũi dị ứng khá đa dạng, thường từ không khí hoặc là các tác nhân thường tồn tại trong nhà hay môi trường làm việc như: khí hậu, bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa mỹ phẩm, nấm mốc, thuốc,… Do liên quan đến đề kháng và thể dị ứng, nên thông thường, mỗi người bệnh lại có các dị nguyên khác nhau. Tỷ lệ nồng độ dị nguyên cũng là điều kiện khiến bệnh hình thành hoặc không với mỗi cơ thể.

Bệnh viêm mũi dị ứng thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp với cơ thể, nhưng thường khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu. Tình trạng viêm mũi dị ứng khi không được giải quyết sớm cũng có thể là nguyên nhân gây nên các biến chứng về bệnh đường hô hấp như: viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản,… và ảnh hưởng lâu dài người bệnh. Chính vì thế, điều trị sớm và đúng cách là điều cần thiết được các bác sĩ khuyến cáo với các cá nhân có bệnh lý này.

Thuốc viêm mũi dị ứng bao gồm các loại nào

Viêm mũi dị ứng gây mệt mỏi, nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

1.2. Điều trị cho người bệnh với thuốc viêm mũi dị ứng

Việc sử dụng thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứng là phương pháp phổ biến được đề xuất với bệnh lý này. Hiện nay, hầu như các trường hợp mắc bệnh lý này đều được hướng đến phương pháp điều trị nội khoa. Bên cạnh đó, hiếm hoi các trường hợp biến chứng nặng đến các cơ quan lân cận phải điều trị ngoại khoa. Các trường hợp bệnh nặng, liên quan đến dị hình cấu tạo mũi có thể được xem xét chỉ định phẫu thuật.

Trước khi kê đơn cho người bệnh bị viêm mũi dị ứng, bác sĩ thực hiện chẩn đoán bệnh lý thông qua các triệu chứng lâm sàng, khai thác bệnh sử, nội soi mũi, chụp CT Scan khi cần thiết. Trong chẩn đoán, việc tìm yếu tố dị ứng thông qua các xét nghiệm kiểm tra cũng rất quan trọng. Thông qua các thao tác này, bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị phù hợp cho bệnh nhân cũng như dặn dò cần thiết trong quá trình điều trị.

Các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng thường được kê với người bệnh bao gồm:

– Thuốc kháng histamin làm giảm triệu chứng với các phản ứng dị ứng.
– Thuốc hỗ trợ thông mũi, giúp làm co mạch, cải thiện tình trạng ngạt mũi, sổ mũi.
– Thuốc corticoid dạng xịt hoặc dạng uống nhằm hạn chế các triệu chứng khó chịu
– Thuốc vệ sinh mũi
– Kháng sinh chỉ định với trường hợp viêm mũi dị ứng có tình trạng bộ nhiễm vi khuẩn.

bác sĩ khám kê Thuốc viêm mũi dị ứng

Thăm khám cẩn trọng để xác định bệnh lý và chỉ định điều trị cho nguồi bị viêm mũi dị ứng

2. Những lưu ý cần nhớ khi điều trị viêm mũi dị ứng

2. 1. Dùng thuốc viêm mũi dị ứng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

Các bác sĩ cho biết, bệnh lý viêm mũi dị ứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, biểu hiện lâm sàng của mỗi người mỗi khác và có sự thay đổi theo môi trường, cơ địa, … Chính vì thế, không thể áp dụng một phương thức điều trị chung.

Với mỗi người bệnh, cần có sự chẩn đoán kỹ càng, điều trị phù hợp với thể trạng, triệu chứng bệnh lý riêng. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng dễ nhầm lẫn với nhiều nhiều bệnh lý hô hấp khác. Việc tự ý bắt bệnh, dùng thuốc có thể không đúng bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài. Do đó, cần dùng thuốc phù hợp theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám cụ thể bệnh viêm mũi dị ứng.

2.2. Cách điều trị với bệnh viêm mũi dị ứng

Điều trị viêm mũi dị ứng được chia thành 2 nhóm: điều trị đặc hiệu nhằm tác động vào dị nguyên và kháng thể dị ứng, điều trị không đặc hiệu nhằm tác động và các hoạt chất trung gian và triệu chứng lâm sàng.

Với việc điều trị đặc hiệu, bệnh nhân cần thực hiện tránh tiếp xúc với dị nguyên hoặc sử dụng phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu. Trong đó, việc giảm mẫn cảm đặc hiệu thường có tính khả quan và tác dụng tốt hơn. Các bác sĩ có thể dùng tiêm dưới da hoặc dùng thuốc dưới lưỡi, hoặc nhỏ tại mũi nhằm tăng cường miễn dịch cho người bệnh.

Điều trị không đặc hiệu là cách sử dụng thuốc nhằm ngăn ngừa triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh với các thuốc điều trị phù hợp với bệnh nhân. Việc tăng cường thể trạng thông qua thuốc cũng được xem xét nhằm giúp người bệnh củng cố miễn dịch và điều trị hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng nhắc nhở bệnh nhân vấn đề sinh hoạt, ăn uống nhằm công tác phục hồi thể trạng và bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Đây là điều quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình điều trị, phục hồi cho người bệnh.

3. Hướng dẫn phòng ngừa thể viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thuộc về hệ miễn dịch thể trạng. Chính vì thế, các thuốc chữa viêm mũi dị ứng kể trên cùng các biện pháp kết hợp không phải là phương pháp trị dứt điểm bệnh. Do đó, việc phòng ngừa bệnh tái phát là điều cần thiết mà các bác sĩ luôn nhắc nhở người bệnh. Thực hiện phòng viêm mũi dị ứng với những lưu ý như sau:

– Tránh việc tiếp xúc với các dị nguyên đối với cơ thể
– Chú ý thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh chăn, màn, rèm, hút bụi,… Sử dụng máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm hoặc tinh dầu có thể phù hợp với nhiều người nhằm hạn chế viêm mũi dị ứng quay trở lại.
– Với các các nhân dễ dị ứng, cần cân nhắc khi nuôi thú cưng có lông.
– Không lạm dụng đơn thuốc cũ trong điều trị, cần thăm khám cẩn thận và dùng thuốc theo sắp xếp chỉ định của bác sĩ. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc điều trị.
– Bảo vệ tai mũi họng, giữ ấm khi lạnh và tạo độ ẩm phù hợp trong thời tiết hanh khô.

dùng khẩu trang cùng thuốc viêm mũi dị ứng đúng cách

Bảo vệ mũi họng là điều cần thiết nhằm tránh viêm mũi dị ứng

Nhận định chung:

Nhìn chung, viêm mũi dị ứng cần kết hợp việc sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng và các viện pháp ngăn ngừa dị nguyên, tăng cường đề kháng. Việc sử dụng thuốc với mỗi người bệnh là khác nhau và cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám.. Do đó, để điều trị bệnh nhanh, tránh biến chứng, người bệnh nên đến các cơ sở tai mũi họng để thăm khám và điều trị cần thiết. Tuyệt đối không nên để bệnh lâu ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, đồng thời, dễ hình thành các nguy cơ biến chứng lâu dài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital