Hiện nay, miền Bắc đang bước vào thời điểm giao mùa hè – thu, không khí ô nhiễm kèm mưa nắng thất thường là nguyên nhân dẫn đến bệnh cảm cúm gia tăng. Trong đó, bà bầu là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Vậy bà bầu bị cúm có sao không?
Menu xem nhanh:
1. Bà bầu bị cúm có sao không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus cúm và một số loại virus khác có thể gây dị tật cho thai nhi khi thai phụ mắc bệnh. Nguy cơ này đặc biệt cao khi nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ.
– Cúm do nguyên nhân là Virus Rubella: có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt và hệ thần kinh, với tỷ lệ lên đến 90%. Để phát hiện sớm, cần thực hiện xét nghiệm Rubella IgM và IgG.
– Bệnh cúm mùa: có khả năng gây sảy thai hoặc thai chết lưu. Sau khi mắc bệnh, thai phụ cần được theo dõi sự phát triển của thai nhi thông qua siêu âm và các xét nghiệm khác.
Bà bầu bị cúm có sao không? Câu trả lời là: có! Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể mẹ, thai nhi còn chịu nhiều ảnh hưởng do virus và 1 số thành phần của thuốc (nếu mẹ bầu dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ). Vì thế, chị em phụ nữ khi dang mang thai cần đặc biệt cẩn trọng hơn trong thời điểm thời tiết chuyển mùa như hiện nay.
2. Mẹ bầu cần làm gì nếu nghi ngờ, phát hiện mình bị cúm?
2.1. Đi khám bác sĩ
Việc phụ nữ mang thai đi khám bác sĩ sớm là rất quan trọng và cần thiết. Khi đi khám, bác sĩ sẽ nắm bắt được tình trạng của mẹ, thực hiện xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây cảm cúm. Đồng thời, việc đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu cúm còn giúp:
– Xác định sức khỏe của mẹ và thai nhi: Khám bác sĩ sớm giúp xác định sức khỏe tổng thể của bà bầu và đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
– Theo dõi sự phát triển của thai nhi: Khám bác sĩ sẽ cho phép theo dõi sự phát triển của thai nhi qua các siêu âm và các xét nghiệm khác. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và vitamin: Bác sĩ có thể đề xuất chế độ ăn uống và bổ sung vitamin phù hợp để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tối ưu cho mẹ và thai nhi.
– Phòng ngừa và điều trị các bệnh lý: Khám bác sĩ sớm giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ và nhiều vấn đề khác một cách kịp thời.
– Cung cấp thông tin và hỗ trợ tư vấn: Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin hữu ích về chăm sóc bản thân, quy trình thai kỳ và hỗ trợ tư vấn về các vấn đề liên quan đến mang thai.
2.2. Cách tự làm giảm triệu chứng cúm tại nhà an toàn cho bà bầu
Dưới đây là 1 số biện pháp giảm các triệu chứng cúm tại nhà, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:
– Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc: Trong quá trình điều trị cúm tại nhà, hạn chế công việc nặng và giảm sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Thay vào đó, dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.
– Tăng độ ẩm cho không khí xung quanh: Virus cúm tồn tại lâu hơn trong không khí khô, điều này làm tăng khả năng lây lan của virus. Đặc biệt vào mùa lạnh, nhiệt độ thấp làm giảm độ ẩm trong không khí. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, cần tăng độ ẩm trong nhà bằng cách sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt các bình nước trong phòng.
– Xông hơi để làm thông thoáng đường hô hấp: Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bạn có thể xông hơi bằng cách đun nước sôi, cho tinh dầu hoặc lá dược liệu và hít thở hơi nước trong vòng 30 giây. Điều này giúp làm thông thoáng đường hô hấp và giảm tắc nghẽn, mang lại cảm giác thoải mái.
– Sử dụng túi chườm nhiệt: Đặt một khăn ấm lên trán và mũi để giảm đau đầu và đau xoang. Phương pháp này có thể giúp chữa cúm tại nhà hiệu quả.
– Súc miệng và vệ sinh mũi bằng nước muối: Rửa miệng với nước muối loãng giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ sau cổ họng và có tác dụng diệt khuẩn. Sử dụng nước muối để súc miệng và vệ sinh mũi giúp giảm triệu chứng đau họng và viêm nhiễm cổ họng.
– Uống đủ nước: Cúm có thể gây mất nước do triệu chứng như nôn mửa hoặc tiêu chảy. Hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc đồ uống bổ sung chất điện giải.
– Ưu tiên thức ăn dạng lỏng và ấm: Khi mắc cúm, bạn có thể gặp sốt, ho, đau đầu, đau họng và mệt mỏi. Hãy ăn những món ăn dễ tiêu hóa và ấm như canh, cháo hoặc súp gà. Canh là một lựa chọn tốt, nó cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung nước, làm dịu đau họng và giảm tắc nghẹt mũi.
Như vậy, bằng cách áp dụng những biện pháp trên, bạn có thể nhanh chóng hồi phục từ cúm tại nhà và cảm thấy tốt hơn. Hãy tận dụng những phương pháp đơn giản này để chăm sóc sức khỏe của mình trong quá trình điều trị cúm.
2.3. Chú ý các loại thuốc không nên dùng cho mẹ bầu
Cảm cúm là bệnh có thể tác động xấu đến thai nhi. Đồng thời, thuốc điều trị cảm cúm cũng là 1 trong những tác nhân gây ra biến chứng thai kì, dị tật ở thai nhi. Vì thế, mẹ bầu không tự ý dùng thuốc tại nhà. Trong đó có 1 số thuốc cần lưu ý như:
– Thuốc chống virus có thể gây dị tật bẩm sinh. Aspirin gây chảy máu thai nhi.
– Các chất tiêu đờm trong thuốc ho, cảm có liên quan đến biến chứng ở thai nhi.
3. Bảo vệ mẹ bầu khỏi cúm mùa
Trong thời điểm giao mùa hiện nay, mẹ bầu nên tự nâng cao ý thức bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm mùa. Nếu mẹ chưa biết làm như thế nào, hãy tham khảo 1 số biện pháp sau đây:
– Tiêm vaccine phòng cúm theo lịch hằng năm để bản thân có kháng thể ngăn chặn virus cúm mùa.
– Chăm sóc sức khỏe toàn diện: Ăn uống dinh dưỡng, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, tập thể dục để tăng cường trao đổi chất.
– Dùng nước muối súc miệng và rửa tay thường xuyên bảo đảm vệ sinh cá nhân.
– Khi trời trở lạnh, bạn hãy mặc đủ ấm.
– Giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng không đáng có.
Trên đây, bài viết đã giải đáp chi tiết chủ đề bà bầu bị cúm có sao không? Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc hay quan tâm đến gói thai sản tại Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin liên hệ để chúng tôi hỗ trợ sớm nhất.