Bệnh viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ đem đến những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống của trẻ. Trẻ mắc viêm loét niêm mạc miệng gặp khó khăn trong giao tiếp, khiến các con mệt mỏi và quấy khóc. Bố mẹ hãy nắm chắc những kiến thức về bệnh và triệu chứng khi bé bị viêm loét niêm mạc miệng để kịp thời điều trị.
Menu xem nhanh:
1. Viêm loét niêm mạng miệng là bệnh gì?
Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng và vùng lưỡi. Niêm mạc miệng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ nếu không sẽ dẫn đến các viêm nhiễm. Tình trạng viêm trong miệng được gọi là viêm loét niêm mạc miệng. Bệnh có thể bắt đầu từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm nhiễm có thể trong trạng thái có mủ hoặc không. Tuy nhiên đều đem đến trạng thái đau đớn. Bé bị viêm loét niêm mạc miệng rất thường xuyên bởi hệ miễn dịch còn non yếu, vấn đề vệ sinh khoang miệng khó khăn hơn người lớn. Bệnh sẽ cản trở chức năng ăn uống và nói chuyện của trẻ.
2. Nguyên nhân viêm loét niêm mạc miệng
Lớp niêm mạc của bé mỏng và dễ bị tổn thương, dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố có nguy cơ cao khiến trẻ mắc bệnh:
– Trẻ đang điều trị ung thư, hóa trị, xạ trị là đối tượng dễ mắc bệnh. Có tới 40% bệnh nhân ung thư khi hóa trị sẽ bị viêm loét niêm mạc miệng.
– Bỏng nhiệt khi trẻ ăn thức ăn quá nóng
– Chấn thương đụng đập
– Dị vật xiên vào khoang miệng. Trẻ thường tò mò về thế giới quan nên thường đưa dị vật vào miệng, một số trẻ đã đi học có thói quen cắn bút. Dị vật gây tổn thương niêm mạc miệng và gây viêm nhiễm.
– Lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng không phù hợp khiến trẻ dễ bị loét niêm mạc miệng
– Do nhiễm khuẩn. Trẻ thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể có nguy cơ cao mắc bệnh.
– Virus gây viêm miệng với hình thái ban đầu là các mụn nước rồi chuyển thành các vết loét thường gặp ở môi, mép
– Xuất phát từ các vấn đề răng miệng: sâu răng, viêm tủy răng,…
– Các nguyên nhân khác như: viêm tủy xương hàm, nhiễm khuẩn tuyến nước bọt,…
– Trẻ bị dị ứng thức ăn
Nhìn chung, trẻ có thể bị viêm loét niêm mạc miệng từ nhiều nguyên nhân. Với những trẻ có bệnh án đặc biệt là ung thư đang trong quá trình hóa trị, xạ trị thì càng cần chú ý. Các vết viêm loét thường không quá lớn nhưng lại khiến cho trẻ rất đau đớn.
3. Dấu hiệu gây viêm loét niêm mạc miệng
– Nếu do virus thì có thể đem đến triệu chứng sốt, nổi hạch, viêm họng
– Trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, ảnh hưởng tâm lý của cả em bé và phụ huynh
– Vết loét mới (aphthe nhỏ) có đường kính dưới 1cm, nằm rời rạc, thường tự biến mất khoảng dưới 2 tuần
– Vết loét lớn (aphthe lớn) có viêm hạch ngoại viên, vết loét có đường kính trên 1cm, chậm liền, dai dẳng vài tuần, để lại sẹo
– Hình thái vết loét: các vết loét viêm niêm mạc miệng có màu đỏ quanh viền, trung tâm có màu vàng, có thể có dịch mủ hoặc không
– Trẻ đau nhiều, dữ dội khoảng 2 – 3 ngày đầu, những ngày sau giảm dần, bệnh trở nên dai dẳng, kéo dài
– Khô miệng, nước bọt trẻ đặc
– Tăng tiết dịch nhờn
– Biểu hiện trên nướu: nướu nóng, sưng đỏ
– Dễ chảy máu miệng
– Nóng, đau khi ăn uống, nói chuyện
– Trường hợp nặng, có thể hình thành ổ áp xe dưới lưỡi.
Ngoài các biểu hiện tại chỗ như trên, bố mẹ có thể chú ý đến các biểu hiện toàn thân như:
– Bỏ ăn, chán ăn
– Tăng nhiệt nhẹ
4. Điều trị thế nào khi trẻ bị viêm loét niêm mạc miệng
Bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh qua việc quan sát các triệu chứng tại chỗ và thăm hỏi biểu hiện bệnh qua người chăm sóc trẻ. Việc điều trị gồm có:
– Điều trị nguyên nhân
– Vệ sinh răng miệng
– Dùng thuốc tại chỗ
Đa phần trẻ bị viêm loét niêm mạc miệng có thể tự khỏi sau vài ngày, nên nếu dùng thuốc, thường là các loại thuốc giảm đau và giúp trẻ thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bé có thể được điều trị bằng các biện pháp như:
– Dùng thuốc bôi paste 0,1% triamcinolone
– Được xoa amlexanox lên vết loét
– Súc miệng dexamethasone elixir 0,5 mg/5mL. Chú ý, nước súc miệng chứa ethanol không được sử dụng vì nó có thể gây viêm miệng.
– Chỉ định cho trẻ dùng thuốc tê và các lớp phủ bảo vệ niêm mạc
– Uống kháng sinh điều trị duy trì, giảm nguy cơ tái phát
– Nếu sốt cao có thể được truyền nước, dùng thuốc hạ sốt
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể đem đến các biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ như:
– Nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng máu và nấm cao hơn
– Quá trình điều trị ung thư bị kéo dài và khó khăn hơn
– Giảm, mất cảm giác thèm ăn, thiếu dinh dưỡng
5. Phòng ngừa bệnh sớm cho trẻ
Bố mẹ có thể chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ từ những biện pháp đơn giản như:
– Đảm bảo vấn đề vệ sinh răng miệng của trẻ
– Uống đủ nước, giữ cho khoang miệng đủ ẩm và cơ thể mát, đủ nước. Có thể bổ sung hoa quả, nước hoa quả cho trẻ.
– Lưu ý lựa chọn các loại kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp
– Giảm đường trong khẩu phần ăn của trẻ
– Tránh cho trẻ ăn đồ cay nóng, quá mặn, quá cứng
– Giữ liên hệ với các bác sĩ để được hướng dẫn điều trị kịp thời khi trẻ có dấu hiệu mắc và tăng nặng các triệu chứng
– Sử dụng bàn chải lông mềm để bảo vệ lớp niêm mạc
– Hạn chế cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa, thay vào đó có thể sử dụng bàn chải kẽ với lông mềm
– Luôn theo dõi khoang miệng trẻ vì bệnh có nguy cơ tái phát
Viêm loét niêm mạc miệng chỉ là bệnh lý đơn giản nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu không, nó sẽ là căn nguyên dẫn đến những bệnh lý khác phức tạp hơn. Với trẻ em, việc điều trị bệnh nhanh chóng càng trở nên cần thiết hơn để đảm bảo quá trình ăn uống, nạp năng lượng, dinh dưỡng cho trẻ. Lựa chọn Thu Cúc TCI để chăm sóc sức khỏe răng miệng và toàn thân cho trẻ tốt hơn. Nơi đây có các bác sĩ Nhi khoa, Nha khoa hàng đầu, giàu kinh nghiệm và có nhiều năm làm việc tại các bệnh viện lớn. Bố mẹ luôn được hỗ trợ 24/24, khám bệnh không chờ đợi khi đặt lịch trước.