Bệnh viêm niêm mạc miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Bệnh viêm niêm mạc miệng là tình trạng thường gặp ở tất cả mọi người. Mặc dù viêm niêm mạc miệng không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng luôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau đớn mỗi khi mắc phải. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin chi tiết về căn bệnh niêm mạc miệng này.

1. Đôi nét về bệnh viêm niêm mạc miệng

Niêm mạc là lớp bao phủ xung quanh lưỡi và khoang miệng. Khi phần này bị tổn thương, viêm loét sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn trong quá trình giao tiếp và ăn uống.

Bình thường, lớp niêm mạc miệng sẽ có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, khi niêm mạc bị viêm và nhiễm trùng sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm kèm theo triệu chứng sưng đỏ, đôi khi chảy máu. Một số trường hợp viêm niêm mạc miệng nặng có thể gây mủ ở bên trong khoang miệng.

Khi mắc phải căn bệnh này, các bạn sẽ trải qua những giai đoạn sau:

– Giai đoạn đầu: Lớp niêm mạc miệng xuất hiện 1 hoặc nhiều đốm nhỏ có kích cỡ khoảng 1 – 2mm và có màu đỏ hồng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy hơi ngứa và đau nhẹ. Sau đó, các nốt viêm loét to dần và nổi gồ lên, bên trong xuất hiện những đốm trắng nhợt kèm nhiều dịch tiết.

– Giai đoạn tiến triển: Khi các các nốt viêm loét niêm mạc lan rộng sẽ tạo thành những đốm to có kích thước từ 2 – 3mm. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị hoại tử gây viêm loét toàn bộ khoang miệng. Giai đoạn tiến triển này thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày, có khi lên đến cả tháng.

Nếu viêm niêm mạc được phát hiện và điều trị sớm thì các vết loét sẽ nhanh phục hồi. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài mà không điều trị thì niêm mạc miệng sẽ bị tổn thương trầm trọng và thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.

Viêm niêm mạc miệng là căn bệnh thường gặp

Viêm niêm mạc miệng là căn bệnh thường gặp

2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm niêm mạc miệng

Theo các bác sĩ, những nguyên nhân chính gây ra viêm niêm mạc miệng là:

– Tác động của các chất hóa học như nước súc miệng quá đậm đặc, axit, sử dụng nhiều kem đánh răng nhưng súc miệng chưa sạch.

– Đánh răng quá mạnh sẽ làm trầy xước lớp niêm mạc miệng.

– Những căng thẳng và áp lực trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày.

– Các loại virus và vi khuẩn tấn công khiến niêm mạc miệng bị viêm, nhiễm trùng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm niêm mạc miệng

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh niêm mạc miệng

3. Biểu hiện của bệnh niêm mạc miệng

Triệu chứng của bệnh này là bên trong niêm mạc miệng xuất hiện 1 hoặc nhiều đốm trắng có kích cỡ 1 – 2mm. Những đốm trắng này sẽ to dần và hơi mọng nước. Một vài ngày sau, chúng sẽ đồng loạt vỡ ra và tạo thành vết loét. Để lâu, vết loét này sẽ to dần và có khi đến 10mm làm ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động giao tiếp và ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Khi bị bệnh này, lớp niêm mạc miệng thường bị sưng nóng, viêm nhiễm, đỏ đau và lở loét vô cùng khó chịu, đặc biệt là khi nhai nuốt, ăn uống. Với những trường hợp bị viêm niêm mạc miệng nhẹ, các bạn sẽ thấy những vết loét ở niêm mạc miệng và lưỡi. Khi bị viêm mạc miệng cấp, các bạn sẽ thấy các nốt trong khoang miệng sưng to, tấy đỏ và rất đau, thậm chí là nổi hạch góc hàm, sốt cao, ăn uống khó khăn. Khi nốt viêm loét niêm mạc miệng chuyển sang màu trắng và đỡ đau hơn là lúc bệnh bắt đầu giảm.

Các bạn nên đi khám bệnh viêm niêm mạc miệng để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Các bạn nên đi khám bệnh viêm niêm mạc miệng để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

4. Cách điều trị bệnh niêm mạc miệng hiệu quả

Để làm giảm tổn thương và ngăn ngừa sự tiến triển của viêm niêm mạc miệng, người bệnh cần phải thực hiện những biện pháp sau:

Chăm sóc răng miệng sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Đánh răng sau mỗi bữa ăn, sử dụng chỉ nha khoa và dùng gel bôi chuyên dụng ít nhất 2 lần/ ngày sẽ giúp cải thiện hiện tượng viêm, nhiễm trùng hiệu quả.

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như chanh, khế, xoài, quất, cam,… để giúp bảo vệ răng miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và tăng cường sức đề kháng.

– Khi bị viêm niêm mạc miệng nặng, các bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, những loại thuốc kháng sinh này có thể gây ra một số tác dụng phụ nên các bạn phải hết sức thận trọng khi sử dụng.

– Không ăn thực phẩm cay nóng, nhiều đường, quá mặn vì có thể khiến các vết loét trở nên trầm trọng hơn.

– Không nặn bóp vết loét hoặc mụn nước trong khoang miệng.

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về viêm niêm mạc miệng. Ngay khi thấy biểu hiện của căn bệnh này, các bạn nên tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital